Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hòa giải tranh chấp liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
Ngày cập nhật 14/11/2017

Ông Thể thế chấp quyền sử dụng mảnh đất 50m2 cho bà Duyên để vay 200 triệu đồng. Hết hạn thế chấp nhưng ông Thế không thanh toán được số tiền đã vay nên bà Duyên đề nghị xử lý tài sản thế chấp theo quy định. Tuy nhiên, khi xử lý tài sản thì không chỉ xử lý mảnh đất mà cả ngôi nhà gắn liền với mảnh đất. Ông Thể không đồng ý vì chỉ thế chấp mảnh đất 50m2 mà không thế chấp ngôi nhà và cho rằng bà Duyên cố ý lừa dối. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Để hòa giải trong trường hợp này, hòa giải viên phải áp dụng quy định nào của pháp luật ?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 325 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất:

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, Hòa giải viên phải căn cứ Điều 325 Bộ luật Dân sự (năm 2015) giải thích cho các bên hiểu quy định về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất. Mặc dù ông Thể chỉ thế chấp 50m2 quyền sử dụng đất mà không thế chấp ngôi nhà và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu ngôi nhà thì tài sản được xử lý bao gồm cả ngôi nhà, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, theo quy định pháp luật thì việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp của ông Thể là đúng pháp luật. Do đó, ông Thể và bà Duyên nên bàn bạc, thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp một cách phù hợp, tránh gây ồn ào, mất tình cảm đôi bên. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Phan Văn Quả
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.443.819
Lượt truy cập hiện tại 1.051