Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030
Ngày cập nhật 26/06/2023

Ngày 16 tháng 6 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, đã đề ra yêu cầu và quan điểm chỉ đạo để triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng, cụ thể:

1. Mục đích và yêu cầu

- Thực hiện có hiệu quả Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được phê duyệt kèm theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đối với việc thực hiện Chiến lược an toàn, an ninh mạng.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, chủ động ứng phó từ sớm, từ xa với các nguy cơ, thách thức, hoạt động gây tổn hại tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng, trong đó cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò điều phối, gắn kết, chia sẻ thông tin. Xác định nguồn lực nhà nước là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân là quan trọng, đột phá.

- Nâng cao năng lực về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, chủ động sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công cuộc chuyển đổi số quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại thực hiện Chiến lược. Nghiên cứu các giải pháp xử lý, khắc phục lỗ hổng bảo mật, điểm yếu về bảo mật, an toàn thông tin.

- Xác định từng công việc cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị địa phương liên quan; thực thi tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện

2. Quan điểm chỉ đạo

- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng và an ninh mạng, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng. Xây dựng lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiện đại, chuyên nghiệp, có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- An toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, là trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số và sự phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên số. An toàn, an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài nhằm khởi tạo và duy trì môi trường mạng an toàn, lành mạnh, tin cậy cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi người dân. Đầu tư cho an toàn, an ninh mạng là đầu tư cho phát triển bền vững và tạo ra giá trị.

- Nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội do không gian mạng mang lại để phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm để thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa an toàn, an ninh mạng (cyber resilience): Từ mô hình bảo vệ phân tán sang mô hình bảo vệ tập trung; từ bị động ứng cứu sự cố sang chủ động dự báo sớm, cảnh báo sớm, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả; từ đơn độc bảo vệ, giấu kín thông tin bị tấn công mạng sang chủ động hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm chủ động phòng ngừa và hỗ trợ xử lý sự cố, phục hồi hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

- Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam là giải pháp căn cơ bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia; phát triển thị trường, doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh về an toàn, an ninh mạng, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng lực cao về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng trên tinh thần làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia trên không gian mạng của các nước khác, tuân thủ luật pháp quốc tế và các hiệp ước đa phương, song phương mà Việt Nam tham gia.

Để đạt được các mục tiêu theo quan điểm chỉ đạo trên, Kế hoạch cũng đưa ra các nhóm nhiệm vụ giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện:

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

- Bảo vệ hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, cơ sở hạ tầng không gian mạng

- Bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và bảo vệ hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin

- Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng

- Đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện./.

Hồng Ngự
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.708.248
Lượt truy cập hiện tại 12.263