Tình huống 22: Anh Hoàng và chị Ánh thường trú ở xã X, huyện Phong Điền đang xây dựng quy ước của làng để giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm xanh – sạch – đẹp. Vừa rồi, cả làng có họp để lấy ý kiến người dân về dự thảo quy ước trên, cả chị Ánh và anh Hoàng đều có ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo quy ước, tuy nhiên sau đó anh Triệu Văn Đạt - công dân của thôn đã phát biểu cho rằng: “Chị Ánh là đàn bà, con gái, có biết gì đâu mà đi góp ý vào những việc của thôn và đề nghị lãnh đạo thôn không tiếp thu ý kiến của chị Ánh”. Hỏi, hành vi trên của anh Đạt có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Trả lời:
Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, như sau:
“1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới”.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì hành vi (lời nói) của anh Hoàng là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.