Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIỆC KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Ngày cập nhật 15/01/2018

Ngày 17 tháng 11 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND ban hành quy định khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 11 năm 2017.

Theo đó, quy định cụ thể về việc khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính ở các cơ quan, đơn vị ban hành kèm theo Quyết định số 2709/QĐ-UBND như sau:

1. Nội dung, tiêu chí:Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá dựa trên 03 tiêu chí:Giải quyết thủ tục hành chính; sự phục vụ của công chức; kết quả, tiến độ giải quyết công việc. Căn cứ các tiêu chí quy định nêu trên, các cơ quan, đơn vị địa phương có trách nhiệm triển khai việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá.

2. Hình thức khảo sát lấy ý kiến

Việc khảo sát lấy ý kiến tổ chức, cá nhân được thực hiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thức sau đây:Trực tuyến qua Cổng (Trang) thông tin điện tử hoặc cổng Dịch vụ công của UBND tỉnh; Trung tâm Hành chính công tỉnh, cấp huyện, UBND cấp xã; lấy ý kiến trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã; gửi phiếu lấy ý kiến (qua đường bưu điện hoặc hình thức khác); các hình thức phù hợp khác.

3. Trình tự thực hiện: Dựa trên các tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành:Xây dựng mẫu phiếu đánh giá, khảo sát phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương; công bố tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến; triển khai khảo sát lấy ý kiến; tổng hợp, công bố và báo cáo kết quả khảo sát lây ý kiến.

4. Số lượng mẫu khảo sát: Khảo sát tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thủ tục hành chính nhưng phải đảm bảo số lượng phiếu khảo sát thu về ít nhất là:

Số lượt giao dịch của tổ chức, cá nhân/năm

Số lượng phiếu khảo sát thu về tối thiểu

Dưới 100 hồ sơ

100% số lượng phiếu khảo sát

Từ 100 đến dưới 1.000 hồ sơ

Từ 100 phiếu trở lên

Từ 1.000 đến dưới 5.000 hồ sơ

Từ 200 phiếu trở lên

Từ 5.000 hồ sơ trở lên

Từ 500 phiếu trở lên

5. Xác định kết quả khảo sát: Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức được xác định tại câu hỏi chung theo 3 mức: "Rất hài lòng”, “Hài lòng”, “Không hài lòng" và “đúng hẹn", “chậm hẹn nhưng chấp nhận được” và “không đúng hẹn”.

6. Công bố, sử dụng kết quả khảo sát lấy ý kiến

- Cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tổ chức khảo sát lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng có trách nhiệm định kỳ công bố công khai kết quả khảo sát:Đối với hình thức khảo sát trực tuyến, công bố kết quả thường xuyên trên Trang thông tin điện tử; đối với các hình thức khảo sát khác, công bố kết quả định kỳ ít nhất 01 lần/quý (vào ngày đầu tiên tháng cuối cùng của quý), tại bảng thông báo của Trung tâm Hành chính công tỉnh, cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, Trang thông tin điện tử (nếu có).

-  Trên cơ sở thống kê số liệu đánh giá được công khai hàng quý, Giám đốc Trung tâm hành chính công có trách nhiệm thông báo cho Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính có tỷ lệ đánh giá thấp (Mức đánh giá không hài lòng, không đúng hẹn trên 25%) để có phương án xử lý phù hợp:Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sau khi nhận được thông báo của Trung tâm hành chính công, Thủ trưởng cơ quan có phương án xử lý, điều chỉnh phù hợp, thông báo Trung tâm hành chính công; đồng thời, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo dõi; đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã: Sau khi có kết quả định kỳ hàng quí, Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức có tỷ lệ đánh giá thấp (Mức đánh giá không hài lòng và không đúng hẹn trên 25%) báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo dõi; căn cứ kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng được công bố các cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, bình xét thi đua, khen thưởng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện các giải pháp khắc phục các yếu kém nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.

7. Kinh phí điều tra, khảo sát:Kinh phí thực hiện khảo sát và các công việc có liên quan được cấp từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí khảo sát lấy ý kiến đánh giá thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn có liên quan.

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.427.789
Lượt truy cập hiện tại 2.775