Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Phấn đấu tới năm 2025 toàn tỉnh đạt 100% số xã đạt chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
Ngày cập nhật 01/04/2024

Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành kế hoạch số 132/KH-UBND về việc triển khai tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Theo đó, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh, giai đoạn 2021-2025. Tại Kế hoạch đã đề ra phạm vi, đối tượng và nội dung thực hiện cụ thể như sau:

Phạm vi: Triển khai ở khu vực nông thôn của cả tỉnh (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, huyện nghèo). Thời gian: Đến hết năm 2025.

Đối tượng thụ hưởng: Chính quyền, người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh. Nội dung thực hiện:

- Tổ chức các hoạt động tọa đàm, diễn đàn chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tăng thời lượng, số lượng tin, bài phản ánh hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Phát động các phong trào, các đợt thi đua tham gia hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng thới xây dựng nông thôn mới thông minh gắn với thực hiện hiệu quả Chương trình mục tieu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tổ chức các hội nghị, các đợt tập huấn, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, khả năng tiếp cận thông tin cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng ở khu vực nông thôn...

- Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến toàn trình ở cấp xã. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp, đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường, an ninh trật tự…

- Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn,…ở các địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng internet đến cấp xã, thôn/bản, nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm cung cấp cho mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một điện thoại thông minh theo hình thức xã hội hóa…Triển khai áp dụng và nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, theo dõi, giám sát, thẩm định, công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.

- Rà soát các nội dung, định mức hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi số để đề xuất áp dụng trong xây dựng nông thôn mới thông minh; chính sách khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số về các lĩnh vực (kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch,…) đầu tư vào khu vực nông thôn.

- Xây dựng kiến trúc, vận hành và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu số về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; ban hành quy chế, quy trình vận  hành hệ thống phần mềm đánh giá, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đồng bộ từ Trung ương, tỉnh, huyện, xã

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng mô hình “Xã thông minh”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Xây dựng mô hình xã thương mại điện tử cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chủ lực của địa phương tập trung cho các xã có lợi thế, tiềm năng.

- Tổng kết, đánh giá việc triển khai Chương trình và xây dựng thí điểm các mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu, đề xuất ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026-2030 trên cơ sở hướng dẫn, định hướng của Trung ương, đảm bảo phù hợp với thực tế của địa phương./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.518.047
Lượt truy cập hiện tại 10.809