Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Một số góp ý đối với dự thảo Luật Công chứng sửa đổi
Ngày cập nhật 13/10/2023

Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi được Bộ Tư pháp tiếp tục lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật. Nhìn chung, dự thảo có nhiều điểm được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ, như: 

Việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi khái niệm công chứng; quy định công chứng viên (CCV) tiến hành xác minh, yêu cầu giám định trong trường hợp cần thiết để bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; trường hợp người yêu cầu công chứng không đồng ý với việc xác minh, giám định thì CCV có quyền từ chối công chứng; quyết định chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch từ Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng đối với những địa bàn cấp huyện đã phát triển được tổ chức hành nghề công chứng ; bổ sung quy định cấm CCV đầu tư toàn bộ hoặc góp vốn với CCV khác để thành lập, duy trì hoạt động của văn phòng công chứng (VPCC) nhưng không tham gia hợp danh vào VPCC đó; góp vốn, nhận vốn góp, hợp tác với tổ chức, cá nhân không phải là CCV để thành lập, duy trì hoạt động của VPCC; nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC) phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập; bổ sung một số trường hợp thu hồi quyết định cho phép thành lập VPCC (bao gồm: (i) Nội dung đăng ký hoạt động của VPCC không phù hợp với hồ sơ đề nghị thành lập VPCC đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; (ii) Hết thời hạn góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này mà không có ít nhất là 02 CCV góp đúng và đủ số vốn cam kết; (iii) VPCC do tổ chức, người không phải là CCV đầu tư toàn bộ hoặc một phần để thành lập, duy trì hoạt động; (iv) VPCC hết thời hạn tạm ngừng hoạt động mà lý do tạm ngừng vẫn còn); quy định rõ VPCC bị thu hồi quyết định cho phép thành lập ngay khi không bảo đảm số lượng tối thiểu 02 thành viên hợp danh thay vì cho phép thời hạn 06 tháng để bổ sung CCV hợp danh như hiện nay; bổ sung 01 đối tượng có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là TCHNCC nơi đã thực hiện việc công chứng; công chứng điện tử để tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động công chứng,…
 
Để góp phần tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Công chứng sửa đổi, một số nội dung dự thảo nên sửa đổi như sau:
 
- Điểm b khoản 2 Điều 7 về hành vi bị nghiêm cấm: Bổ sung thêm trường hợp bị nghiêm cấm nhằm mục đích bổ nhiệm lại công chứng viên, cụ thể: “b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng hoặc để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; bổ nhiệm lại công chứng viên”.
 
- Về những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên: Khoản 1 Điều 12 dự thảo đưa ra 02 phương án để lựa chọn, thì phương án “Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xoá án tích hoặc về tội phạm do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.” là phù hợp với yêu cầu về tính chất nghề nghiệp của công chứng.
 
- Khoản 3 Điều 12 dự thảo, nên sửa thành: “Người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” để phù hợp với quy định tại Điều 22, 23 và 24 Bộ luật Dân sự năm 2015.
 
- Điều 16 về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên: Đề nghị bổ sung thêm các quy định: “Công chứng viên không được thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh”. Nhằm bảo đảm tính ổn định trong hoạt động, tính chịu trách nhiệm vô hạn của công chứng viên trong nghề công chứng và phù hợp với quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
 
- Khoản 2 Điều 18 quy định: “Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”.
 
Để đảm bảo cho công tác luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, nên điều chỉnh quy định Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên theo hướng: Trưởng phòng công chứng là công chứng viên, trừ trường hợp do luân chuyển, điều động thì trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm luân chuyển, điều động phải được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định.
 
- Điều 21 quy định về Văn phòng công chứng, dự thảo đưa ra 02 phương án lựa chọn, thì phương án 2: “Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh” là phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, tránh tình trạng hợp danh hình thức.
 
- Điều 23 về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, cũng nên bổ sung thêm trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động: Giấy đăng ký hoạt động đã cấp bị hỏng, rách hoặc không thể hiện rõ các nội dung thông tin.
- Về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn: nên bổ sung thêm quy định về sử dụng căn cước công dân điện tử trên ứng dụng VneID; điểm c Khoản 1 Điều 41 quy định thông tin công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thông tin vợ/chồng, cha, mẹ có thể thay thế  các giấy tờ như: Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh trong hoạt động công chứng (điểm đ khoản 1 Điều 41) và bổ sung: “Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký vào hợp đồng, giao dịch trong trường hợp Công chứng viên thấy cần thiết” (khoản 2 Điều 49).
- Bổ sung thêm trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc
 
- Về cấp bản sao văn bản công chứng: bổ sung thêm các nội dung tại Điều 68 dự thảo: Quy định về giá trị pháp lý của bản sao văn bản công chứng để đảm bảo quyền lợi của người yêu cầu công chứng khi thực hiện các thủ tục có liên quan trong trường hợp bị mất bản chính văn bản công chứng. Hình thức thể hiện của bản sao công chứng (có đóng dấu “bản sao”, dấu giáp lai của các tổ chức hành nghề công chứng,..). Thủ tục cấp bản sao văn bản công chứng.
 
- Khoản 5 Điều 67 nên sửa đổi thành:“Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề công chứng đó phải thỏa thuận với một tổ chức hành nghề công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng; nếu không thỏa thuận được thì Sở Tư pháp chỉ định một tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ công chứng”.
 
- Bổ sung quy định về việc “công chứng văn bản hủy bỏ văn bản từ chối nhận di sản”; trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng./.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.522.338
Lượt truy cập hiện tại 3.264