Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
KIỂM TRA, GIÁM SÁT SẢN XUẤT, KINH DOANH MẬT ONG XUẤT KHẨU
Ngày cập nhật 22/04/2015

Thông tư số 08/2015/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2015 về kiểm tra giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu quy định:

Các cơ quan Cục Thú y; Các Cơ quan Thú y vùng ; Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I, II; Chi cục Thú y các tỉnh có nuôi ong có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất và chế biến mật ong đối với các cơ sở cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong từ khâu sản xuất tới vận chuyển, sơ chế, chế biến, kinh doanh xuất khẩu. Thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích được thực hiện từ các tháng 2 - 4 và tháng 8 - 10 hàng năm.

Việc lấy mẫu và lựa chọn vùng lấy mẫu mật ong được thực hiện ngẫu nhiên hoặc có chủ định nhằm giám sát, đánh giá sự phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về an toàn thực phẩm của mật ong và yêu cầu của nước nhập khẩu tại các cơ sở nuôi ong căn cứ theo mùa vụ khai thác và vùng khai thác mật ong và tại các cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong căn cứ vào thời điểm kiểm tra, giám sát và tập trung tại các tỉnh nơi có các cơ sở thu gom, chế biến mật ong.

Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I chủ trì phối hợp với các Cơ quan Thú y vùng, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu và phân tích mẫu đối với các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong. Mật ong phải được phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư độc hại như các chất kháng sinh, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất tồn dư khác theo kế hoạch hàng năm được phê duyệt.

Việc sử dụng thuốc thú y và thức ăn dùng cho nuôi ong: Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, trị bệnh cho ong theo quy định; Khi sử dụng thuốc để phòng, trị bệnh cho ong phải tuân theo đúng chỉ định ghi trên nhãn thuốc và hướng dẫn của cơ sở sản xuất hoặc cán bộ thú y. Cơ sở nuôi ong phải có sổ sách theo dõi, ghi chép tình hình dịch bệnh ong, điều trị và sử dụng thuốc điều trị bệnh cho ong.

Chỉ sử dụng thức ăn dùng cho nuôi ong được phép lưu hành tại Việt Nam và có thông tin nhãn mác đầy đủ theo quy định. Nghiêm cấm việc pha trộn kháng sinh, hoóc môn và các hóa chất độc hại khác vào thức ăn nuôi ong.

Các cơ sở có mật ong bị phát hiện vi phạm về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngô Quang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.890.201
Lượt truy cập hiện tại 593