Theo đó, Kế hoạch nhằm tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Kết luận 13-KL/TW ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (Kết luận 13). Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện mục tiêu: “Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh”. Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm góp phần làm giảm các loại tội phạm. Việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm được lồng ghép với các hoạt động thực hiện các Đề án, Kế hoạch của Sở Tư pháp.
Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện Chỉ thị:
- Quán triệt thực hiện các nội dung của Kết luận 13 gắn với các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm như: Kết luận 44-KL/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận 15-KL/TW ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị 31-CT/TU ngày 07 tháng 01 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia…;
-Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm; chú trọng các đối tượng có nguy cơ cao như: thanh thiếu niên, người lầm lỗi, đối tượng đã được đặc xá tha tù trở về địa phương; những đối tượng đặc thù như: phạm nhân nữ trong các cơ sở giam giữ, công nhân trong các khu công nghiệp, khu kinh tế..., các địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ hòa giải, người có uy tín ở cộng đồng dân cư trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các mâu thuẫn nội bộ nhân dân (tranh chấp đất đai, mâu thuẫn gia đình, khiếu kiện...) không để phát sinh các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội;
- Quán triệt, tuyên truyền và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nâng cao chất lượng công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
- Hỗ trợ tài liệu cho các đối tượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Nhân dân thông qua hình thức cấp phát miễn phí để nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống tội phạm;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Bản tin Tư pháp, Fanpage “Pháp luật với Cuộc sống” …về công tác phòng, chống tội phạm gắn với phòng, chống dịch bệnh; các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về các vấn đề an sinh xã hội, an dân; kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh; tội phạm ma túy; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng; tội phạm liên quan đến tín dụng đen, kinh doanh theo phương thức đa cấp, thương mại điện tử, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; tội phạm về môi trường; tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người…;
- Lồng ghép tuyên truyền thông qua các hoạt động tổ chức “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên sâu theo từng chuyên đề, lĩnh vực qua đó lồng ghép tuyên truyền về tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm; xây dựng thế trận toàn dân, huy động sức mạnh của nhân dân trong phòng, chống tội phạm; kết hợp giữa tuyên truyền và đấu tranh mạnh mẽ, phản bác quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về công tác phòng, chống tội phạm
- Tổ chức thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tội phạm để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia đảm bảo an ninh trật tự nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ tài sản nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật cũng như không để sơ hở tội phạm lợi dụng gây án, đặc biệt là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xâm phạm sở hữu, tội phạm xâm hại tình dục; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm; xử lý trách nhiệm liên đới đối với lãnh đạo để người thân trong gia đình, cấp dưới vi phạm pháp luật theo Quy định 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm./.