1. Ông Hải từng có thời gian hành nghề luật sư, tuy nhiên ông đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư. Vừa qua, ông nộp hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng nhưng nhận được thông báo bằng văn bản về việc từ chối tiếp nhận hồ sơ với lý do không đủ điều kiện thực hiện. Ông Hải muốn biết việc từ chối nhận hồ sơ của ông có đúng hay không?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Người yêu cầu tập sự hành nghề công chứng thuộc trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 13 của Luật Công chứng, gồm:
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý;
+ Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành;
+ Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Người đang là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Căn cứ quy định nêu trên, ông Hải thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng, do đó, việc từ chối của cơ quan tiếp nhận hồ sơ là đúng quy định pháp luật.
2. Anh Nam vừa tốt nghiệp lớp đào tạo nghề công chứng. Hiện anh đang làm thủ tục đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại một Văn phòng công chứng tại địa phương. Tuy nhiên, vì lý do cá nhân đang bị hạn chế di chuyển nên anh muốn biết mình có phải bắt buộc đến nộp hồ sơ trực tiếp hay không và thành phần hồ sơ gồm giấy tờ gì?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện và thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính như sau:
Trình tự thực hiện:
- Người yêu cầu tập sự hành nghề công chứng nộp hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
- Sở Tư pháp ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách Người tập sự hành nghề công chứng của Sở Tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng theo Mẫu TP-TSCC-01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BTPngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).
Như vậy, anh Nam có thể nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện; thành phần hồ sơ theo quy định nêu trên.
3. Chị Huệ đang tập sự hành công chứng tại Văn phòng công chứng T.H. Tuy nhiên, khi mới tập sự được 02 tháng thì Văn phòng công chứng T.H giải thể. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, chị Huệ muốn biết chị có được đăng ký thủ tục thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay không?
Trả lời:
Thủ tục thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tổ chức hành nghề công chứng này sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện như sau:
Người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 04/2015/TT-BTP, gồm:
- Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Công chứng;
- Công chứng viên hướng dẫn tập sự chết, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hoặc công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Điều 10 của Thông tư số 04/2015/TT-BTP và tổ chức hành nghề công chứng không có công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự.
Căn cứ quy định nêu trên, Văn phòng công chứng nhận chị Huệ tập sự đã giải thể, do đó, chị Huệ có thể thực hiện thủ tục thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng.
4. Ông Lý muốn đăng ký thủ tục thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh. Nhưng ông băn khoăn không rõ thời hạn giải quyết có mất nhiều thời gian hay không và trình tự, thành phần hồ sơ như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tổ chức hành nghề công chứng này sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện và thời hạn giải quyết như sau:
Trình tự thực hiện:
- Trường hợp Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Người tập sự gửi hồ sơ đề nghị thay đổi nơi tập sự đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự;
- Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Người tập sự, tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự và tổ chức hành nghề công chứng mà Người tập sự xin chuyển đến về việc thay đổi nơi tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự khi đề nghị thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đã đăng ký tập sự;
- Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng theo Mẫu TP-TSCC-01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
-Thông báo bằng văn bản của Sở Tư pháp nơi Người tập sự đã đăng ký tập sự trước đó về việc rút tên người tập sự khỏi Danh sách Người tập sự của Sở Tư pháp, xác nhận thời gian tập sự, nơi tập sự và số lần tạm ngừng tập sự.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Người tập sự, tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự và tổ chức hành nghề công chứng mà Người tập sự xin chuyển đến về việc thay đổi nơi tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn giải quyết hồ sơ của ông Lý là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đồng thời ông Lý cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo trình tự đã nêu trên.
5. Chị Hoa tập sự tại Văn phòng Công chứng N. từ tháng 01/2022. Tuy nhiên đến tháng 3/2022, do có hành vi vi phạm quy định pháp luật nên chị bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Vậy chị Hoa có thuộc trường hợp phải đăng ký thủ tục chấm dứt tập sự hành nghề công chứng hay không?
Trả lời:
Thủ tục chấm dứt tập sự hành nghề công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Người tập sự chấm dứt tập sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự chấm dứt tập sự;
- Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 04/2015/TT-BTP mà không tiếp tục tập sự;
- Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm đăng ký tập sự.
Như vậy, vì chị Hoa đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, do đó, chị thuộc trường hợp phải đăng ký thủ tục chấm dứt tập sự hành nghề công chứng.
6. Bà Lê muốn nộp hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp nơi đăng ký bà tập sự. Tuy nhiên bà băn khoăn thủ tục đăng ký có phải trả phí hay không và trình tự, thời hạn giải quyết, thành phần hồ sơ gồm những gì ?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và phí thủ tục hành chính như sau:
Trình tự thực hiện:
- Người tập sự đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự;
- Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Người đăng ký về việc ghi tên người đó vào danh sách đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo Mẫu TP-TSCC-02 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BTPngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;
- Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Người đăng ký về việc ghi tên người đó vào danh sách đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Phí: 3.500.000 đồng/hồ sơ.
Căn cứ quy định nêu trên, bà Lê sẽ nộp phí 3.500.000 đồng khi đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng và thực hiện theo trình tự, thành phần hồ sơ đã nêu trên.
7. Anh Tuấn đã hoàn thành thời gian tập sự và các nghĩa vụ của người tập sự theo quy định của pháp luật. Anh muốn biết anh đã đủ điều kiện để nộp hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp nơi đăng ký anh tập sự hay chưa và căn cứ pháp lý của thủ tục này là gì?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính và căn cứ pháp lý như sau:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người đã hoàn thành thời gian tập sự và các nghĩa vụ của Người tập sự theo quy định của Luật Công chứng và Thông tư số 04/2015/TT-BTPngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;
- Người không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước (người không đạt yêu cầu trong ba kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước thì không được đăng ký tham dự kiểm tra và phải tập sự lại).
Căn cứ pháp lý:
- Luật Công chứng số 53/2014/QH13;
- Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;
- Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, anh Tuấn đã đủ điều kiện thực hiện thủ tục hành chính tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
8. Anh Minh chuẩn bị hồ sơ để đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên. Tuy nhiên, do một lần sơ ý anh đã bị mất toàn bộ giấy tờ tùy thân. Anh băn khoăn không rõ thành phần hồ sơ có yêu cầu giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động hay không?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định thành phần hồ sơ như sau:
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên theo Mẫu TP-CC-06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại công chứng viên (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
- 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm của công chứng viên được đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ);
- Giấy tờ chứng minh công chứng viên là hội viên Hội công chứng viên tại địa phương hoặc hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động;
- Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại, giấy tờ chứng minh đã chấm dứt công việc thường xuyên khác; giấy tờ chứng minh đã được Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề ở tổ chức hành nghề công chứng trước đó hoặc văn bản cam kết chưa đăng ký hành nghề công chứng kể từ khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên.
Như vậy, để hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên, anh Minh cần bổ sung giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
9. Chị Lê đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên tại Văn phòng công chứng M. Chị được biết đối tượng thực hiện thủ tục này là tổ chức hành nghề công chứng, điều này đúng hay không và trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết là bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:
Trình tự thực hiện:
- Tổ chức hành nghề công chứng nộp hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
- Sở Tư pháp ra quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ra quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Căn cứ quy định nêu trên, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính này là tổ chức hành nghề công chứng, thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thực hiện theo trình tự, cách thức nên trên.
10. Trong lúc đi du lịch, chị Oanh bị kẻ gian lấy mất ví tiền, trong đó có toàn bộ giấy tờ tùy thân và thẻ công chứng viên của chị. Chị muốn biết trường hợp của chị có được làm thủ tục cấp lại Thẻ công chứng viên không? đối với thủ tục này lệ phí là bao nhiêu, thành phần hồ sơ gồm giấy tờ gì và thời hạn giải quyết là bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục cấp lại Thẻ công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên theo Mẫu TP-CC-07 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ);
- Thẻ công chứng viên đang sử dụng (trong trường hợp Thẻ bị hỏng).
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Lệ phí: 100.000 đồng/hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Công chứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên trong trường hợp Thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng.
Căn cứ quy định nêu trên, do thẻ đã được cấp bị mất nên chị Oanh được đăng ký cấp lại Thẻ công chứng viên với thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết là mức lệ phí nêu trên.
11. Ông Bình là Trưởng Văn phòng Công chứng T. Tại Văn phòng của ông có 02 công chứng viên không còn hành nghề nữa, do đó, ông muốn tiến hành thủ tục xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên của 02 người này. Tuy nhiên ông được biết phí thực hiện khá cao. Ông muốn biết mức phí, lệ phí để thực hiện thủ tục này là bao nhiêu, trình tự, cách thức thực hiện và thời hạn giải quyết là bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên trường hợp công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, phí/lệ phí như sau:
Trình tự thực hiện:
- Tổ chức hành nghề công chứng thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề công chứng khi công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức đó.;
- Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký hành nghềvà thu hồi Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải từ chối bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức hành nghề công chứng, Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Phí, lệ phí: Không.
Như vậy, đối với thủ tục này sẽ không thu phí, lệ phí và trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết nêu trên.
12. Bà Liên đang hoàn thiện hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng Công chứng tại thành phố Huế. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân mà bà vẫn chưa thể về Huế để nộp hồ sơ. Nhằm tránh mất thời gian, bà dự định sẽ nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trường hợp của bà Liên có thể nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hay không và mức phí, trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ và phí bao nhiêu?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ và phí như sau:
Trình tự thực hiện:
- Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương đã ra quyết định cho phép thành lập;
- Sở Tư pháp xem xét, cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC-09ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập;
- Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Phí: 1.000.000 đồng/hồ sơ.
Như vậy, đối với thủ tục này bà có thể gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp với trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ và mức phí nêu trên.
13. Vừa qua, ông Từ nhận được quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ông Từ muốn biết trong thời gian bao lâu, ông phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng Công chứng tại Sở Tư pháp và thời hạn giải quyết hồ sơ của ông là bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính và thời hạn giải quyết như sau:
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Căn cứ quy định nêu trên, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ông Từ nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng của ông Từ phải thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập với thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
.
14. Anh Đức là Trưởng Văn phòng Công chứng A, có trụ sở tại phường P.H thành phố H. Năm vừa qua, khu vực nơi đóng trụ sở Văn phòng thường xuyên xảy ra những vụ gây rối, ảnh hưởng anh ninh trật tự của khu vực. Để đảm bảo chất lượng hoạt động Anh Đức quyết định dời Văn phòng đến khu vực khác có an ninh tốt hơn. Anh Đức phân vân trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng thì có cần làm thủ tục nào không và hồ sơ gồm những gì?
Trả lời:
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định thành phần hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC-10 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
-Bản chính giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
- Một số giấy tờ sau đây tùy thuộc vào nội dung đăng ký hoạt động được đề nghị thay đổi. Cụ thể như sau:
+ Trường hợp thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng: Văn bản thỏa thuận của các thành viên hợp danh về việc thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng;
+ Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng: Giấy tờ chứng minh về trụ sở mới;
+ Trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi Trưởng Văn phòng: Giấy tờ chứng minh công chứng viên dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên, kèm theo thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên hợp danh về việc thay đổi Trưởng Văn phòng;
+ Trường hợp Văn phòng công chứng bổ sung công chứng viên: Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh trong trường hợp bổ sung công chứng viên hợp danh hoặc hợp đồng lao động trong trường hợp bổ sung công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động kèm theo hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên;
+ Trường hợp Văn phòng công chứng giảm số lượng công chứng viên: Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh và văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Thông tư số 01/2021/TT-BTP hoặc giấy tờ chứng minh công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 của Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng hoặc quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng.
Như vậy, anh Đức muốn thay đổi địa chỉ trụ sở thì phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thành phần hồ sơ theo quy định nêu trên.
15. Văn phòng Công chứng C nộp hồ sơ đăng ký thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động do có sự thay đổi về Trưởng Văn phòng công chứng. Trường hợp này, Văn phòng Công chứng C nộp hồ sơ theo trình tự nào? phải đóng mức phí là bao nhiêu và thời hạn giải quyết bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện, thời hạn giải quyết và phí như sau:
Trình tự thực hiện:
- Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động;
- Sở Tư pháp xem xét cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở; Trưởng Văn phòng công chứng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng trong trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi danh sách công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, Trưởng Văn phòng công chứng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng trong trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi danh sách công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Phí:
- 500.000 đồng/hồ sơ đối với trường hợp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, Trưởng Văn phòng công chứng;
- Không thu phí đối với trường hợp ghi nhận nội dung thay đổi đăng ký hoạt động khi thay đổi công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng.
Như vậy, do có sự thay đổi về Trưởng Văn phòng công chứng nên Văn phòng công chứng C phải nộp phí 500.000 đồng/hồ sơ, thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
16. Bà Khánh và ông Lâm đề nghị được làm thủ tục hợp nhất 02 Văn phòng Công chứng và đã nhận được Quyết định cho phép hợp nhất. Bà Khánh muốn biết trong thời hạn bao lâu thì phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp và trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ gồm những gì, thời hạn giải quyết là bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hợp nhất được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết như sau:
Trình tự thực hiện:
- Văn phòng công chứng hợp nhất nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
- Sở Tư pháp xem xét, cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC-09 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng;
- Giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất, đồng thời thực hiện việc xóa tên các Văn phòng công chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Phí: 1.000.000 đồng/hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất của bà Khánh và ông Lâm phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp với trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ gồm những gì, thời hạn giải quyết như trên.
17. Do hoạt động chưa hiệu quả, nên chị Tâm (Trưởng Văn phòng Công chứng V) muốn sáp nhập với Văn phòng Công chứng D và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép sáp nhập. Vậy Văn phòng Công chứng D cần thực hiện thủ tục nào tiếp theo để đảm bảo đúng quy định của pháp luật?
Trả lời:
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí và thời hạn giải quyết như sau:
Trình tự thực hiện:
- Văn phòng công chứng nhận sáp nhập nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
- Sở Tư pháp xem xét, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC-10 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập;
- Giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên đang hành nghề tại các Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp xem xét, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Phí: 500.000 đồng/hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập, Văn phòng công chứng nhận sáp nhập phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng.
Căn cứ quy định trên, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập, Văn phòng công chứng D phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí và thời hạn giải quyết như trên.
18. Văn phòng Công chứng M đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận chuyển nhượng. Trưởng Văn phòng muốn biết về trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí và thời hạn giải quyết thủ tục trên như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận chuyển nhượng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí và thời hạn giải quyết như sau:
Trình tự thực hiện:
- Văn phòng công chứng nhận chuyển nhượng nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động;
- Sở Tư pháp xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC-10 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Phí: 500.000 đồng/hồ sơ.
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng M theo quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí và thời hạn giải quyết như trên.
19. Chị Hà đã đủ điều kiện để bổ nhiệm công chứng viên theo quy định. Tuy nhiên, chị được biết, thành phần hồ sơ đăng ký thủ tục bổ nhiệm công chứng viên có yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp. Chị muốn biết về trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ thủ tục trên như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ như sau:
Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên tại Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng;
- Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ;
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo Mẫu TP-CC-03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 củaBộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-BTP;
- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Như vậy, khi nộp hồ sơ đăng ký thủ tục bổ nhiệm công chứng viên chị Hà cần cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp và thực hiện theo trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí và thời hạn giải quyết như trên
20. Anh Tú từng là viên chức công tác tại cơ quan nhà nước, tuy nhiên do vi phạm trong thực thi công vụ, anh đã bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. Đến nay, anh muốn làm thủ tục bổ nhiệm công chứng viên nhưng anh băn khoăn không rõ mình có đủ điều kiện để làm thủ tục này hay không?
Trả lời:
Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:
1. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng: Có bằng cử nhân luật; có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng; đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 của Luật Công chứng thì không được bổ nhiệm công chứng viên:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Như vậy, anh Tú thuộc trường hợp viên chức đã bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, do đó, anh không được bổ nhiệm công chứng viên.
21. Do sức khỏe không đảm bảo chị Thư đã làm thủ tục miễn nhiệm công chứng viên để điều trị trong một thời gian. Đến nay, khi sức khỏe đã ổn định, chị có nguyện vọng thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên. Chị muốn biết trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết như sau:
Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên tại Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng;
- Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên; nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lại công chứng viên.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế)
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo Mẫu TP-CC-05 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 củaBộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Công chứng.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm lại công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lại công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm lại phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm lại.
Như vậy, hồ sơ đăng ký thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ như trên.
22. Anh Tâm đang chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên. Anh được biết thủ tục này phải trả phí, ngoài ra anh muốn biết để thực hiện thủ tục hành chính này cần đáp ứng yêu cầu, điều kiện nào?
Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định phí và yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Phí: 500.000 đồng/hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Công chứng được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 16của Luật Công chứng;
3. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều của 16Luật Công chứng thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên: Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
Như vậy, để đăng ký thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên, anh Tâm cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện như trên và nộp phí 500.000 đồng/hồ sơ.
23. Bà Mai là công chứng viên của Văn phòng công chứng T. tỉnh T.T.Huế. Hiện nay, các con của bà muốn đón bà chuyển về thành phố Đà Nẵng để tiện chăm sóc nên bà có nguyện vọng thực hiện thủ tục miễn nhiệm công chứng viên. Bà muốn biết cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí/lệ phí bao nhiêu và thời hạn giải quyết thủ tục trên là bao lâu ?
Thủ tục miễn nhiệm công chứng viên được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và phí như sau:
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế)
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên theo Mẫu TP-CC-04 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 củaBộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Phí, lệ phí: Không.
Như vậy, đối với thủ tục này, bà Mai không phải trả phí/lệ phí. Bà căn cứ quy định về cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ như trên để thực hiện thủ tục miễn nhiệm công chứng viên.
24. Anh Tấn muốn biết, anh cần đáp ứng yêu cầu, điều kiện nào để thực hiện thủ tục hành chính thành lập Văn phòng công chứng và thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết trong bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục thành lập Văn phòng công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC-08 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Đề án thành lập Văn phòng công chứng;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (Sở Tư pháp 15 ngày, UBND tỉnh 05 ngày), Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Văn phòng công chứng được thành lập khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật Công chứng, cụ thể:
- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn;
- Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên;
- Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
Như vậy, trong thời hạn giải quyết là 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; anh Tấn căn cứ quy định về thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện trên để thực hiện thủ tục thành lập Văn phòng công chứng.
25. Chị Minh đang chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thủ tục hợp nhất hai Văn phòng công chứng A và L. Chị nghe người thân hồ sơ yêu cầu bản kê khai thuế, báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng được hợp nhất. Chị muốn biết yêu cầu này có đúng không và cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết thủ tục là bao lâu?
Trả lời:
Thủ tục hợp nhất Văn phòng công chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế quy định thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Thành phần hồ sơ:
- Hợp đồng hợp nhất Văn phòng công chứng;
- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;
- Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng được hợp nhất;
- Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất;
- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình UBND tỉnh;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thành phần hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng cần cung cấp bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất theo quy định nêu trên.