Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
SỞ TƯ PHÁP THAM GIA LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN KHẢO SÁT VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Ngày cập nhật 08/09/2022

Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, sáng nay 07/9, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao tổ chức buổi làm việc lấy ý kiến về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

 

Dự và chủ trì buổi làm việc đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng uỷ, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao và đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Cùng tham dự còn có đồng chí Đặng Ngọc Trân, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành liên quan cùng thành viên của Đoàn khảo sát Viện Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở, đại diện Sở Tư pháp dự làm việc.

Theo đó, báo cáo nội dung khảo sát, nắm tình hình về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND, bao gồm: Trao đổi, nắm tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND tại địa phương; đánh giá chất lượng, uy tín, phẩm chất đạo đức, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, Kiểm sát viên ở địa phương; địa vị pháp lý của Viện trưởng VKSND; mối quan hệ giữa VKSND với cấp ủy, chính quyền và cơ quan, ban ngành ở địa phương. Trong đó, nhấn mạnh các đề xuất tăng cường vai trò, trách nhiệm của VKSND đáp ứng yêu cầu Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới như sau: Cơ chế đảm bảo tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước đối với các cơ quan tư pháp; tăng cường vai trò, trách nhiệm của VKSND trong việc phối hợp giữa các cơ quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; tăng cường trách nhiệm của VKSND trong bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hưng đã đề cập những vấn đề cần giải quyết từ công tác bổ trợ tư pháp, công tác trợ giúp pháp lý, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác xử lý vi phạm hành chính, công tác lý lịch tư pháp... từ đó đề xuất những nội dung cốt lõi, mới, đột phá về tổ chức và hoạt động của VKSND trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Nêu quan điểm tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong cải cách tư pháp là điều tất yếu. Nhấn mạnh, mục tiêu chính của Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” là đổi mới, đột phá trong cải cách tư pháp nói chung, đồng thời tăng cường kiểm soát quyền lực Nhà nước trong các cơ quan tư pháp. Trong đó có những vấn đề, nội dung liên quan đến Viện Kiểm sát Nhân dân cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn, đảm bảo phù hợp với Cương lĩnh, chủ trương của Đảng, với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mong muốn có mô hình hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi người dân, phòng tránh từ sớm, từ xa, không để khoản trống quyền lực, kiểm soát được quyền lực trong quá trình thực thi, quyền lực phải được giám sát; việc hoàn thiện pháp luật trong cơ chế đảng ngày càng chặt chẽ hơn; giảm thiểu những rủi ro trong nghề nghiệp kiểm sát…

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao khẳng định một trong những nội dung quan trọng của xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cải cách tư pháp, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Đồng chí lưu ý đổi mới nhưng vẫn trên nền tảng Cương lĩnh, đường lối của Đảng về Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao cám ơn sự đóng góp ý kiến nhiệt tình, khách quan, sát đáng sâu sắc của các đại biểu tham gia. Đồng chí nhấn mạnh, đây sẽ là cơ sở vững chắc để đoàn khảo sát VKSND tối cao tham mưu, đề xuất các nội dung cải cách tư pháp trong VKSND đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.412.801
Lượt truy cập hiện tại 9.348