Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ
Ngày cập nhật 30/08/2018

Ngày 26 tháng 6 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 và thay thế Quyết định số 01/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.

Theo đó, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý Quỹ như sau:

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:

- Quyết định việc sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm quyết định về bên nhận ứng vốn, trị giá ứng vốn, lãi suất ứng vốn, thời hạn hoàn trả ứng vốn.

-  Quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn. Quyết định việc sử dụng nguồn Quỹ để xử lý rủi ro phát sinh, bao gồm xóa nợ gốc, lãi, lãi phạt, thay đổi lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng.

- Quyết định việc trích một phần phí bảo lãnh, phí cho vay lại và quy định việc quản lý sử dụng kinh phí được trích từ phí bảo lãnh, phí quản lý cho vay lại cho nghiệp vụ quản lý nợ công.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

- Tổ chức quản lý và thực hiện thu, chi, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 56 Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP.

-  Báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước trong trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

- Quyết định gia hạn thu hồi khoản vốn ứng trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ và Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.

-  Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc khoanh nợ, cơ cấu lại khoản nợ ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

- Quyết định việc lựa chọn các ngân hàng thương mại trong nước để gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ.

- Phê duyệt kế hoạch thu, chi hàng năm của Quỹ.

3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan:

- Cơ quan được ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm đôn đốc, thu hồi nợ cho vay lại từ người vay lại và hoàn trả kịp thời, đầy đủ về Quỹ.

-  Bên vay lại có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn vay lại đúng mục đích, hoàn trả về Quỹ trực tiếp hoặc thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại đúng hạn, đầy đủ vốn vay lại.

- Bên nhận ứng vốn có trách nhiệm sử dụng khoản ứng vốn đúng mục đích, hoàn trả đúng hạn, đầy đủ nghĩa vụ nợ đến hạn cho Quỹ theo thỏa thuận hoặc hợp đồng ứng vốn. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đầy đủ, kịp thời cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật. Chấp hành các chế tài theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận ứng vốn trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ liên quan.

-  Cơ quan tiếp nhận, quản lý nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, hoàn trả gốc, lãi cho Quỹ đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận.

Phan Văn Quả
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.477.518
Lượt truy cập hiện tại 15.392