Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Câu chuyện truyền thông về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Ngày cập nhật 13/12/2023

Anh Quốc và chị Thương kết hôn với nhau cũng gần 14 năm, hai anh chị sinh được hai người con, một trai, một gái. Hai anh chị luôn yêu thương và giúp đỡ nhau trong công việc nhà và nuôi dạy con cái. Gia đình lúc nào cũng hạnh phúc và đầy ắp tiếng cười. Các con của anh chị càng lớn càng xinh đẹp và học giỏi, hai anh chị rất mực yêu thương và tự hào về các con.

Chị Thương vốn tính hiền lành và chu đáo trong việc chăm sóc gia đình, con cái, nên chị thường chăm chút từng bữa ăn cho gia đình. Chị rất quan trọng đến bữa cơm gia đình, phải đầy đủ các thành viên trong nhà, đặc biệt là bữa cơm tối, là lúc gia đình quây quần bên nhau, ấm áp và yêu thương.

Như thường lệ, tối nay cả nhà đang cùng nhau ăn cơm, các con tíu tít kể cho bố mẹ nghe về việc học và những câu chuyện ở trường. Đặc biệt là cô em út học Tiểu học, lúc nào cũng kể chuyện líu lo như chim hót, kể chuyện về các bạn trong lớp, về những điểm mười cô giáo cho. Tối hôm nay, câu chuyện thu hút cả nhà cùng trao đổi rôm rả là dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến của người dân. Chị Thương nhắc nhở anh Quốc về vấn đề lái xe khi đã sử dụng rượu, bia. Khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.”. Như vậy, so với Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã có sửa đổi, bổ sung, khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định “Nghiêm cấm hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”, quy định trong dự thảo Luật lần này đã mở rộng đối với tất cả người điều khiển các phương tiện giao thông nói chung và quy định “cứng” trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không quy định cụ thể mức thế nào như Luật Giao thông đường bộ hiện hành. Chị lo lắng vì anh Quốc đôi lúc cũng có uống vài ly với bạn bè, đối tác, nhưng anh cũng luôn tuân thủ pháp luật, chị nhắc nhở thêm để anh lưu tâm.

Anh Quốc nói rằng anh đã luôn tuân thủ đúng quy định pháp luật, đối với anh “đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Nhưng trên, thực tế, nội dung này của dự thảo Luật chắc sẽ có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Chị Thương kể cho cả nhà nghe về việc có một số người dân, một số đại biểu phát biểu ý kiến về nội dung này. Đối với họ, họ đồng tình với việc cần xử phạt những hành vi uống rượu gây tai nạn giao thông, song nên quy định việc cấm người điều khiển phương tiện uống rượu đến mức nào đó, vì thực tế cho thấy rượu, bia và nồng độ cồn chỉ có hại khi uống quá, còn nếu chưa quá thì chưa nguy hiểm.

Có đại biểu góp ý rằng việc xử lý quyết liệt vi phạm liên quan đến nồng độ cồn có tác dụng tích cực nhất định về thay đổi ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, quy định này cũng có nội dung chưa phù hợp dưới góc độ văn hóa, tập quán sinh hoạt của người Việt Nam, cũng như góc độ sinh học,… Chị thấy những ý kiến cũng có lý của nó, hy vọng cơ quan có thẩm quyền cần xem xét thêm và cân nhắc khi đưa ra quyết định.

Anh Quốc khen vợ bữa nay tìm hiểu các dự thảo Luật kỹ quá, vợ lúc nào cũng giỏi, các con cũng hùa theo bố khen “mẹ là nhất”. Chị Thương nói rằng càng tìm hiểu, nghiên cứu, chị càng thích và hiểu rõ hơn, có gì có thể tuyên truyền cho cả nhà luôn, để nâng cao hiểu biết pháp luật cho cả nhà mình. Trong dự thảo Luật còn có nhiều điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, như: khoản 3 Điều 40 dự thảo Luật quy định: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe.”; Chị Thương nói dự thảo Luật còn rất nhiều điểm mới nữa, để chị đọc thêm, có những nội dung nào quan trọng và hay chị sẽ kể tiếp cho cả nhà nghe.

Về Giấy phép lái xe tại Điều 39 dự thảo Luật thay đổi so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định cụ thể:

“1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:

a) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến 175 cm3 hoặc có động cơ có công suất định mức tương đương;

b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2;

c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2;

d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có gắn kèm rơ mooc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ mooc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2;

đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500 đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 có gắn kèm rơ mooc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ mooc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B;

e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1;

g) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10 đến 30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;...

2. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A2.

Người khuyết tật điều khiển xe ô tô có cơ cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng B...”

Chị Thương kể một loạt hạng Giấy phép lái xe, chị nói còn một số hạng nữa, lúc nào chị sẽ nói cho cả nhà rõ hơn, ba bố con ngồi nghe say sưa, thấy mẹ như một chuyên gia pháp luật. Bé út mới học Tiểu học cũng nghe mẹ rất chăm chú, em nói rằng “Tiết chào cờ hôm nay con cũng được nghe các chú công an tuyên truyền về pháp luật giao thông đường bộ luôn đó mẹ”. Chị Thương khen con giỏi và nói với cả nhà, mình là gia đình văn hóa nên cả nhà mình luôn cố gắng “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nhé”. Mọi người đều đồng thanh trả lời “đồng ý” rồi nhìn nhau cười vang cả một góc nhà./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.917.056
Lượt truy cập hiện tại 3.341