Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường”, hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Ngày Môi trường thế giới năm 2021
Ngày cập nhật 10/06/2021

Ngày 22 tháng 5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày quốc tế Đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên” (“We're part of the solution - For Nature”). Thông điệp này tiếp tục chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020, kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu về khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, sinh kế bền vững cho người dân.  

 

Và Ngày 05 tháng 6 hằng năm được Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) chọn là Ngày Môi trường thế giới. Đây là một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 và trở thành hoạt động cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

Năm 2021, chủ đề Ngày Môi trường thế giới được UNEP lựa chọn là “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration). Năm nay là năm được Liên hợp quốc phát động cho một Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên mọi lục địa và đại dương; giúp xóa đói giảm nghèo; chống biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt.

Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra tuyên bố giai đoạn 2021 – 2030 là “Thập kỷ về phục hồi Hệ sinh thái” nhằm nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã đưa ra nội dung hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2021 là “Phục hồi Hệ sinh thái".

Diễn biến tiêu cực hiện nay đối với các hệ sinh thái và đa dạng sinh học sẽ làm suy yếu tới 80% tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc liên quan đến nghèo đói, y tế, tiêu dùng, sản xuất bền vững, nước, đô thị, khí hậu, đại dương và đất đai.“Không có thời điểm nào tốt hơn hiện nay để đến với nhau trên hành tinh này". Hành động chống biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái là hai mặt của cùng một đồng xu. Vì vậy chúng ta cần phát triển các chính sách ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài thực vật và động vật.

Hơn bao giờ hết việc hạn chế tối đa phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí, “Giải quyết ô nhiễm nhựa”, bắt đầu thập kỷ phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường phải cần sự chung tay của toàn thể cộng đồng.

Để thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2021, các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cán bộ và người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện, bền vững với môi trường.

Tổ chức các chiến dịch truyền thông hướng về chủ đề hạn chế phát thải khí ô nhiễm, thải chất thải nhựa, chung tay bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tham gia vào các hoạt động bảo vệ các loài động vật hoang dã và nghiêm cấm kinh doanh, mua bán, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã dưới mọi hình thức tới cán bộ công nhân viên và cộng đồng dân cư, đặc biệt tại các nhà hàng, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại và khu du lịch; từ đó hình thành ý thức tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường; sống hài hòa với thiên nhiên.

Tăng cường triển khai thực hiện các giải pháp trong quản lý, xử lý chất thải và phế liệu trong đó tập trung vào chất thải nhựa, cụ thể có các giải pháp về quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nhựa được quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Tiếp tục chủ động triển khai Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26/2/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh – Sạch – Sáng”; “Nhặt một cọng rác bạn đã làm cho Huế sạch hơn”; và Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim trời trên địa bàn tỉnh và Công văn số 2669/UBND-NN ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (bao gồm các loài chim trời),...

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.506.583
Lượt truy cập hiện tại 4.106