Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 25/03/2021

Ngày 15 tháng 3 năm 2021, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 461/KH-STP về triển khai thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

 

Theo đó, Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong phòng, chống mua, bán người; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác phòng, chống mua bán người ưu tiên các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất phù hợp với pháp luật khu vực, quốc tế và thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người; việc thực hiện công tác phòng, chống mua bán người được lồng ghép với các hoạt động thực hiện các Đề án, Kế hoạch của Sở Tư pháp.

Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện:

- Tổ chức các biện pháp phòng ngừa xã hội: tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;

- Hỗ trợ tài liệu cho các đối tượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Nhân dân thông qua hình thức cấp phát miễn phí để tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, trong đó, tập trung tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn mới, địa bàn trọng điểm của tội phạm này, những đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, quyền lợi mà nạn nhân được hỗ trợ và đường dây nóng tiếp nhận thông tin về nạn nhân và vụ việc; lồng ghép các thông tin về quyền của nạn nhân, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, tiếp nhận thông tin dành cho nạn nhân vào các thông điệp, tin, bài, chuyên mục và tài liệu truyền thông về phòng, chống mua bán người trên Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Bản tin Tư pháp…;

- Hưởng ứng “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, tăng cường các hoạt động phòng, chống mua bán người bảo đảm thiết thực, hiệu quả;

-Tuyên truyền thông qua “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”;

-Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên sâu theo từng chuyên đề, lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người;

-Triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật: hướng dẫn triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ nạn nhân bị mua bán người; tăng cường hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra đối với tổ chức và các hoạt động trợ giúp pháp lý; bố trí đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân được trang bị đồng bộ các kỹ năng chuyên sâu về tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho các nạn nhân;

-Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: quản lý chặt chẽ, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kết hôn, nuôi con nuôi nhằm tránh việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.535.167
Lượt truy cập hiện tại 10.917