Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Ghế ngồi ô tô dành cho trẻ em có cần thiết hay không?
Ngày cập nhật 13/12/2023

Một buổi sáng mùa hè, khi đi tập thể dục ngang qua nhà chị Yến, bà Sáng thấy hai vợ chồng chị đang chuẩn bị đóng gói đồ đạc, va li to nhỏ chất lên cốp xe ô tô. Vốn tính cởi mở nên bà cũng dừng lại để hỏi chuyện.

- Vợ chồng cô chú chuẩn bị đi đâu mà rộn ràng thế?

- Dạ, chúng cháu tranh thủ mấy ngày bé Cún được nghỉ học, cả nhà về thăm ông bà nội ạ!

Qua câu chuyện của chị Yến, bà Sáng biết được, từ ngày mua xe ô tô đến giờ, anh chị chưa về thăm ông bà nội. Đây là chuyến đi chơi xa đầu tiên của gia đình nhỏ trên chiếc xe mới mua nên cả nhà đều rất háo hức. Nói chuyện thêm dăm ba câu thì chồng chị Yến khệ nệ bưng một chiếc ghế nhìn rất lạ mắt đặt vào hàng ghế sau của xe ô tô. Bà Sáng lấy là ngạc nhiên thì buột miệng hỏi:

- Cái ghế gì mà nhìn lạ lạ thế cô nhỉ? Bà chưa thấy bao giờ luôn đấy.

- Dạ - chị Yến vừa cài dây xong vừa trả lời bà – đây là ghế ngồi xe ô tô dành cho các em bé dưới 6 tuổi đấy ạ. Các bé ngồi ghế này vừa an toàn, vừa thuận tiện cho bố mẹ nữa.

- Ôi dào, sao lại vẽ chuyện thế - bà Sáng nguýt dài – cứ để nó ngồi chung với mẹ ở ghế phụ thì đã làm sao? Trẻ con còn nhỏ thế kia mà bắt nó ngồi một mình thì nó có chịu không?

Chị Yến nghe vậy thì chỉ cười trừ, hai vợ chồng vội vã chào bà Sáng rồi lên xe đi để tránh trễ giờ.

Trở về nhà, bà Sáng đem câu chuyện ghế ngồi xe ô tô dành cho em bé của nhà chị Yến kể cho anh Tâm – con trai bà nghe và nói rằng nhà đấy đúng là phú quý sinh lễ nghĩa, cứ mua sắm mấy thứ linh tinh chỉ tổ tốn kém. Nghe mẹ nói vậy, anh Tâm chỉ cười và bảo:

- Mẹ thật là, anh chị ấy làm vậy là đúng quá còn gì.

Thấy bà Sáng ngơ ngác, anh Tâm mới giải thích cho bà nghe về những lợi ích khi sử dụng ghế ngồi xe ô tô dành cho em bé và trên thế giới hiện nay rất nhiều quốc gia đã quy định khi sử dụng ô tô cá nhân để chở trẻ em thì bắt buộc phải có loại ghế này.

- Nhưng mà – bà Sáng chống chế - đó là nước ngoài chứ Việt Nam đã quy định đâu mà.

- Có mà mẹ chưa biết đấy thôi ạ, với lại tại Điều 9 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã quy định các quy tắc chung như sau:

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ.

2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.”

- Mẹ có biết – anh Tâm tiếp tục giải thích – với dự thảo Luật này, các nhà soạn luật đã nghiên cứu, nội luật hóa các quy định của Công ước viên 1968 về giao thông đường bộ để bổ sung vào dự thảo Luật, gồm: Bổ sung quy định về bảo vệ trẻ em tại khoản 3 Điều 9 (Quy tắc chung): "3. Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em".

Nghe con trai nói, bà Sáng có chút ngượng ngùng, để chữa thẹn, bà hỏi tiếp:

- Thế dự thảo Luật có còn điểm mới nào nữa không con?

- À vâng, dự thảo cũng đã tăng cường bảo vệ người yếu thế khi tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 9 (Quy tắc chung): "4. Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường". Ngoài ra, để giảm thiểu các tai nạn từ xe ngược chiều, dự thảo Luật cũng đã bổ sung vào khoản 5 Điều 12 (Sử dụng làn đường): "5. Trên đường hai chiều không có giải phân cách cứng ở giữa có từ hai làn xe cơ giới trở lên trên một chiều xe chạy, phương tiện tham gia giao thông của chiều này không được đi vào làn đường của chiều ngược lại".

Bà Sáng gật gù sau khi nghe con trai nói, bà thầm nghĩ mình đúng là không hiểu biết gì về pháp luật mà lại còn đi chê cười người khác. Bà cảm thấy ngại ngùng quá, bà dự tính bao giờ vợ chồng chị Yến trở về, nhất định bà phải sang khen anh chị ấy không chỉ hiểu biết kiến thức pháp luật mà còn biết vận dụng để bảo vệ cho cuộc sống của gia đình mới được./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.550.977
Lượt truy cập hiện tại 12.347