Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Ngày cập nhật 07/09/2016

Ngày 01 tháng 7 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng bao gồm: Kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề nêu trên phải hoạt động đúng mục đích, nội dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp; duy trì đủ điều kiện được cấp giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định; tuân thủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu, hàng năm phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần về Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc duy trì vốn tối thiểu theo quy định.

Các lĩnh vực kinh doanh sau đây phải đáp ứng yêu cầu về vốn:

- Kinh doanh vận tải hàng không phải có mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng Việt Nam. Ngoài ra, tùy vào số lượng tàu bay khai thác mà mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định ở các mức khác nhau. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện: Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ; phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân. Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không.

- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay có mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp cảng hàng không đối với kinh doanh cảng hàng không nội địa: 100 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh cảng hàng không quốc tế: 200 tỷ đồng Việt Nam. Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ.

- Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay có mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp như sau: Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

- Trong lĩnh vự kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không có tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.538.682
Lượt truy cập hiện tại 30.804