Theo đó, Kế hoạch đã đề ra nhiệm vụ và xây dựng giải pháp thực hiện “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021– 2025” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể:
NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện liên quan thực hiện các nhiệm vụ khi có hướng dẫn và yêu cầu của Uỷ ban Dân tộc về Hệ thống thông tin báo cáo Chương trình.
2. Cổng thông tin thành phần Chương trình
Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành, UBND các huyện liên quan phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan của Uỷ ban Dân tộc trong quá trình xây dựng, đào tạo, vận hành, xử lý khắc phục sự cố các Hệ thống thông tin đã triển khai khi có hướng dẫn và yêu cầu của Uỷ ban Dân tộc.
3. Xây dựng, nâng cấp Hệ thống họp trực tuyến
Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành, UBND các huyện liên quan tham mưu trình UBND tỉnh đầu tư mới hoặc nâng cấp Hệ thống họp trực tuyến cho các cơ quan thường trực Chương trình cấp tỉnh, cấp huyện bằng ngân sách Chương trình được phân bổ, nhằm triển khai đồng bộ, thống nhất; Thuê đường truyền chuyên biệt phục vụ Hệ thống điều hành, Hệ thống thông tin phục vụ Chương trình đáp ứng chuẩn kết nối theo hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc.
4. Bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia
Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện liên quan tham mưu UBND tỉnh phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan chủ trì Uỷ ban Dân tộc về xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ triển khai các Dự án, Tiểu dự án, nội dung, hoạt động của Chương trình: giải pháp về triển khai đồng bộ số liệu với Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
5. Tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, tập huấn
Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, hội nghị, hội thảo về CĐS và quản lý Hệ thống thông tin Chương trình; nâng cao kỹ năng của cán bộ quản lý Chương trình các cấp trong ứng dụng CNTT và CĐS các hoạt động của Chương trình.
Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo tuyên truyền về CĐS và ứng dụng CNTT cho cộng đồng và người dân vùng đồng bào DTS&MN tỉnh.
GIẢI PHÁP
1. Chuyển đổi nhận thức
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực về CĐS và ứng dụng CNTT cho cán bộ triển khai Chương trình và cộng đồng, người dân vùng đồng bào DTTS&MN:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về CĐS, ứng dụng CNTT, gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong triển khai các hoạt động của Chương trình trên địa bàn tỉnh.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các nền tảng công nghệ số, như: cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, video tuyên truyền, bản tin, chuyên đề, tài liệu…
- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về CĐS và ứng dụng CNTT cho đối tượng thụ hưởng và đối tượng thực hiện Kế hoạch.
2. Thể chế số
Các hệ thống số ứng dụng CNTT, cơ sở dữ liệu số được thiết kế, xây dựng, nâng cấp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình phải đảm bảo kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu với các hệ thống của Ủy ban Dân tộc, của tỉnh.
3. Phát triển nguồn nhân lực
- Biên soạn các chương trình, tài liệu tập huấn về CĐS, các tài liệu hướng dẫn áp dụng CĐS và ứng dụng CNTT trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh.
- Tăng cường tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT, CĐS, khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý, thực hiện và cán bộ triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh thông qua các hội nghị, hội thảo, biên soạn và phổ biến tài liệu tập huấn…
- Tổ chức các các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp trên địa bàn tỉnh; tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn do Ủy ban Dân tộc tổ chức.
4. Triển khai thí điểm mô hình CĐS
- Nghiên cứu triển khai thí điểm CĐS một số hoạt động của Chương trình có khả năng phát huy hiệu quả, tính lan tỏa cao được các tổ chức, cá nhân quan tâm.
- Thực hiện xây dựng thí điểm một số mô hình CĐS trong quản lý, tổ chức, tổng hợp Chương trình tại địa phương. Từ đó tạo cơ sở để nhân rộng mô hình và căn cứ triển khai cho giai đoạn tiếp theo.
5. Xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì
- Đầu tư nâng cấp và thuê dịch vụ hạ tầng trang thiết bị CNTT tại cơ quan quản lý Chương trình ở các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ CĐS trong quản lý Chương trình.
- Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố trực tiếp và trực tuyến các hệ thống thông tin đã triển khai.
6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Xây dựng, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt các hệ thống thông tin, dữ liệu số thuộc Kế hoạch.
- Tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, mô hình 04 lớp an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc dự án theo quy định của Đề án tại quy định tại Quyết định 330/QĐ-UBDT ngày 12/5/2023.
- Thuê hoặc mua thiết bị, giải pháp, dịch vụ vận hành đảm bảo an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin, dữ liệu; đảm bảo các trang thiết bị được tích hợp vào các dự án thành phần theo yêu cầu thực tế.
7. Huy động nguồn lực triển khai
- Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, CNTT đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng internet đến cấp xã, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử;
- Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển KT-XH, các nguồn huy động hợp pháp khác từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số./.