Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thiếu thống nhất về xác định tuổi trẻ em trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
Ngày cập nhật 30/08/2012

Pháp luật Việt Nam quy định về độ tuổi trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình,...Trong đó có độ tuổi trẻ em. Tuy nhiên, giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với công ước Quốc tế về quyền trẻ em về vấn đề xác định độ tuổi của trẻ em còn mâu thuẩn; mặt khác ngay cả các quy đinh của pháp luật Việt Nam về tuổi trẻ em trong các lĩnh vực còn thiếu thống nhất nên rất khó trong quá trình thực hiện, chưa bảo vệ được đầy đủ các quyền trẻ em được pháp luật Quốc tế ghi nhận.

1. Thiếu thống nhất về xác định tuổi là trẻ em trong pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam
Theo công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 (Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước này vào ngày 20/2/1990). Ngay tại Điều 1 đã xác định trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Trên cơ sở đó trẻ em có các quyền cơ bản sau: Quyền được có họ tên và quốc tịch, quyền được bảo vệ và chăm sóc, quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ, quyền được học hành, quyền được sống trong môi trường lành mạnh, quyền được giải trí, quyền được thông tin, quyền được tổ chức hội họp, quyền được tự do bày tỏ ý kiến, quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi, quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục,…
Theo Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi Quốc tế cũng quy định: trẻ em có thể được nhận làm con nuôi là những người dưới 18 tuổi.
Trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 của Việt Nam quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi (Điều 1)
Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định về tuổi xác định trẻ em  khác nhau nên các quy định của pháp luật Việt Nam củng có sự thiếu thống nhất. Trong các văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở độ tuổi nhiều thuật ngữ được sử dụng như: người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi), người thành niên (người đủ 18 tuổi), trẻ em (dưới 16 tuổi), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi,….
2. Thiếu thống nhất trong quy định tuổi theo pháp luật Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi lĩnh vực lại quy định độ tuổi khác nhau, không có sự thống nhất với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thứ nhất, trong lĩnh vực hình sự và tố tụng: Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được phân thành hai trường hợp: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật Hình sự 1999). Ngoài ra, pháp luật hình sự còn quy định mức hình phạt đối với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt là cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ hay là tù có thời hạn (Điều 71). Như vậy, đối với người chưa thành niên phạm tội thì không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình mà không có sự phân biệt có phải là trẻ em theo pháp luạt Việt Nam hay không. Do vậy trong những

TS. Đoàn Đức Lương, Nguyễn Sơn Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 376