Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Báo cáo viên pháp luật
Ngày cập nhật 23/02/2018

Thụ động trong hoạt động

Hiện nay, số lượng báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Báo cáo viên công tác trong nhiều ngành, “phủ sóng” đầy đủ các lĩnh vực. Thêm vào đó, đội ngũ các luật gia, luật sư hoạt động năng động, luôn sẵng sàng tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10) đã tạo không gian hoạt động rõ ràng, thuận lợi cho Báo cáo viên, đó là thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc (Báo cáo viên pháp luật Trung ương); trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công nhận báo cáo viên pháp luật (Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh); trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố nơi công nhận báo cáo viên pháp luật (Báo cáo viên pháp luật cấp huyện); trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi công nhận tuyên truyền viên pháp luật (Tuyên truyền viên pháp luật).

Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được quy định rõ ràng, thuận lợi, giúp các cơ quan, địa phương củng cố, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật thường xuyên, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngay tại chỗ.

Tưởng chừng với quy định khá rõ ràng, thông thoáng về Báo cáo cáo viên pháp luật như trên sẽ bảo đảm được nhu cầu về báo cáo viên pháp luật cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, tình trạng thiếu báo cáo viên pháp luật hoặc báo cáo viên pháp luật không đáp ứng yêu cầu lại là vấn đề được các ngành, các địa phương không ít lần “than phiền”.

Vướng mắc này chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

- Báo cáo viên pháp luật hoạt động kiêm nhiệm nên có lúc không có thời gian để đáp ứng yêu cầu phổ biến pháp luật của các ngành, địa phương. Đây là thực tế và cũng là vướng mắc của nhiều báo cáo viên. Yêu cầu công tác chuyên môn buộc báo cáo viên phải lựa chọn ưu tiên cho công tác chuyên môn, tạo nên “khoảng trống” khi có yêu cầu phổ biến pháp luật của các cơ quan, địa phương.

- Có những Báo cáo viên thiếu kỹ năng thực hiện phổ biến pháp luật. Vì vậy, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cũng như nhu cầu của người nghe. Thực trạng này làm cho danh sách báo cáo viên tuy nhiều nhưng một số chỉ mang tính hình thức, không góp phần bảo đảm cho hoạt động phổ biến pháp luật.

- Thông tư số 10 nêu rõ cơ quan quản lý Báo cáo viên pháp luật sẽ giới thiệu Báo cáo viên pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị về lĩnh vực hoạt động chuyên môn chuyên sâu mà báo cáo viên pháp luật được phân công kiêm nhiệm; cử tuyên truyền viên pháp luật tham gia thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn cơ sở. Quy định này ràng buộc trách nhiệm của cơ quan quản lý báo cáo viên và báo cáo viên trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nhưng cũng chính từ quy định này, các báo cáo viên đôi khi không thể chủ động trong thực hiện vai trò của mình, chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của lãnh đạo cơ quan.

Để nâng cao tính chủ động và phát huy vai trò của Báo cáo viên pháp luật

- Điều 36 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật. Theo đó, Báo cáo viên pháp luật có quyền như: Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; được hưởng thù lao và chế độ theo quy định của pháp luật; đồng thời có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công; truyền đạt chính xác nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật; không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bị cấm khác; hằng năm, báo cáo về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do mình thực hiện với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp. Như vậy, chưa có quy định về việc Báo cáo viên có quyền chủ động đề xuất, chủ động tham gia phổ biến pháp luật. Do đó, cần có bổ sung quy định về vấn đề này để phát huy trách nhiệm, sự chủ động của báo cáo viên trong tham gia phổ biến pháp luật.

- Tăng cường, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật. Theo quy định tại Thông tư số 10, các cơ quan này có trách nhiệm chủ yếu trong việc thực hiện các biện pháp củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; quản lý, sử dụng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Nhiều giải pháp được yêu cầu thực hiện, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật chuyên ngành cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật; quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật chuyên ngành cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý… Tuy nhiên, thực tế cho thấy các biện pháp này chưa được các cơ quan quan tâm triển khai đầy đủ, thường xuyên.

- Hoàn thiện thủ tục hành chính trong công nhận Báo cáo viên pháp luật để bảo đảm năng lực thực chất của Báo cáo viên pháp luật, tránh tính hình thức. Khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn: a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; b) Có khả năng truyền đạt; c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10 quy định văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận: Họ và tên; Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Trình độ chuyên môn; lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Thông tin nêu trên chưa thể hiện đầy đủ các tiêu chuẩn cần có của Báo cáo viên pháp luật theo quy định, cụ thể là khả năng truyền đạt, thời gian công tác.

Do đó, có thể bổ sung thêm thông tin trong văn bản đề nghị của cơ quan đề nghị công nhận Báo cáo viên pháp luật theo hướng bảo đảm thông tin cơ bản của tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật, như: Xác nhận đã từng tham gia phổ biến pháp luật, có khả năng truyền đạt; nêu rõ thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật hoặc liên quan đến pháp luật.

Ngoài ra, bổ sung quy định quyền, trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận và miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cơ quan quan Tư pháp (trong trường hợp cần thiết) trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ra Quyết định để đảm bảo các tiêu chuẩn của Báo cáo viên pháp luật theo quy định.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.532.424
Lượt truy cập hiện tại 9.577