Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị
Ngày cập nhật 09/06/2015

Ngày 22/5/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch số 60/KH-UBND tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Mục đích: Đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh trong 10 năm qua, trọng tâm là việc tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát huy vai trò của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; đề xuất các giải pháp tiếp tục tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật trong thời gian tới

Yêu cầu: Việc đánh giá phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác quá trình thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết; đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nội dung tổng kết:

1. Tập trung đánh giá công tác phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết; việc cụ thể hóa các định hướng, giải pháp được nêu trong Nghị quyết; kết quả và những hạn chế.

2. Kết quả thực hiện mục tiêu, quan điểm, định hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật:

a) Về xây dựng pháp luật

- Tổng kết việc thực hiện 6 định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được xác định trong Nghị quyết, gồm:

+ Tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

+  Bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

+ Về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội.

+ Về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

+ Về hội nhập quốc tế.

- Đánh giá việc thực hiện 7 giải pháp về xây dựng pháp luật, gồm:

+ Xác định các lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiên đầu tư để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật.

+ Nâng cao trình độ và năng lực làm luật của Quốc hội.

+ Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật.

+ Hiện đại hóa phương thức và phương tiện xây dựng pháp luật.

+ Hoàn thiện pháp luật về Công báo.

+ Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán.

b) Về thi hành pháp luật

Tổng kết việc thực hiện 5 giải pháp thi hành pháp luật đã được đề ra trong Nghị quyết, gồm:

- Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai Chương trình Quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật.

- Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, trọng tâm là hoạt động xét xử của tòa án theo nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp.

- Đề cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác pháp luật.

- Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung đánh giá đúng thực trạng, ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện; sự đúng đắn của từng định hướng, giải pháp đề ra trong Nghị quyết; những vấn đề không còn phù hợp; những việc chưa làm được, những việc không làm được, phân tích rõ nguyên nhân; xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho các năm tiếp theo.

Việc tổng kết được tiến hành từ cơ sở, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 24/3/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương và Kế hoạch số 85-KH/TU ngày 04/5/2015 của Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; bằng hình thức phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương, đơn vị.

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.342.142
Lượt truy cập hiện tại 14.157