Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Ngày cập nhật 18/05/2015

Ngày 17 tháng 4 năm 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 51/2015/TT-BTC hướng dẫn về xử lý tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi thực hiện sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/6/2015 và thay thế Thông tư số 46/2005/TT-BTC.

Thông tư quy định về các nguyên tắc xử lý tài chính khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi như:

Đối với Công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố theo hình thức Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP, Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này.

Công ty nông, lâm nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi theo hình thức chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn nghị định và các quy định tại Thông tư này.

Công ty nông, lâm nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi theo hình thức chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định tại Thông tư này…

          Việc kiểm kê tài sản của công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố theo hình thức Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chuyển thành ban quản lý rừng phòng hộ được thực hiện tại thời điểm chuyển đổi. Công ty phải thực hiện kiểm kê toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu (bao gồm cả rừng trồng, vườn cây, đàn gia súc). Phân loại tài sản cần dùng, không cần dùng, chưa cần dùng trong sản xuất kinh doanh, tài sản chờ thanh lý (kể cả tài sản hư hỏng, kém, mất phẩm chất). Thống kê tài sản thừa, thiếu, các khoản nợ phải thu không thu hồi được, các khoản nợ quá hạn, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật…

          Việc xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 6, Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các khoản nợ của các cá nhân, hộ gia đình nhận khoán mà chứng từ, tài liệu chứng minh, hồ sơ theo dõi công nợ không đáp ứng theo quy định do quá trình sắp xếp, đổi mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền từ năm 2010 trở về trước cũng được xác định là nợ phải thu không có khả năng thu hồi…

          Thông tư cũng hướng dẫn các nội dung liên quan đến cơ chế tài chính đối với Công ty nông, lâm nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi theo hình thức chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; việc bán cổ phần ưu đãi cho lao động có hợp đồng nhận khoán và xử lý đối với tài sản có vốn nhà nước trên đất thu hồi bàn giao về địa phương.

Ngô Quang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.565.635
Lượt truy cập hiện tại 19.158