Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Đánh giá rủi ro đối với thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm
Ngày cập nhật 06/05/2015

Ngày 10 tháng 3 năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 11/2015/TT-BNNPTNT, Quy định đánh giá rủi ro đối với thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015.

  Theo đó, nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro, yêu cầu đối với việc quản lý thủy sản sống nhập khẩu làm thực phẩm như sau:

 Về nội dung đánh giá rủi ro gồm:

- Khả năng tồn tại trong môi trường, vùng sinh thái tại Việt Nam .

- Khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại và khả năng cạnh tranh thức ăn đối với các loài thủy sản bản địa.

- Khả năng lai tạp của thủy sản nhập khẩu với các loài thủy sản bản địa.

- Nguy cơ phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

(Các tiêu chí chính để đánh giá rủi ro theo các nội dung trên quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư)

Về phương pháp đánh giá rủi ro:

- Đánh giá theo phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia. Qua đó, đưa ra những kết luận khách quan về đối tượng thủy sản sống nhập khẩu làm thực phẩm.

- Đánh giá dựa vào hồ sơ do tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá rủi ro cung cấp về đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, tập tính sống, tính ăn và bệnh thường gặp trên đối tượng được đánh giá so với các tài liệu về đặc điểm sinh học của đối tượng đánh giá rủi ro đã được công bố rộng rãi.

      Về yêu cầu đối với việc quản lý thủy sản sống nhập khẩu làm thực phẩm:

     - Các hoạt động nhập khẩu, kinh doanh thuỷ sản sống dùng làm thực phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro trong Kế hoạch quản lý giám sát hàng nhập khẩu được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.

    - Trường hợp xảy ra rủi ro trong các hoạt động nhập khẩu, kinh doanh thủy sản sống, dẫn tới loài thủy sản của lô hàng nhập khẩu có khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại, cơ sở nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, chế biến, tiêu thụ lô hàng phải kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương và Tổng cục Thủy sản để có biện pháp xử lý.

    - Trường hợp phát hiện việc xâm hại hoặc nguy cơ xâm hại ở các quốc gia khác trên đối tượng thuỷ sản sống dùng làm thực phẩm đã được cấp phép nhập khẩu, cơ sở đăng ký nhập khẩu có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản địa phương và Tổng cục Thủy sản để có biện pháp xử lý báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguyễn Đường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.575.059
Lượt truy cập hiện tại 25.814