|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
|
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC Ngày cập nhật 29/05/2018
Qua 12 năm thi hành, Luật Giáo dục đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân; đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Luật đã nảy sinh một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân; quản lý Nhà nước về giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo; chính sách đối với học sinh, sinh viên sư phạm... Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập. Sau đây là một số ý kiến đóng góp:
1. Về nội dung của dự thảo Luật
a) Khoản 7 Điều 1 Dự thảo Luật quy định sửa đổi, bổ sung Điều 27 về mục tiêu của giáo dục phổ thông của cả ba cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, những khái niệm quy định tại dự thảo còn trừu tượng, chung chung rất khó hiểu đối với học sinh và phụ huynh để có thể phối hợp với nhà trường để thực hiện mục tiêu này, như “nhằm phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân” “nhằm hình thành những cơ sở cho sự phát triển”; “nhằm củng cố và phát triển những kết quả ... học vấn phổ thông nền tảng..."; “nhằm bảo đảm cho học sinh củng cố và phát triển... lao động”... Xây dựng Mục tiêu giáo dục phải sử dụng từ ngữ rõ ràng, thống nhất, không trừu tượng, dễ hiểu, ngắn gọn dễ nhớ để thực hiện, kiến nghị Ban Soạn thảo thiết kế lại nội dung các mục tiêu giáo dục các cấp học theo yêu cầu phục vụ trực tiếp cho thầy giáo, các nhà quản lý giáo dục trong dạy và học; cho đông đảo phụ huynh các tầng lớp xã hội và học sinh các cấp hiểu và phấn đấu thực hiện.
b) Khoản 28 Điều 1 Dự thảo Luật quy định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 89 về chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm, dự thảo Luật đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. bản thân đồng ý với nội dung sửa đổi để thực hiện chi trả chính sách đúng đối tượng làm việc trong ngành giáo dục và đề nghị cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học; kiến nghị bổ sung quy định về việc hoàn trả học phí trong trường hợp người học tự đóng học phí.
c) Khoản 35 Điều 1 dự thảo Luật quy định sửa đổi, bổ sung Điều 105 về học phí: Khoản 2 Điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định: “từng bước phổ cập giáo dục trung học”; Nghị quyết số 29-NQ/TƯ quy định: “Đối với giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”, tuy nhiên dự thảo Luật chỉ quy định học sinh tiểu học trường công lập không phải nộp học phí, không quy định cho học sinh mầm non, học sinh Trung học cơ sở, học sinh Trung học phổ thông, đa số các học sinh này đều sống ở vùng nông thôn, miền núi, thu nhập gia đình tương đối thấp, vì vậy mặc dù mức thu học phí không quá cao, nhưng cũng là một gánh nặng đối với gia đình có thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo... Do vậy, kiến nghị cần quy định chính sách miễn giảm học phí cho đối tượng này, đảm bảo giáo dục cơ bản cho toàn bộ học sinh có hoàn cảnh khác nhau trong cả nước được tiếp cận với giáo dục phổ thông.
2. Về ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo
a) Tại Khoản 5 Điều 1 dự thảo Luật quy định sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6, kiến nghị thống nhất sử dụng cụm từ “mô đun” hay “mô-đun”.
b) Tại Khoản 9 Điều 1 dự thảo Luật quy định sửa đổi, bổ sung Điều 29, kiến nghị viết đầy đủ tên “Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục” hoặc “Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa” để tránh nhầm lẫn.
c) Tại Khoản 27 Điều 1 dự thảo Luật quy định sửa đổi, bổ sung Điều 80, kiến nghị bố cục theo điều, khoản (dự thảo chỉ bố cục theo điều).
Thủy Phương Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.548.523 Lượt truy cập hiện tại 2.843
|
|