Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
Ngày cập nhật 15/11/2018

Ngày 13 tháng 9 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

 

Theo đó, Nghị định bổ sung vào cuối điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV nội dung: “Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh ca doanh nghiệp.” Như vậy, điểm a khoản 2 Điều 10 được quy định đầy đủ như sau: “Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra. Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh ca doanh nghiệp.”. Việc bổ sung như trên được căn cứ vào thực tế và để triển khai quy định tại Điều 241 Bộ luật lao động “người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 lao động được miễn giảm một số tiêu chuẩn, thủ tục theo quy định của Chính phủ”, và để miễn, giảm thủ tục gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung Điều 8 Chương III về nguyên tắc xây dựng định mức lao động như sau: “Doanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc sau đây:”. Việc sửa đổi, bổ sung nêu trên xuất phát từ thực tế: Bộ luật lao động quy định 03 hình thức trả lương là thời gian, sản phẩm và khoán, trên cơ sở đó Chính phủ đã quy định chi tiết tại Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Trả lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào định mức lao động; đối với công việc theo thời gian, công việc khoán thì tiền lương được trả căn cứ vào thời gian làm việc hoặc khối lượng, chất lượng công việc phải hoàn thành. Vì vậy, thực tế doanh nghiệp chỉ quy định định mức lao động đối với công việc hưởng lương sản phẩm, còn người hưởng lương theo thời gian thì doanh nghiệp xác định định biên lao động, người hưởng lương khoán thì theo định mức khoán. Trong khi đó, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định nguyên tắc xây dựng định mức lao động được áp dụng chung, nên không phù hợp với các hình thức trả lương của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Quy định này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp, vì nếu không xây dựng định mức lao động để áp dụng cho tất cả các loại lao động áp dụng hình thức trả lương khác nhau thì sẽ bị xử phạt. Vì vậy, Điều 8 bổ sung nêu rõ xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.893.047
Lượt truy cập hiện tại 2.000