Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Điều kiện năng lực của giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc
Ngày cập nhật 12/07/2016

Ngày 01 tháng 7 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Theo đó, điều kiện năng lực của giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc được quy định như sau:

Giám định viên tư pháp xây dựng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên; người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phải đáp ứng quy định sau: Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây: Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc. Người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định Tư pháp. Người giám định tư pháp theo vụ việc có quyền và nghĩa vụ thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu; từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do; tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật; hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Giám định Tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các quyền và nghĩa vụ sau: Quyền lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định; sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định; độc lập đưa ra kết luận giám định. Nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp; thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định; thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết; lập hồ sơ giám định; bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản; chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Ngoài các quyền, nghĩa vụ nêu trên, người giám định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp: Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi; được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ngoài các điều kiện trên, giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:

Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.

2. Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:

a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: Thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

b) Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;

c) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;

d) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.

3. Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:

a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

b) Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.

4. Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu tại khoản 2, khoản 3 nêu trên được quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Lê Thị Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.486.510
Lượt truy cập hiện tại 20.924