Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Một số ý kiến góp ý dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
Ngày cập nhật 26/10/2018

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 được Quốc hội (khóa XII) thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Qua hơn 8 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010, công tác thi hành án hình sự được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội. Bên cạnh kết quả đạt được, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến thi hành án hình sự nên các quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án hình sự năm 2010 là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

 

Trong phạm vi của bài viết này, tác giả đề cập đến một số ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) (gọi tắt là dự thảo Luật) như sau:

1. Điều 3 dự thảo Luật quy định về giải thích từ ngữ

- Tại điểm m, n khoản 1 Điều 4 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 đã giải thích cụ thể cụm từ “Danh bản” “Chỉ bản” “4. m) Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

 Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ”.

Do vậy, kiến nghị Ban soạn thảo không giải thích cụm từ này tại khoản 17, khoản 18 Điều 3 dự thảo Luật.

- Tại khoản 11 Điều 10 dự thảo Luật có quy định bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự “11. Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”, do vậy đề nghị bổ sung thêm một khoản tại Điều 3 về giải thích cụm từ  “tra tấn trong thi hành án hình sự”.

- Tại khoản 14 Điều 3 dự thảo Luật quy định “Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án”. Giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp chứ không phải là hình phạt, Vì vậy, cụm từ “nhưng không phải chịu hình phạt” trong quy định nêu trên là không cần thiết, kiến nghị bỏ cụm từ này.

2. Điều 21 dự thảo Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự, kiến nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung thẩm quyền của Tòa án trong việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại.

3. Khoản 7 Điều 25 dự thảo Luật quy định “Đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù bị bệnh nặng và khó xác định tình trạng sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa và đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp quân khu trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người được hoãn có dấu hiệu nghi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức”, kiến nghị quy định rõ như thế nào gọi là bệnh nặng và quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận bệnh nặng.

4. Điểm g khoản 2 Điều 30 dự thảo Luật quy định “Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam được giam giữ ở buồng  giam riêng và có thể bị cùm chân.

Khoản 2 Điều 43 dự thảo Luật quy định “2. Việc kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật được thực hiện nếu phạm nhân vi phạm nội quy của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, chế độ quản lý giam giữ thi hành án hình sự.

Khoản 3 Điều 43 dự thảo Luật quy định “3. Phạm nhân bị giam ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị cùm một chân.

Nội dung hai khoản này quy định chưa thống nhất, nếu phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam thì phải bị xử lý phạm nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 43 dự thảo Luật theo hình thức giam tại buồng giam kỷ luật. Nếu phạm nhân tiếp tục có hành vi chống phá quyết liệt trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị cùm một chân theo quy định tại khoản 3 Điều 43 dự thảo. Do vậy, kiến nghị Ban soạn thảo bỏ Điểm g khoản 2 Điều 30 dự thảo Luật.

5. Điều 43 dự thảo Luật

- Đoạn cuối khoản 3 Điều 43 dự thảo Luật quy định “Thủ trưởng cơ quan nơi phạm nhân chấp hành án quyết định những đồ dùng phạm nhân được mang vào buồng kỷ luật, buồng giam riêng, kiến nghị bỏ cụm từ buồng giam riêng vì theo quy định tại khoản 1 Điều 43 dự thảo Luật chỉ quy định 03 hình thức kỹ luật gồm a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày”. Giam riêng theo quy định của dự thảo Luật không phải là hình thức kỷ luật.

-  Khoản 4 Điều 43 dự thảo Luật quy định “Phạm nhân bị kỷ luật thì tùy theo hình thức xử lý để xếp loại chấp hành án phạt tù”, đề nghị bổ sung thêm nội dung và chỉnh sửa như sauPhạm nhân bị kỷ luật thì tùy theo hình thức xử lý để xếp loại chấp hành án phạt tù; Phạm nhân bị kỷ luật thì không được đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và xét đặc xá theo quy định của pháp luật”.

6. Điểm a khoản 6 Điều 51 dự thảo Luật quy định về thủ tục thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài: “a) Thân nhân của phạm nhân là người nước ngoài phải có đơn gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Đơn phải viết bằng tiếng Việt, có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc....”, kiến nghị chỉnh sửa cụm từ “Đơn phải viết bằng tiếng Việt”, thành cụm từ “Đơn phải được dịch ra tiếng Việt, có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự ....” để phù hợp với thực tế nhân thân người nước ngoài không biết Tiếng Việt.

7. Khoản 3 Điều 54 dự thảo Luật quy địnhCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý phạm nhân thuộc đối tượng bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình. Quy định như dự thảo khó khả thi vì cơ sở y tế không có đủ các điệu kiện để quản lý phạm nhân như trong trại giam. Do vậy, kiến nghị bổ sung quy định việc hỗ trợ quản lý phạm nhân của cơ quan thi hành án hoặc Công an cấp huyện nơi đặt trụ sở y tế.

8. Điều 56 dự thảo Luật quy địnhThời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện: Việc xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện mỗi năm 03 đợt, vào thời điểm kết thúc quý I, 6 tháng đầu năm, cuối năm”.

Bộ Luật hình sự năm 2015 và Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 không giới hạn thời điểm và mốc thời gian xét, đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện nên việc dự thảo Luật ấn định chỉ có ba mốc thời gian để xét tha tù trước thời hạn có điều kiện (vào thời điểm kết thúc quý I, 6 tháng đầu năm, cuối nămlà chưa phù hợp, kiến nghị mở rộng hơn thời gian xét, tha tù trước thời hạn có điều kiện.

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.413.589
Lượt truy cập hiện tại 9.774