1. Đẩy mạnh đầu tư vào các hạ tầng băng rộng
a) Phát triển hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao (Gb/s, Tb/s); phát triển thuê bao băng rộng cố định FTTH tới hộ gia đình; đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học,...
b) Phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (4G/5G) trên phạm vi toàn tỉnh; thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G) và chương trình thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh cho người dân.
c) Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) đáp ứng được yêu cầu của của các lĩnh vực giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị…
d) Chuyển đổi mạng lưới, hệ thống thông tin sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6).
đ) Mở rộng vùng cung cấp dịch vụ viễn thông băng rộng trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa các phương thức cáp quang, di động, vệ tinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
e) Tăng cường phối hợp, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để tăng hiệu quả đầu tư, phát triển, xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp bảo đảm mỹ quan và an toàn cho người dân; triển khai các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến (thụ động/tích cực tích hợp với các hạ tầng liên ngành có tính thiết yếu như điện, nước); triển khai roaming trong nước trên các hạ tầng di động (4G/5G).
g) Triển khai các hoạt động thúc đẩy phổ cập điện thoại di động thông minh, hỗ trợ người dân tiếp cận nhanh với quá trình chuyển đổi số, khai thác hiệu quả các dịch vụ số.
2. Phát triển hạ tầng điện toán đám mây
a) Hỗ trợ các Sở, ban, ngành sử dụng, hạ tầng điện toán đám mây của tỉnh.
b) Thực hiện chuyển đổi các hệ thống thông tin của tỉnh lên hạ tầng sử dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
c) Thực hiện tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin có liên quan trên hạ tầng sử dụng công nghệ điện toán đám mây.
3. Chuyển đổi từ cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang cung cấp dịch vụ số, phát triển các nền tảng cung cấp hạ tầng như dịch vụ
a) Phát triển Chính phủ số, triển khai các hạ tầng số phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số.
b) Đầu tư, xây dựng, phát triển các nền tảng số cung cấp hạ tầng như dịch vụ, phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế số, xã hội số.
4. Hạ tầng công nghệ số
a) Phát triển hạ tầng công nghệ số, ưu tiên công nghệ AI, IoT, đáp ứng yêu cầu ứng dụng chính phủ số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số.
b) Ứng dụng cảm biến, mạng đáng tin cậy, phần mềm và phần cứng cũng như các công nghệ khác phục vụ thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu.
c) Công nghệ số AI, IoT trở thành nền tảng để xây dựng sức mạnh sản xuất và sức mạnh không gian mạng, phát triển kinh tế số và hệ thống quản trị số quốc gia và năng lực quản trị số…
5. Phát triển nền tảng số:
a) Phát triển các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số ngành của một số ngành, lĩnh vực.
b) Thúc đẩy phát triển các nền tảng số do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức./.