Theo đó, Kế hoạch đề ra hình thức, nội dung tuyên truyền, cụ thể như sau:
- Hình thức: Tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến người dân trong khu dân cư; lồng ghép trong các hoạt động của chi bộ, tổ dân phố, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội tại khu dân cư; tờ rơi, băng rôn; loa phát thanh của phường, xã và trên phương tiện thông tin đại chúng (Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Thừa Thiên Huế; Cổng thông tin điện tử tỉnh; các website của các sở, ban, ngành, đoàn thể…).
- Nội dung: Tập trung phổ biến những quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy (trách nhiệm của chủ hộ gia đình, người dân; các biện pháp phòng cháy chữa cháy; các hành vi bị nghiêm cấm, hành vi vi phạm phải bị xử lý theo quy định); các nguyên nhân, nguy cơ dẫn đến cháy, nổ; các vụ cháy điển hình gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy; việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt và biện pháp xử lý khi xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình; kỹ năng thoát nạn, cứu hộ, cứu nạn và sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứuhộ đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và lực lượng Công an cấp xã.
Kế hoạch cũng đưa ra một số lưu ý một số nội dung tuyên truyên, khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư, nhà ở hộ gia đình như sau:
1. Đối với khu dân cư
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho các khu dân cư (thôn, ấp, bản, tổ dân phố…), đặc biệt là các khu dân cư tập trung nhiều nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng dân phố cần tổ chức thực hiện những nội dung sau:
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cháy, nổ cũng như ý thức trách nhiệm vì cộng đồng trong hoạt động phòng cháy chữa cháy. Xây dựng các nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy, các mô hình “cụm dân cư an toàn PCCC”; “khu tự quản bảo đảm an ninh, trật tự và phòng cháy chữa cháy”, quy định chế độ kiểm tra, nhắc nhở lẫn nhau giữa các gia đình trong cụm, tạo nên phong trào hoạt động phòng cháy chữa cháy có hiệu quả tại khu dân cư.
- Tổ chức kiểm tra và yêu cầu các hộ gia đình, nhất là nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy nằm trong khu dân cư cam kết thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy chữa cháy. Hướng dẫn, phổ biến các biện pháp phòng cháy trong hộ gia đình, đặc biệt là việc sử dụng điện, đun nấu và thắp hương thờ cúng; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, điện, chất cháy vào thời điểm có nguy cơ cháy cao và trước khi đi ngủ tới từng gia đình để thực hiện.
- Phối hợp với đơn vị điện lực kiểm tra, khắc phục ngay những sơ hở thiếu sót trong cung ứng, truyền tải điện tại khu vực dân cư và đến các hộ tiêu thụ điện, đề phòng chập, cháy từ đường dây lan vào nhà ở.
- Tổ chức tuần tra canh gác vào ban đêm để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cháy, nổ, không để xảy ra cháy lớn, bị động.
- Vận động các hộ gia đình tự giác dỡ bỏ các bộ phận cơi nới, lều lán, mái vảy bằng các vật liệu dễ cháy sát nhau hoặc thay thế bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy, trước hết làm theo từng dãy tạo thành khoảng cách để ngăn cháy lan. Đồng thời tiến hành tháo dỡ các vật cản trên các đường làng, ngõ xóm để tạo điều kiện cho việc chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được dễ dàng.
- Củng cố lực lượng dân phòng, bố trí những người thường xuyên hoạt động trên địa bàn để tổ chức thường trực chữa cháy và có thể huy động được ngay khi cần thiết.
- Xây dựng mới hoặc bổ sung phương án chữa cháy khu dân cư. Phương án chữa cháy cần được tổ chức nghiên cứu, thực tập với các tình huống sát thực tế nhằm chủ động đối phó với các vụ cháy xảy ra trên địa bàn. Trong phương án cần tính đến khả năng phải phá dỡ những hạng mục, công trình, nhà cửa để ngăn chặn cháy lan.
- Vận động các hộ gia đình dự trữ nước sinh hoạt kết hợp để chữa cháy. Nơi nào có điều kiện thì tổ chức xây bể chứa nước chữa cháy cho từng cụm hoặc cho cả khu.
- Đầu tư trang bị một số phương tiện chữa cháy cần thiết cho Đội, tổ dân phòng như: Máy bơm chữa cháy, lăng, vòi, bình chữa cháy xách tay, câu liêm, thang, xô, thùng xách nước..., đặc biệt là tại khu dân cư tập trung nhiều nhà dễ cháy. Vận động các gia đình tự mua sắm, trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy phù hợp với hộ gia đình.
2. Đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, chủ hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngôi nhà cần tổ chức thực hiện những nội dung sau:
- Các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy:
+ Chủ hộ gia đình cần chủ động tìm hiểu để có kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng cháy chữa cháy; đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong hộ gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và nắm vững kiến thức cơ bản phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong đám cháy, sơ cứu ban đầu.
+ Bố trí mặt bằng, sắp xếp vật dụng, hàng hóa bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy
Đối với nhà ở gia đình, nhà dạng ống, nhà liên kế, chia lô: Không sắp xếp vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn; không lắp đặt biển quảng cáo, lồng sắt, lưới sắt tại các ban công, lô gia của nhà; tầng sân thượng, mái cần bố trí thông thoáng và có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định và cửa đi, không khóa cửa lối lên mái, trường hợp cửa có khóa, cần quy định vị trí để chìa khóa trong nhà. Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, chứa hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ nên bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt; không sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa dễ cháy, nổ trong ngôi nhà (xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ…).
Sắp xếp vật dụng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt (như: tủ điện, ổ cắm điện…) tối thiểu 0,5m.
Không tích trữ, chứa xăng, dầu, khí đốt, chất lỏng dễ cháy ở trong nhà; trường hợp cần thiết thì chỉ nên dự trữ số lượng tối thiểu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn và bảo quản nơi thông thoáng, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; không bảo quản, sử dụng chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ trong tầng hầm, cùng với khu vực có nhiều vật dụng, hàng hóa dễ cháy và trong phòng ngủ....
Ô tô, mô tô, xe gắn máy, máy phát điện và phương tiện khác có sử dụng xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy cần để cách xa nơi đun nấu, nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt an toàn
+ Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt: Khi đun nấu, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã…, sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa, thi công, hàn cắt…(gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt) phải có người trông coi.
+ Tại nơi đun nấu, không nên để hàng hóa, chất dễ cháy gần nơi đun nấu.Khi sử dụng bếp cần lưu ý:
Đối với bếp gas:cần tắt bếp và đóng van bình gas khi không sử dụng;thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, van khóa, van an toàn để kịp thời thay thếkhi bị hư hỏng.Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và khôngđể gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; nên lắp đặt đầu báo dò khí gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas. Trường hợp sử dụng hệ thống cấp khí đốttrung tâm, cần thiết
kế, lắp đặt, nghiệm thu theo đúng quy định của tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
Đối với bếp điện (bếp từ, hồng ngoại...), cần bố trí đường dây điện phùhợp với công suất của bếp và có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, aptomat...);
Đối với bếp dầu: Thường xuyên lau chùi sạch sẽ; không rót dầu vào bếpkhi bếp đang cháy; không dùng xăng làm nhiên liệu cho bếp dầu.
Khu vực thờ cúng: Vách, trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; đèn, bát hương, nến khi thắp cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh bị đổ vỡ, trường hợp đặt trên vật dụng khác thì nên sử dụng vật dụng là loại không cháy hoặc khó cháy (miếng lót bằng kim loại, bát, đĩa, cốc...); không nên thắp đèn hương, nến, đèn cầy khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà.
- Lắp đặt, sử dụng hệ thống điện, thiết bị điện bảo đảm an toàn PCCC
+ Thiết kế, lắp đặt bảo đảm đủ công suất cấp cho các thiết bị sử dụng, có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, cầu chì, aptomat...) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn (điều hòa, bình nóng lạnh...), cầu dao, aptomat nên lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc ngắt điện.
+ Bố trí tách biệt hệ thống điện của khu vực sản xuất, kinh doanh với các khu vực khác của nhà.
+ Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện, cần tính toán tránh gây quá tải;
không nên sử dụng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm; khi lắp đặt các thiết bị điện sinh nhiệt lớn (đèn sưởi, quạt sưởi, lò nướng...), cần có khoảng cách an toàn đến các vật dụng dễ cháy.
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà.
+ Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị điện bị hư hỏng hoặc không bảo đảm an toàn.
- Chuẩn bị phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra
+ Đối với nhà có 01 lối thoát nạn, cần hướng dẫn bố trí thêm phương ánthoát nạn thứ hai (có thể là cầu thang sắt ngoài nhà, ống tụt hoặc thang dây, dâythả chậm đặt tại ban công, lô gia, sân thượng; lối sang mái của nhà bên cạnh để thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp).
+ Đối với lối đi, lối thoát nạn, cần lưu ý giải pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của các yếu tố nguy hiểm từ đám cháy:
Không để phương tiện, hàng hóa, đồ dùng, vật liệu dễ cháy hoặc nguồn lửa, nguồn nhiệt trên hành lang, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn của nhà; không để các thiết bị, vật dụng nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2m;
Cầu thang bộ thoát nạn trong nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặckhó cháy; hạn chế cầu thang xoắn ốc;Cửa đi ra ngoài nhà tại tầng 1 nên sử dụng cửa có bản lề (cửa cánh), hạnchế lắp đặt cửa trượt, cửa cuốn; nên bố trí nơi để chìa khóa, dụng cụ phá dỡthông thường (búa, rìu, xà beng...) trong nhà để kịp thời mở cửa khi xảy ra sựcố cháy, nổ. Trường hợp lắp đặt cửa cuốn thì cần có bộ lưu điện và bộ tời bằngtay để mở cửa khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.
Đối với nhà ở có ban công, lô gia hoặc cửa sổ ở mặt tiếp giáp vớiđường giao thông, cần bảo đảm thông thoáng để thoát nạn khi cần thiết; trườnghọp lắp đặt lồng sắt, lưới sắt thì nên bố trí ô cửa để thoát nạn khi có cháy, nổ.Việc lắp đặt biển quảng cáo bên ngoài nhà cần bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với tầng mái (sân thượng), nên có lối lên từ tầng dưới qua cầuthang hoặc ô cửa có kích thước đủ rộng để có thể di chuyển lên tầng mái và tínhtoán đến khả năng thoát nạn sang nhà liền kề.
- Chủ động đầu tư lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm như đầu báo cháy tự động, camera; trang bị, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay… để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh; trang bị dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực…), đèn pin, mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói... để mở cửa và thoát nạn. Quy định rõ vị trí đặt phương tiện này, bảo đảm yêu cầu dễ thấy, dễ lấy và gần lối thoát nạn.
3. Hướng dẫn thoát nạn khi có cháy:
- Thành viên hộ gia đình cần nắm rõ lối ra thoát nạn tại tầng 1, lối ra khẩn cấp (lối ra thứ 2), vị trí để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ trong nhà; tại khu vực sản xuất, kinh doanh, cần phổ biến cho người lao động, sinh sống trong nhà về nội quy, biện pháp thoát nạn, nhận biết chỉ dẫn thoát nạn (biển chỉ dẫn hay đèn chỉ dẫn thoát nạn), sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn để kịp thời thoát nạn, cứu nạn cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Khi phát hiện có cháy, nổ xảy ra hãy:
+ Bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả các thành viên trong gia đình biết để mau chóng di chuyển ra ngoài qua lối thoát nạn an toàn hoặc qua lối lên mái, ban công, cửa sổ sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống bằng thang dây, đồng thời báo ngay cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo số điện thoại 114.
+ Trong quá trình di chuyển qua đám cháy nên dùng khăn thấm ướt che kín miệng, mũi và cúi thấp người để tránh nguy cơ bị ngạt khói, men theo tường và di chuyển đến nơi an toàn.
+ Trường hợp cửa chính bị lửa bao trùm hãy nhanh chóng tìm và mở lối thoát nạn khác (lối thoát nạn thứ 2) qua ban công, cửa sổ, sân thượng sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống bằng thang dây hoặc bố trí lối thoát lên mái nếu mái nhà có kết cấu bằng các tấm lợp; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh. Trường hợp, không còn lối thoát nào khác hãy dùng chăn thấm ướt, trùm kín người, cố gắng thoát qua đám cháy nhanh nhất có thể.
- Trường hợp lối và đường thoát nạn bị nhiễm khói, lửa mà không thể thoát từ gian phòng ra ngoài theo lối cầu thang bộ, cửa chính; nhanh chóng sử dụng khăn vải, băng dính để chèn, dán kín vào khe cửa để ngăn khói, khí độc vào phòng đang ở, di chuyển ra ban công để báo hiệu cho lực lượng phòng cháy chữa cháy hỗ trợ biết, ứng cứu kịp thời./.