Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
SỞ TƯ PHÁP CƠ BẢN HOÀN THÀNH CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018
Ngày cập nhật 23/07/2018

Ngày 20 tháng 7 năm 2018, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức họp sơ kết thực hiện Chương trình công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2018. Hội nghị có sự tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp, đại diện lãnh đạo các cơ quan nội chính, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan truyền thông báo chí. Hội nghị do đồng chí Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư thường trực kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy chủ trì.

 

Hội nghị đã nghe và thảo luận về nội dung các báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2018; Báo cáo sơ kết thực hiện Chương trình 05 về phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2017-2018 (gọi tắt là Chương trình phối hợp số 05). Trong đó, nội dung thảo luận chú trọng các đến các vướng mắc và giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Theo các báo cáo và ý kiến phát biểu của Đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy,  Sở Tư pháp đã hoàn thành các nhiệm vụ được phân công trong thực hiện chương trình cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2018. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Đề án thành lập Chi bộ cơ sở của Đoàn Luật sư, Sở đã khảo sát và báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy, Ban Tổ chưc Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xem xét, quyết định. Phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy xây dựng Báo cáo sơ kết hoạt động phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2017-2018. Trong công tác bổ trợ tư pháp, đã triển khai Hệ tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư; rà soát các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Tham gia góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 10/2014/TT-BTP ngày 07/4/2014 quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư. Tiếp tục triển khai việc sử dụng dịch vụ phần mềm quản lý hồ sơ công chứng CeNM; cung cấp thông tin về đăng ký hành nghề công chứng theo đề nghị của Sở Tư pháp các tỉnh theo quy định. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; đề nghị Cục Bổ trợ Tư pháp điều chỉnh, bổ sung danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp được đẩy mạnh. Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh quán triệt, triển khai nhiệm vụ này qua Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2018, Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật mới cho lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố Huế... Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức 02 hội nghị triển khai, phổ biến 04 văn bản pháp luật mới cho 300 lượt người là lãnh đạo các Sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện. Sở Tư pháp tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã, cán bộ chủ chốt ở cơ sở và tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác, như: Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật... Một số nhiệm vụ mới phát sinh Sở Tư pháp cũng đã kịp thời tuyên truyền cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, như: Về Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Đặc khu, “Hội thánh Đức chúa trời”.

Trong thực hiện Chương trình phối hợp số 05, đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018, trong đó chú trọng nội dung thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp. Xây dựng Kế hoạch hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, nêu rõ nhiệm vụ thực hiện Chương trình phối hợp 05 và định hướng triển khai để các cơ quan, địa phương thực hiện. Các hoạt động khác theo Chương trình phối hợp 05 được quan tâm triển khai, như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; phối hợp tuyên truyền với cơ quan báo chí, truyền thông; phổ biến tài liệu về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp;  kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện và thi đua, khen thưởng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số công việc thuộc nhiệm vụ của Sở Tư pháp còn khó khăn, hạn chế, như: Số lượng tổ chức hành nghề công chứng tại Thừa Thiên Huế còn thấp so với các tỉnh và so với kế hoạch đề ra; công tác giám định tư pháp trong một số lĩnh vực thiếu giám định viên; công tác phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp có lúc, có việc thiếu chặt chẽ, chưa rõ nét, một số nội dung trong Chương trình chưa được triển khai đầy đủ dẫn đến kết quả triển khai chưa toàn diện... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó tập trung vào các nguyên nhân: Thiếu nguồn lực (công chứng viên, giám định viên, báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật chuyên sâu về cải cách tư pháp; kinh phí được cấp chưa bảo đảm theo yêu cầu nhiệm vụ); đối với Chương trình phối hợp số 05, có nhiều nội dung có yêu cầu về quy mô, phạm vi thực hiện rộng, trong khi các cơ quan, địa phương chưa bảo đảm được nguồn lực, một số nội dung hoạt động phụ thuộc vào cơ quan cấp trên nên khó chủ động triển khai; nhân sự Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hay có biến động...

Xác định những vướng mắc trên, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thông tin thêm, hiện tại, Sở Tư pháp đã phối hợp với Học viện Tư pháp mở lớp đào tạo nghề công chứng, trong thời gian tới sẽ khắc phục được vấn đề thiều nguồn công chứng viên; về giám định tư pháp, đang triển khai Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để dần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công tác này. Đối với hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, địa phương lồng ghép thực hiện trong các chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Ngoài các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của Sở Tư pháp, đại diện các cơ quan đã tham gia ý kiến đối với công việc có liên quan. Trong đó, tập trung vào việc nêu lên những vướng mắc trong thực hiện các quy định mới của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, khó khăn về kinh phí của các cơ quan Tư pháp, công tác phối hợp giữa các ngành và kiến nghị Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ.

Đồng chí Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư thường trực kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy đã kết luận về Hội nghị. Ghi nhận các ý kiến đóng góp và những vấn đề mà các cơ quan kiến nghị để đưa vào báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các vấn đề liên quan. Đồng thới, đánh giá cao việc Sở Tư pháp chủ động, kịp thời tuyên truyền  Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Đặc khu, “Hội thánh Đức chúa trời”. Về các công việc trong thời gian tới, đồng chí yêu cầu các cơ quan tập trung thực hiện một số việc trọng tâm, như: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bám sát Chương trình công tác cải cách tư pháp năm 2018 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp; Ban Nội chính Tỉnh ủy thực hiện kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách tư pháp theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; các ngành nội chính tăng cường các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành để thuận lợi hơn trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giữa các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh...; nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp theo hướng đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, chú trọng lồng ghép công tác này trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và các chương trình, đề án có liên quan để bảo đảm nguồn lực cũng như yêu cầu nhiệm vụ...

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
SỞ TƯ PHÁP CƠ BẢN HOÀN THÀNH CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018
Ngày cập nhật 23/07/2018

Ngày 20 tháng 7 năm 2018, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức họp sơ kết thực hiện Chương trình công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2018. Hội nghị có sự tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp, đại diện lãnh đạo các cơ quan nội chính, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan truyền thông báo chí. Hội nghị do đồng chí Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư thường trực kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy chủ trì.

 

Hội nghị đã nghe và thảo luận về nội dung các báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2018; Báo cáo sơ kết thực hiện Chương trình 05 về phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2017-2018 (gọi tắt là Chương trình phối hợp số 05). Trong đó, nội dung thảo luận chú trọng các đến các vướng mắc và giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Theo các báo cáo và ý kiến phát biểu của Đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy,  Sở Tư pháp đã hoàn thành các nhiệm vụ được phân công trong thực hiện chương trình cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2018. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Đề án thành lập Chi bộ cơ sở của Đoàn Luật sư, Sở đã khảo sát và báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy, Ban Tổ chưc Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xem xét, quyết định. Phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy xây dựng Báo cáo sơ kết hoạt động phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2017-2018. Trong công tác bổ trợ tư pháp, đã triển khai Hệ tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư; rà soát các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Tham gia góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 10/2014/TT-BTP ngày 07/4/2014 quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư. Tiếp tục triển khai việc sử dụng dịch vụ phần mềm quản lý hồ sơ công chứng CeNM; cung cấp thông tin về đăng ký hành nghề công chứng theo đề nghị của Sở Tư pháp các tỉnh theo quy định. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; đề nghị Cục Bổ trợ Tư pháp điều chỉnh, bổ sung danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp được đẩy mạnh. Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh quán triệt, triển khai nhiệm vụ này qua Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2018, Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật mới cho lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố Huế... Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức 02 hội nghị triển khai, phổ biến 04 văn bản pháp luật mới cho 300 lượt người là lãnh đạo các Sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện. Sở Tư pháp tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã, cán bộ chủ chốt ở cơ sở và tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác, như: Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật... Một số nhiệm vụ mới phát sinh Sở Tư pháp cũng đã kịp thời tuyên truyền cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, như: Về Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Đặc khu, “Hội thánh Đức chúa trời”.

Trong thực hiện Chương trình phối hợp số 05, đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018, trong đó chú trọng nội dung thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp. Xây dựng Kế hoạch hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, nêu rõ nhiệm vụ thực hiện Chương trình phối hợp 05 và định hướng triển khai để các cơ quan, địa phương thực hiện. Các hoạt động khác theo Chương trình phối hợp 05 được quan tâm triển khai, như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; phối hợp tuyên truyền với cơ quan báo chí, truyền thông; phổ biến tài liệu về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp;  kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện và thi đua, khen thưởng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số công việc thuộc nhiệm vụ của Sở Tư pháp còn khó khăn, hạn chế, như: Số lượng tổ chức hành nghề công chứng tại Thừa Thiên Huế còn thấp so với các tỉnh và so với kế hoạch đề ra; công tác giám định tư pháp trong một số lĩnh vực thiếu giám định viên; công tác phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp có lúc, có việc thiếu chặt chẽ, chưa rõ nét, một số nội dung trong Chương trình chưa được triển khai đầy đủ dẫn đến kết quả triển khai chưa toàn diện... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó tập trung vào các nguyên nhân: Thiếu nguồn lực (công chứng viên, giám định viên, báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật chuyên sâu về cải cách tư pháp; kinh phí được cấp chưa bảo đảm theo yêu cầu nhiệm vụ); đối với Chương trình phối hợp số 05, có nhiều nội dung có yêu cầu về quy mô, phạm vi thực hiện rộng, trong khi các cơ quan, địa phương chưa bảo đảm được nguồn lực, một số nội dung hoạt động phụ thuộc vào cơ quan cấp trên nên khó chủ động triển khai; nhân sự Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hay có biến động...

Xác định những vướng mắc trên, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thông tin thêm, hiện tại, Sở Tư pháp đã phối hợp với Học viện Tư pháp mở lớp đào tạo nghề công chứng, trong thời gian tới sẽ khắc phục được vấn đề thiều nguồn công chứng viên; về giám định tư pháp, đang triển khai Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để dần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công tác này. Đối với hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, địa phương lồng ghép thực hiện trong các chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Ngoài các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của Sở Tư pháp, đại diện các cơ quan đã tham gia ý kiến đối với công việc có liên quan. Trong đó, tập trung vào việc nêu lên những vướng mắc trong thực hiện các quy định mới của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, khó khăn về kinh phí của các cơ quan Tư pháp, công tác phối hợp giữa các ngành và kiến nghị Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ.

Đồng chí Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư thường trực kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Tỉnh ủy đã kết luận về Hội nghị. Ghi nhận các ý kiến đóng góp và những vấn đề mà các cơ quan kiến nghị để đưa vào báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các vấn đề liên quan. Đồng thới, đánh giá cao việc Sở Tư pháp chủ động, kịp thời tuyên truyền  Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Đặc khu, “Hội thánh Đức chúa trời”. Về các công việc trong thời gian tới, đồng chí yêu cầu các cơ quan tập trung thực hiện một số việc trọng tâm, như: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bám sát Chương trình công tác cải cách tư pháp năm 2018 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp; Ban Nội chính Tỉnh ủy thực hiện kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách tư pháp theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; các ngành nội chính tăng cường các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành để thuận lợi hơn trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giữa các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh...; nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp theo hướng đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, chú trọng lồng ghép công tác này trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và các chương trình, đề án có liên quan để bảo đảm nguồn lực cũng như yêu cầu nhiệm vụ...

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.443.951
Lượt truy cập hiện tại 1.069