Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hướng dẫn quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Ủy nhân dân tỉnh
Ngày cập nhật 27/12/2021

Sở Tư pháp hướng dẫn quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, như sau:

Bước 1. Lập Đề nghị xây dựng dự thảo Quyết định (Điều 127 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Đề nghị xây dựng quyết định phải nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo. Đối với quyết định quy định những vấn đề được giao quy định chi tiết, cơ quan đề xuất phải rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp để xác định rõ nội dung, phạm vi giao quy định cụ thể.

3. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Bước 2. Soạn thảo quyết định (Điều 128 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khoản 39 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020)

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định.

2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:

a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và tài liệu có liên quan đến dự thảo quyết định;

b) Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định;

c) Đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; đánh giá tác động về giới (nếu có);

d) Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo quyết định.

Bước 3. Lấy ý kiến về dự thảo quyết định (Điều 129 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 120 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

1. Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

2. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản.

3. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản.

Bước 4. Gửi Sở Tư pháp thẩm định (Điều 130 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khoản 40 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020)

Chậm nhất là 25 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Sở Tư pháp để thẩm định.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu của cơ quan được phân công soạn thảo khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, bao gồm: Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định; Dự thảo quyết định; Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; Tài liệu khác (nếu có).

Bước 5. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh (Điều 131 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khoản 41 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020)

Cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân.

Hồ sơ dự thảo quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định; Dự thảo quyết định; Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; Tài liệu khác (nếu có).

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.527.416
Lượt truy cập hiện tại 6.282