Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030
Ngày cập nhật 22/02/2021

Ngày 23 tháng 12 năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên đã ban hành Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND về Quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030.

 

Nghị quyết này quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghị quyết này được áp dụng và triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030.

Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, cá nhân trên địa bàn tỉnh (sau đây được gọi chung là doanh nghiệp) có đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ. Chính sách này không áp dụng đối với các doanh nghiệp có các dự án đang được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị quyết này.

Về nguyên tắc hỗ trợ: Nghị quyết quy định phải việc hỗ trợ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

        1. Việc hỗ trợ theo quy định này đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng.

        2. Chỉ hỗ trợ đối với các nội dung chưa nhận hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác của Nhà nước.

3. Trường hợp các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết đồng thời đáp ứng điều kiện theo Quy định này và các quy định khác có liên quan thì được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi ích nhất.

4. Tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước, không vi phạm pháp luật và đang hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký sản xuất, kinh doanh (theo cam kết của doanh nghiệp); chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực đối với các tài liệu liên quan cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các nội dung đã cam kết bằng văn bản trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

5. Căn cứ nguồn lực hỗ trợ, cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp quyết định số lượng doanh nghiệp được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc:

- Doanh nghiệp do nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ trước.

- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được hỗ trợ trước.

- Về ưu tiên các doanh nghiệp có một hoặc nhiều tiêu chí sau đây:

+ Tham gia sản xuất sản phẩm chủ lực của tỉnh; sản xuất hàng xuất khẩu, các mặt hàng thuộc các lĩnh vực được tỉnh ưu tiên phát triển;

+ Doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp đã đạt Giải thưởng chất lượng Việt Nam hoặc đạt Giải thưởng cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh;

+ Không vi phạm các quy định của pháp luật về môi trường;

+ Thực hiện tốt các hoạt động xã hội;

+ Doanh nghiệp có hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, Nghị quyết quy định các loại hình công nghệ, sở hữu trí tuệ được hỗ trợ như sau:

1. Công nghệ tạo sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao.

2. Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Công nghệ nhằm nâng giá trị gia tăng, cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; công nghệ giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động; công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

4. Tiếp nhận công nghệ tiên tiến; các phương pháp gia công mới, tiên tiến; công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển (công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học, y dược, du lịch, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương), giải mã công nghệ.

5. Nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ; thiết kế, chế tạo thiết bị công nghệ mới thay thế thiết bị nhập ngoại.

6. Thực hiện xây dựng và áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, hoạt động tiêu chuẩn hóa. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

7. Hỗ trợ tham gia các sự kiện khoa học và công nghệ.

8. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

9. Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến phát triển tài sản trí tuệ (bao gồm: bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng mới,...).

10. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; truy suất nguồn gốc, mã số mã vạch.

11. Các trường hợp đặc biệt (hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của lĩnh vực, ngành, phát triển  khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.657.068
Lượt truy cập hiện tại 21.533