Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch đặt ra là:
- Chuyển đổi số ngành Tư pháp là nhiệm vụ quan trọng để góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, phát triển chính quyền số tỉnh Thừa Thiên Huế, công sở số trong ngành Tư pháp.
- Trọng tâm của chuyển đổi số là phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành Tư pháp; là động lực để phát huy và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế (Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).
Để thực hiện mục tiêu trên, tại Kế hoạch đã đề ra giải pháp thực hiện, như sau:
1. Chuyển đổi số ngành hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số, Công sở số
- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế ứng dụng công nghệ thông tin, quy chế vận hành các hệ thống phần mềm chuyên ngành đảm bảo theo mục tiêu “4 không” “1 có”.
- Triển khai áp dụng Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh làm cơ sở cho việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” trong giai đoạn tiếp theo phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện kết nối Hệ thống Dịch vụ công của tỉnh với các phần mềm chuyên ngành của Bộ Tư pháp qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Bộ Tư pháp (LGSP).
- Thường xuyên tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho công chức, viên chức, người lao động.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đủ năng lực để vận hành Chính quyền điện tử, Chính quyền số, Công sở số tại Sở Tư pháp và các đơn vị trực thuộc.
- Tăng cường tổ chức Hội nghị, Hội thảo bằng hình thức trực tuyến.
- Nâng cấp, bổ sung, thay thế trang thiết bị hạ tầng mạng, đảm bản vận hành, kết nối thông suốt.
- Đưa và khai thác, sử dụng các sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin, có đầy đủ bản quyền.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cấp phát chữ ký số cho 100% công chức, viên chức và cấp phát chữ ký số qua SIM di động cho 100% lãnh đạo cấp Phòng trở lên để triển khai hệ thống chữ ký số, chữ ký điện tử trong toàn ngành.
- Tiếp tục hoàn thành triển khai các dịch vụ công mức độ 4, thực hiện chuyển đổi số qua các bước dịch vụ công trực tuyến.
- Tiếp tục duy trì cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh vào cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp.
- Tiếp tục phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh duy trì kết nối liên thông cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu ngành bảo hiểm để thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Rà soát, hoàn thiện và ban hành quy định triển khai quy trình số trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Rà soát lại các hệ thống thông tin, báo cáo, thống kê chuyên ngành của Bộ Tư pháp, của Trung ương để kế thừa dữ liệu. Đối với các số liệu chưa có từ các hệ thống thông tin chuyên ngành thì xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành.
- Số hóa, chuyển đổi số quy trình cập nhật số liệu quản lý chỉ tiêu kinh tế xã hội ngành Tư pháp để hình thành báo cáo số. Xây dựng quy định, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông để xác định lộ trình triển khai phù hợp.
2. Chuyển đổi số ngành hướng đến xây dựng Xã hội số
- Phát triển nền tảng tích hợp, kết nối dữ liệu của ngành Tư pháp với các hệ thống, cơ sở dữ liệu trong tỉnh nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh.
- Nghiên cứu phát triển các giải pháp khai thác, chia sẽ dữ liệu ngành Tư pháp trên nền tảng di động, thiết bị thông minh nhằm mở rộng khả năng tương tác, tiếp cận của công dân, tổ chức và doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
3. Chuyển đổi số ngành hướng đến phát triển Kinh tế số
- Tổ chức triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán chi phí liên quan qua phần mềm Hue-S tại các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh.
- Tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền công chức, viên chức, người lao động không dùng tiền mặt trong thanh toán các dịch vụ giao dịch phổ biến (điện, nước, viễn thông,...) thông qua ứng dụng Hue-S.
4. Nguồn nhân lực đảm bảo triển khai
- Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp.
- Xây dựng cơ chế đãi ngộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút được cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành Tư pháp.