Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người dân, bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương hướng đến phát triển bền vững, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, quốc gia chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai sau năm 2030 và chủ động phòng ngừa sau năm 2045. Triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia theo Quyết định số 1651/QĐ-TTg.
Kế hoạch cũng đề ra các nội dung để triển khai có hiệu quả, cụ thể như sau:
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung của Quyết định số 1651/QĐ-TTg đến công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp
- Phổ biến, quán triệt toàn diện nội dung Quyết định số 1651/QĐ-TTg đến lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc tại Hội nghị giao ban công tác định kỳ hàng tháng; triển khai đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động qua hệ thống email công vụ.
Trưởng phòng, thủ trưởng đơn vị thuộc Sở quán triệt đến công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị để thống nhất về nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, hình thành ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai.
2. Tuyên truyền bằng các hình thức khác
- Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của cơ quan; gắn xây dựng cộng đồng an toàn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai
- Tuyên truyền, phổ biến trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở; Chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Bản tin Tư pháp,…các nội dung về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các thông tin, hoạt động về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các cấp chính quyền địa phương, người dân và cộng đồng; nâng cao nhận thức cho người dân về các loại hình thiên tai thường xảy ra và phương pháp phòng chống; hiểu biết những rủi ro thiên tai có thể gây ra cho con người, vật nuôi, hoa màu, nhà cửa, các lĩnh vực kinh tế và cơ sở hạ tầng
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để lồng ghép tăng cường công tác tuyên truyền các nội dung liên quan đến phòng, chống thiên tai như: Đầu tư nâng cao năng lực phòng chống thiên tai; điều chỉnh, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai tại địa phương; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai; thực hiện tốt Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; gắn xây dựng cộng đồng an toàn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; bố trí, sắp xếp lại dân cư, nhất là những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển; lắp đặt hệ thống theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm, xung yếu; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai; chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai thuộc nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật và ngân sách nhà nước....
- Hỗ trợ tài liệu cho các đối tượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Nhân dân thông qua hình thức cấp phát miễn phí để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống thiên tai
- Tuyên truyền thông qua “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”./.