Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba
Ngày cập nhật 24/06/2020

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba được ký ngày 09/11/2018, thay thế Hiệp định giữa hai Chính phủ về trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác được ký vào năm 1996.

 

Hiệp định với nhiều cam kết ưu đãi thương mại mới được kỳ vọng sẽ từng bước nâng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước ngang tầm với quan hệ chính trị song phương tốt đẹp.

Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba có 14 chương, bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hợp tác kinh tế và thương mại… Theo đó, hai bên cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với gần 100% mặt hàng đang nhập khẩu từ thị trường của nhau trong vòng 5 năm.

Để thực thi Hiệp định, ngày 03/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2020/NĐ-CP ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đã đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba giai đoạn 2020-2023.

Ngày 08/04/2020, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 08/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba.

Theo đó, đối với xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại Thông tư số 08/2020/TT-BCT, cần lưu ý một số nội dung sau: 

1. Về điều kiện để hàng hóa được coi là có xuất xứ

Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó:

- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên;

- Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của nước thành viên;

- Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện các nguyên liệu này trải qua quá trình sản xuất thực hiện hoàn toàn tại lãnh thổ của một nước thành viên và hàng hóa được phân loại khác nhóm với nhóm của nguyên liệu.

- Đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn X% trị giá FOB xuất khẩu của hàng hóa cuối cùng (trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến; trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan). Quy định này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ nhưng không đáp ứng điều kiện các nguyên liệu này trải qua quá trình sản xuất thực hiện hoàn toàn tại lãnh thổ của một nước thành viên và hàng hóa được phân loại khác nhóm với nhóm của nguyên liệu. Việc không đáp ứng điều kiện này là do quá trình sản xuất không liên quan đến việc chuyển đổi nhóm đối với tất cả nguyên liệu không có xuất xứ.

- Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa đáp ứng các tiêu chí cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Quy định này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ nhưng không đáp ứng 02 điều kiện: các nguyên liệu này trải qua quá trình sản xuất thực hiện hoàn toàn tại lãnh thổ của một nước thành viên và hàng hóa được phân loại khác nhóm với nhóm của nguyên liệu; tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn X% trị giá FOB xuất khẩu của hàng hóa cuối cùng.

2. Về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

- C/O là văn bản duy nhất chứng nhận hàng hóa đáp ứng quy định về xuất xứ hàng hóa tại Thông tư này và được dùng để đề nghị được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp địnhThương mại Việt Nam - Cuba; một C/O được cấp cho một lô hàng. Cơ quan, tổ chức cấp C/O là cơ quan tổ chức thuộc hoặc không thuộc chính phủ, được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tại Cuba là Phòng Thương mại và Công nghiệp; tại Việt Nam là các cơ quan, tổ chức được ủy quyền). 

- C/O phải được cấp trong vòng 03 ngày, kể từ ngày xuất khẩu và có hiệu lực 01 năm kể từ ngày cấp. C/O này sẽ không có giá trị nếu các thông tin được khai báo không đầy đủ, không hợp lệ. Trên C/O phải có tên, chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền. C/O không được cấp trước, nhưng được cấp cùng ngày hoặc sau ngày phát hành hóa đơn thương mại.

- Đối với các C/O đã cấp mà cần thay đổi thông tin thì không được phép tẩy xóa hay viết thêm mà phải thực hiện bằng hai cách:

Một là: Gạch bỏ chỗ sai và bổ sung thông tin cần thiết. Các thay đổi này phải được người có thẩm quyền ký C/O chấp thuận và được cơ quan, tổ chức cấp C/O xác nhận. Phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.

Hai là: Phát hành C/O mới thay thế C/O sai sót ban đầu. C/O mới có số tham chiếu và ngày cấp của C/O ban đầu. C/O mới phải ghi rõ “replaces C/O No... date of issue...”. C/O mới có hiệu lực từ ngày cấp của C/O ban đầu

- Trong trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, nước xuất khẩu có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp lại một bản sao chứng thực. Bản sao ghi rõ “CERTIFIED TRUE COPY”. Bản sao có ngày cấp của C/O gốc và có hiệu lực một năm từ ngày cấp C/O gốc.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.434.530
Lượt truy cập hiện tại 5.217