Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
A. TÀI LIỆU PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT)
Ngày cập nhật 13/12/2023

I. Giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông

1. Chị Hoa có gửi bưu phẩm cho khách hàng qua đường bưu điện, sau đó chị phát hiện ra gửi nhầm hàng. Chị Hoa hỏi: chị có thể rút lại bưu gửi không và trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thực hiện việc rút lại bưu gửi thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 1, 2 Điều 16 Luật Bưu chính năm 2010 quy định:

1. Bưu gửi khi chưa phát cho người nhận vẫn thuộc quyền định đoạt của người gửi, trừ trường hợp bị thu giữ hoặc tiêu huỷ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người gửi có quyền thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận hoặc rút lại bưu gửi khi bưu gửi chưa phát cho người nhận và khi người gửi có chứng từ chứng minh việc gửi. Người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính phát sinh do việc thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận hoặc rút lại bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định:

1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về việc thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận hoặc rút lại bưu gửi.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về việc thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận hoặc rút lại bưu gửi.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:  Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp bưu gửi chưa phát cho người nhận và khi người gửi có chứng từ chứng minh việc gửi thì người gửi có quyền rút lại bưu gửi. Trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện không đúng quy định về việc rút lại bưu gửi thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; nếu không thực hiện quy định về việc rút lại bưu gửi thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

2. Anh Hoàng đã gửi bưu phẩm cho người bạn thì nhận được thông tin về việc người bạn đã thay đổi địa chỉ. Anh Hoàng có thể đề nghị doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thay đổi địa chỉ của người nhận không? Nếu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện không đúng việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới thì có bị xử phạt không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 3 Điều 16 Luật Bưu chính năm 2010 quy định: Khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ bưu chính thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính về việc thay đổi địa chỉ của người nhận thì bưu gửi được chuyển tiếp đến địa chỉ mới. Người yêu cầu chuyển tiếp bưu gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối hành vi sau: Thực hiện không đúng việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ bưu chính thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính việc thay đổi địa chỉ của người nhận.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:  Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Căn cứ quy định trên, việc chuyển tiếp đến địa chỉ mới được thực hiện khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ bưu chính thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính về việc thay đổi địa chỉ của người nhận. Trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện không đúng việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới thì bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Chị Thanh thường xuyên gửi bưu phẩm cho khách hàng và có những trường hợp bưu phẩm không phát được phải chuyển hoàn. Chị Thanh hỏi, trường hợp chuyển hoàn có thanh toán cước dịch vụ bưu chính không? Trường hợp nhân viên bưu cục thu cước chuyển hoàn thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 2, 3 Điều 17 Luật Bưu chính năm 2010 quy định:

2. Bưu gửi được chuyển hoàn để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận và người gửi yêu cầu chuyển hoàn. Người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Thư cơ bản đến 500 gam (g) khi không phát được mặc nhiên được chuyển hoàn cho người gửi và được miễn cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn.

Khoản 3, 6 Điều 11 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thu cước chuyển hoàn đối với thư cơ bản có khối lượng đến 500 gram khi không phát được.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả cước thu không đúng.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:  Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Căn cứ quy định trên, việc miễn cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn chỉ áp dụng đối với thư cơ bản đến 500 gam (g) khi không phát được mặc nhiên được chuyển hoàn cho người gửi. Trong trường hợp này, nếu nhân viên bưu cục thu cước chuyển hoàn thị bị phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả cước thu không đúng.

4. Anh Bình là nhân viên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính X. Anh đề nghị cho biết: Trường hợp nhân viên bưu chính thực hiện không đúng yêu cầu của người gửi về việc chuyển hoàn bưu gửi để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Trường hợp nào bưu gửi được coi là không hoàn trả được cho người gửi?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 4 Điều 17 Luật Bưu chính năm 2010 quy định bưu gửi được coi là không hoàn trả được cho người gửi trong các trường hợp sau đây:

- Không có địa chỉ người gửi; địa chỉ người gửi không đầy đủ hoặc không đúng;

- Người gửi đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;

- Không tìm được người gửi tại địa chỉ đã ghi trên bưu gửi;

- Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người gửi không đến nhận;

- Người gửi từ chối nhận lại.

Điểm b Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng yêu cầu của người gửi về việc chuyển hoàn bưu gửi để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:  Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Căn cứ quy định trên, trường hợp nhân viên bưu chính thực hiện không đúng yêu cầu của người gửi về việc chuyển hoàn bưu gửi để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận thì bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Bưu gửi được coi là không hoàn trả được cho người gửi trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật Bưu chính năm 2010 như viện dẫn ở trên.

5. Chị Hoa là nhân viên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính Y. Chị đề nghị cho biết, nguyên tắc xử lý bưu gửi không có người nhận như thế nào? Trường hợp xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với bưu gửi không có người nhận thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Việc xử lý bưu gửi trong nước và quốc tế không có người nhận tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được quy định tại Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC ngày 17/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý bưu gửi không có người nhận. Trong đó, Điều 6 quy định nguyên tắc xử lý như sau:

1. Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện thông qua Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận (sau đây gọi là Hội đồng) do doanh nghiệp quyết định thành lập.

2. Hội đồng xử lý trên cơ sở danh sách bưu gửi không có người nhận do doanh nghiệp lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC.

3. Trường hợp phát hiện vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng do đặc tính tự nhiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp lập biên bản (theo mẫu tại Phụ lục 5) và quyết định tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa này mà không bắt buộc phải thông qua Hội đồng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về quyết định tiêu hủy.

4. Việc xử lý bưu gửi không có người nhận phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên liên quan theo mẫu tại Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5.

Điểm c Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với bưu gửi không có người nhận.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trên đây là quy định về nguyên tắc xử lý bưu gửi không có người nhận. Trường hợp doanh nghiệp xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với bưu gửi không có người nhận thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

6. Chị Phương bán hàng online nên thường xuyên gửi hàng qua các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính. Chị Phương hỏi, trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thực hiện việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ bưu chính thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính việc thay đổi địa chỉ của người nhận; không thực hiện yêu cầu của người gửi về việc chuyển hoàn bưu gửi để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận; không xử lý theo quy định của pháp luật đối với bưu gửi không có người nhận thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 5 Điều 11 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ bưu chính thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính việc thay đổi địa chỉ của người nhận;

b) Không thực hiện yêu cầu của người gửi về việc chuyển hoàn bưu gửi để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận;

c) Không xử lý theo quy định của pháp luật đối với bưu gửi không có người nhận.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thực hiện các nội dung như chị Phương nêu thì bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.

7. Anh Tưởng nhận thấy tại khu vực anh sinh sống có dán các biển quảng cáo trên trụ điện, trong đó có số điện thoại liên hệ. Anh Tưởng đề nghị cho biết, hành vi cung cấp số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo trên trụ điện bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 1 và điểm a khoản 10 Điều 94 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt được treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông, bờ tường, cây xanh, nơi công cộng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi số điện thoại do thực hiện hành vi vi phạm.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, hành vi cung cấp số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo trên trụ điện bị xử phạt vi phạm hành chính với mực phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.00.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi số điện thoại.

8. Chị Lan thường xuyên nhận được các tin nhắn, điện thoại quảng cáo vào số điện thoại của chị mặc dù chị đã từ chối nhận quảng cáo. Chị Lan đề nghị cho biết, không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi nào? Trường hợp vi phạm quy định về việc gửi tin nhắn, điện thoại quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định:

1. Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.

2. Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.

3. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.

4. Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.

Khoản 2 Điều 94 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận;

b) Gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định.

c) Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng;

d) Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;

đ) Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trên đây là quy định về việc không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo và xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp có vi phạm. Chị Lan nghiên cứu để biết, áp dụng.

9. Anh Nam nhận được một số tin nhắn quảng cáo nhưng không có gắn nhắn quảng cáo. Anh đề nghị cho biết, yêu cầu về gắn nhãn tin quảng cáo như thế nào và trường hợp không gắn nhãn quảng cáo thì bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điều 15 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định yêu cầu về gắn nhãn tin nhắn quảng cáo như sau:

1. Mọi tin nhắn quảng cáo đều phải gắn nhãn.

2. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.

3. Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].

Điểm a khoản 3 Điều 94 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo theo quy định.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trên đây là quy định về yêu cầu gắn nhãn tin nhắn quảng cáo. Trường hợp không gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.

10. Chị Yến nhận thấy chị thường nhận tin nhắn, điện thoại quảng cáo vào giữa trưa. Chị đề nghị cho biết, pháp luật có quy định về thờ gian gửi tin nhắn, gọi điện thoại quảng cáo không? Trường hợp vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 6 Điều 13 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định: Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.

Điểm q khoản 4 Điều 94 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: Gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày hoặc gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận với người sử dụng.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trên đây là quy định về thời gian gửi tin nhắn, gọi điện thoại quảng cáo và việc xử phạt vi phạm hành chính nếu có vi phạm, chị Yến nghiên cứu để biết và áp dụng.

II. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

  1. Chị Ánh làm việc tại Công ty khai thác khoáng sản ACB. Chị Ánh phát hiện Công ty đã thực hiện thăm dò nước dưới đất đối với công trình gồm 02 giếng khoan không có giấy phép theo quy định. Do đó, chị Ánh hỏi, trong trường hợp này Công ty ACB có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

Điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 02 giếng khoan.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

  Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 02 giếng khoan của Công ty khai thác khoáng sản ACB sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

  2. Bà S, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Tâm khai thác khoáng sản hỏi trong trường hợp Công ty không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

  Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu của Công ty sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

  3. Trong quá trình thanh tra thuế tại Doanh nghiệp X, cơ quan thuế phát hiện Doanh nghiệp X đã không thực hiện báo cáo tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất định kỳ hàng năm theo quy định. Doanh nghiệp X hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật như thế nào?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

  Điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất định kỳ hàng năm theo quy định

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

  Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không thực hiện báo cáo tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất định kỳ hàng năm theo quy định của Doanh nghiệp X sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

4. Do làm ăn thua lỗ, Doanh nghiệp ACB đã thực hiện chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước cho một doanh nghiệp khác mà không thông báo cũng như được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Hỏi, trong trường hợp này Doanh nghiệp ACB sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

Khoản 2,3 Điều 12 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định và khoản 5 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận của Doanh nghiệp ACB sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

5. Ông Q muốn sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản. Ông hỏi, việc sử dụng mặt nước hồ chứa có cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền không?  Trường hợp phải xin phép mà ông không thực hiện thì bị xử lý thế nào?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

Điều 13 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản; trường hợp hồ chứa thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản đối với hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản đối với hồ chứa có dung tích từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3;

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản đối với hồ chứa có dung tích từ 50.000.000 m3 đến dưới 100.000.000 m3;

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản đối với hồ chứa có dung tích từ 100.000.000 m3 trở lên.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản của ông Q sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy theo dung tích của hồ chứa vi phạm.

6. Nhận thấy giếng nước ở đầu ngõ bị ô nhiệm nên ông Nguyễn Văn Z đã kêu gọi công dân trong khu vực thực hiện lấp giếng. Tuy nhiên, hành vi này của ông đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Ông hỏi, trong trường hợp này, ông bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

  Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thông báo, báo cáo kết quả trám lấp giếng không sử dụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không thông báo, báo cáo kết quả trám lấp giếng không sử dụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của ông sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

7. Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, để con giống được phát triển tốt, nghe lời của một số bạn bè, anh Z đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước. Anh Z hỏi, trong trường hợp này, nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, anh sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước của anh Z sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

8. Anh Long phản ánh Công ty khai thác khoáng sản đã có hành vi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước. Anh Long hỏi: Trong trường hợp này Công ty khai thác khoáng sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

Khoản 5 Điều 23 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi vi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước của Công ty khai thác khoáng sản sẽ bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 440.000.000 đồng.

9. Hậu Covid 19, kinh doanh khó khăn nên Công ty khai thác khoáng sản Z thực hiện hành vi chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận. Hành vi này của Công ty có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trong trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận của Công ty khai thác khoáng sản sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

10. Công ty khai thác khoáng sản hỏi trường hợp Công ty thực hiện hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)

Điều 45 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước và khoảng sản quy định phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:

  - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

  - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

  - Phạt tiền từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ quy định, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận của Công ty khai thác khoáng sản sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng tùy theo thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác./.

III. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Hỏi: Cở sở đào tạo từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ. Hành vi này của cơ sở đào tạo có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?

Trả lời (Mang tính tham khảo)

Khoản 4, điểm a khoản 7, Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;

b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;

b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

Căn cứ quy định nêu trên, hành vi từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ của cơ sở đào tạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi vi phạm.

Hỏi: Cở sở đào tạo quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ. Hành vi này của cơ sở đào tạo có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?

Trả lời (Mang tính tham khảo)

Khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này”

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;

b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

Căn cứ quy định nêu trên, việc quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ của Cơ sở đào tạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi vi phạm.

Hỏi:  Ông Trần Văn A có hành vi vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở chị Nguyễn Thị Hồng H tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính. Hành vi này của ông Trần Văn A có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?

Trả lời (Mang tính tham khảo)

Khoản 1, điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;

b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

Căn cứ quy định nêu trên, ông Trần Văn A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi vi phạm (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu).

Hỏi: Ông Hồ Văn K truyền bá tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới. Hành vi này của ông Hồ Văn K có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?

Trả lời (Mang tính tham khảo)

Khoản 3, điểm e khoản 5 Điều 11 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sáng tác, lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới, định kiến giới dưới bất kỳ thể loại, hình thức nào;

b) Truyền bá tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;

c) Đặt ra và thực hiện các quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong hương ước, quy ước của cộng đồng.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;

b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

Căn cứ quy định nêu trên, ông Hồ Văn K sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đối với cá nhân mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hỏi: Nhà Xuất bản T cho phép xuất bản tác phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới, định kiến giới. Hành vi này của Nhà Xuất bản có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?

Trả lời (Mang tính tham khảo)

Khoản 3, điểm c, e khoản 5 Điều 11 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sáng tác, lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới, định kiến giới dưới bất kỳ thể loại, hình thức nào;

b) Truyền bá tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;

c) Đặt ra và thực hiện các quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong hương ước, quy ước của cộng đồng.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặc đính chính các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới; nếu không tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc tiêu hủy các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;

b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

Căn cứ quy định nêu trên, Nhà xuất bản T bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặc đính chính tác phẩm có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới; nếu không tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc tiêu hủy tác phẩm có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

IV. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và xử lý vi phạm hành chính.

1. Cơ quan A được Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản bản tin số 05/GP-STTTT. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ quan A đã không thực hiện đúng các nội dung cho phép của Sở Thông tin và Truyền thông tại giấy phép nêu trên. Hành vi của cơ quan A theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

- Khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:

“2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động thông tin, báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại giao;

b) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin, đặc san.”

Như vậy, với hành vi thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin, cơ quan A sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

2. Chị Trần Thị B được cơ quan M phân công trả lời cơ quan báo chí X. Qua quá trình làm việc, chị phát hiện anh Bùi Văn K sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí. Chị hỏi, hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 2 Điều 4, khoản 2 và khoản 5 Điều 6 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:

“2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mạo danh nhà báo, phóng viên;

b) Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân;

c) Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí.”

“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại thẻ nhà báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”

Như vậy, với hành vi sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc nộp lại thẻ nhà báo đối với hành vi vi phạm.

3. Anh Ngô Đức H ở thành phố H cho biết: Qua các phương tiện thông tin đại chúng đã ghi nhận một số vụ việc phóng viên bị các đối tượng có hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí mang tính chất nghiêm trọng. Có thể kể đến một số vụ việc nổi cộm như: Hai đối tượng đã hành hung phóng viên Nguyễn Văn T khi anh đến huyện TB, tỉnh ĐN để tác nghiệp hay phóng viên Q bị tấn công vào mặt khi đang hành nghề tại thành phố GN, tỉnh ĐN. Do đó, anh hỏi: Với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí  thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 7 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;

b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định nêu trên.

4. Nhân sinh nhật 9 tuổi, thương hiệu thời trang YK đã đăng tải trên Website và Fanpage công ty 1 video trong đó có hình ảnh bản đồ Việt Nam, nhưng thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi vấp phải phản ứng của cộng đồng người Việt, công ty X lập tức rà soát nội dung liên quanphát đi thông cáo báo chí, gửi lời xin lỗi trước sự cố sử dụng hình ảnh nói trên. Hành vi công ty X theo quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 3, khoản 9 và 10 Điều 8 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng, phát tin, bài, ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

b) Đăng, phát thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan;

c) Thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia khi đăng, phát hình ảnh bản đồ Việt Nam;

d) Đăng, phát thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em;

đ) Không thực hiện việc đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tác phẩm báo chí theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Báo chí;

e) Đăng, phát thông tin, chương trình dành cho trẻ em không đảm bảo tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng trên báo chí;

g) Không thực hiện đúng các yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em trên báo chí;

h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo chí;

i) Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân nhưng không được sự đồng ý của cá nhân đó;

k) Đăng, phát thông tin xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín của cá nhân.

l) Đăng, phát thông tin tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo trừ trường hợp người tố cáo có yêu cầu khác, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 8 Nghị định này.”

“9. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là sản phẩm báo chí của báo in, tạp chí in, bản tin, đặc san đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 05 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 8 và 8a Điều này.”

“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này;

b) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này;

c) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;

d) Buộc gỡ bỏ nội dung giới thiệu, quảng bá, đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.”

Như vậy, với hành vi thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia khi đăng, phát hình ảnh bản đồ Việt Nam công ty X sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 9 và 10 Điều 8 viện dẫn nêu trên.

5. Chị Y sau khi trả lời phỏng vấn tờ báo K thì chị có đề nghị cho xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí; Tuy nhiên, tờ báo K đã không thực hiện yêu cầu nêu trên của chị M. Vậy, chị Y hỏi: hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 9 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân;

b) Không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí;

c) Thực hiện không đúng quy định về thời hạn thông báo hoặc thời hạn đăng, phát, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thể hiện không chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn;

b) Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;

c) Sử dụng ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu;

d) Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.”

Như vậy, với việc không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí là hành vi vi phạm hành chính và theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

6. Anh N cho biết theo quy định tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 18, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính. Tuy nhiên, nếu cơ quan báo A không thực hiện đúng quy định nêu trên thì bị xử lý hành chính như thế nào?

Khoản 2 Điều 4, Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

“2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”

“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật;

b) Không thông báo cho các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận việc sử dụng tin bài của báo mình để thực hiện đăng lại lời cải chính, xin lỗi;

c) Tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ khi thông tin sai sự thật mà không có văn bản trả lời ngay cho cơ quan tổ chức, cá nhân;

d) Không xây dựng chuyên mục riêng tại trang chủ của báo điện tử, tạp chí điện tử để thực hiện cải chính, xin lỗi;

đ) Đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện đầy đủ các nội dung đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính;

e) Cải chính, xin lỗi không đúng thời điểm quy định;

g) Thực hiện cải chính, xin lỗi không đúng quy định về vị trí.”

Như vậy, với hành vi nêu trên theo quy định cơ quan báo A sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

7. Cơ quan báo X thực hiện xuất bản phẩm báo chí nhưng không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định. Xin hỏi, hành vi của cơ quan X có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 14 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) quy định:

“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp lưu chiểu sản phẩm báo chí không đúng địa điểm, thời gian, số lượng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thể hiện rõ thông tin báo in, tạp chí in nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được ủy quyền trên báo in, tạp chí in nộp lưu chiểu.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định;

b) Không lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng hoặc lưu giữ không đúng quy định về thời gian đối với báo nói, báo hình; không lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đã đăng, phát hoặc lưu giữ không đúng quy định về thời gian đối với báo điện tử, tạp chí điện tử;

c) Không cung cấp tín hiệu phát sóng (đối với báo nói, báo hình), quyền truy xuất dữ liệu (đối với báo điện tử, tạp chí điện tử) theo yêu cầu của cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử;

d) Không đảm bảo tính thống nhất, chính xác giữa nội dung tác phẩm đăng, phát với nội dung tác phẩm cung cấp cho cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện chế độ lưu chiểu báo chí đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lưu chiểu sản phẩm báo chí đúng địa điểm, số lượng đối với hành vi quy định khoản 1 Điều này;

c) Buộc cung cấp nội dung chính xác đã đăng, phát đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.”

Như vậy, với hành vi không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định cơ quan báo X sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện chế độ lưu chiểu báo chí đối với hành vi quy định.

8. Anh T là công chứcK, huyện AL cho biết hiện nay việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính được sử dụng khá phổ biến ở nhiều ngành. Vì vậy, anh đề nghị cho biết những cơ quan nào được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:

“1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”

Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính quy định:

“2. Lực lượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:

a) Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã);

b) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không;

c) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường;

d) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;

đ) Kiểm lâm, Kiểm ngư, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn;

e) Hải quan;

g) Quản lý thị trường;

h) Thanh tra Y tế và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Y tế;

i) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội;

k) Thanh tra Giáo dục và Đào tạo;

l) Thanh tra Khoa học và Công nghệ; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.”

Như vậy, các cơ quan nêu trên được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

9. Chị Hoàng Thị H ở huyện PV cho biết hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính có 02 loại là: xử phạt có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Vì vậy, chị đề nghị cho biết Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản được thi hành như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:

“1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.”

Như vậy, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản được thi hành theo các quy định viện dẫn nêu trên.

10. Anh Bùi Tấn H là cán bộ của Công an xã QA huyện QĐ cho biết theo quy định thì Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cá nhân/tổ chức vi phạm biết để thi hành. Tuy nhiên, có trường hợp khi giao quyết định thì cá nhân/tổ chức vi phạm cố tình không nhận. Do đó, anh đề nghị cho biết hướng xử lý đối với trường hợp này như thế nào để đảm bảo quy định của pháp luật?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:

“Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.

Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.

Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.”

Như vậy, đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. Biên bản được lập theo Mẫu số MBB06 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính./.

V. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

1. Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hằng năm, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh H đã tiến hành thanh tra công ty giống cây trồng, vật nuôi X có địa chỉ tại phường A, thị xã B, qua thanh tra phát hiện cơ sở có hành vi không cung cấp mẫu lưu giống cây trồng khi cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra. Hành vi vi phạm nêu trên theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

- Điều 9 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt quy định:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp bổ sung mẫu lưu giống cây trồng khi tổ chức lưu mẫu yêu cầu trong trường hợp mẫu lưu giống cây trồng đã nộp không bảo đảm số lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc không bảo đảm chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp mẫu lưu giống cây trồng khi cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lưu mẫu lưu giống cây trồng không đúng quy định hoặc không đảm bảo tính đồng nhất giữa mẫu lưu với mẫu cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức khảo nghiệm.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nộp giống đăng ký khảo nghiệm để công nhận lưu hành không đúng với mẫu lưu.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp bổ sung mẫu lưu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc cung cấp mẫu lưu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc lưu mẫu theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm để công nhận lưu hành giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

- Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt quy định:

“3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, với hành vi vi phạm nêu trên, cơ sở X sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cung cấp mẫu lưu đối với hành vi vi phạm theo quy định.

  2. Anh Ngô Đình K ở xã Phong Chương huyện PĐ cho biết, gia đình anh cùng với nhiều hộ gia đình khác là nơi sản xuất và cung cấp giống cây trồng lớn tại địa phương. Vừa qua, khi đi tập huấn về trồng trọt tại xã thì được phổ biến là việc buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật. Do đó, anh hỏi với hành vi này thì theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

- Khoản 4, khoản 7 Điều 11 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt quy định:

“4. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên.”

“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

b) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định tại Điều này.”

- Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt quy định:

“3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, tùy thuộc vào giá trị của lô giống công trồng thì hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng sẽ bị phạt tiền và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo các quy định viện dẫn nêu trên.

3. Ông Ngô Văn K là chủ cơ sở sản xuất giống cây trồng vật nuôi tại huyện NĐ. Vừa qua, đoàn kiểm tra của huyện đã tiến hành kiểm tra, phát hiện người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật tại cơ sở của ông không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật và đã lập biên bản vi phạm đối với hành vi vi phạm này. Ông K hỏi, với hành vi nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 19 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2020/NĐ-CP) quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Cố ý áp dụng không đúng biện pháp chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không áp dụng các biện pháp chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;

b) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra vật thể kiểm dịch khi cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật yêu cầu mà không có lý do xác đáng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển, sử dụng giống cây hoặc vật liệu làm giống bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác;

b) Nhập khẩu, vận chuyển, nhân nuôi, lưu giữ sinh vật gây hại thực vật mà không được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bằng văn bản;

c) Phát tán sinh vật gây hại thực vật.

d) Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b Khoản 4 Điều này vì mục đích thương mại.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc chấp hành đúng biện pháp chống dịch đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy giống cây, vật liệu làm giống, sinh vật gây hại đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 5a Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều này.

- Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt quy định:

“3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, với hành vi vi phạm người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

4. Anh Nguyễn Văn M cho biết, địa phương anh là nơi có nhiều cơ sở sản xuất giống cây ăn quả cũng như hoa các loại… trên địa bàn huyện X. Tuy nhiên, việc am hiểu các quy định về kiểm dịch thực vật giống cây trồng còn hạn chế. Do đó, anh muốn biết để tuyên truyền vận động bà con thực hiện đúng quy định của pháp luật khi sản xuất giống cây trồng. Vì vậy, anh hỏi theo quy định hiện hành thì hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

- Điều 22 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2020/NĐ-CP) quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không khai báo với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương khi đưa giống cây trồng mới lần đầu nhập khẩu gieo trồng tại địa phương theo thông báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tuân thủ quy định về việc nhập khẩu, nhân nuôi và sử dụng sinh vật có ích;

b) Gieo trồng giống cây trồng mới lần đầu nhập khẩu không đúng địa Điểm theo quy định tại Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa ra gieo trồng, sản xuất giống cây trồng nhập khẩu ngoài khu cách ly khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật về tình trạng nhiễm sinh vật gây hại đối với giống cây trồng phải gieo trồng trong khu cách ly.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc tiêu hủy giống cây trồng, sinh vật có ích nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

- Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt quy định:

“3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Trên đây, là quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu. Anh M nghiên cứu để tuyên truyền vận động bà con chấp hành nghiêm pháp luật.

5. Chị Lê Thị B ở phường XP thành phố H cho biết là người nội trợ hằng ngày ra chợ mua các sản phẩm rau củ nhưng chị rất lo lắng về tình trạng rau củ hiện có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng sức khỏe cho gia đình. Do đó, chị muốn biết hành vi vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 26 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2020/NĐ-CP) quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc;

b) Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;

b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

- Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt quy định:

“3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, với hành vi vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định viện dẫn nêu trên.

 

 

 

 

 

 

 

B. TÀI LIỆU PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT)

Câu chuyện pháp luật:

Con tem bưu chính bị rách

 

Sáng nay, An Bình thức dậy vào lúc 5 giờ sáng để tự tay làm tấm bưu thiếp kịp gửi tặng người bạn phương xa nhân dịp sinh nhật bạn. Sau một hồi loay hoay, tấm bưu thiếp xinh xắn đã hoàn tất kèm theo những lời chúc ý nghĩa được An Bình đóng vào phong bì đề gửi đi. An Bình lấy 02 con tem bưu chính còn lại đã được mua lần trước, trong đó có 01 con tem bị rách mất một góc nhỏ do bị lẹm trong lần xé tem trước đó. “Chắc không sao, bị lẹm mất do lần trước xé tem không cẩn thận thôi”, An Bình tặc lưỡi nghĩ và bôi keo vào mặt sau hai con tem rồi dán vào phong bì gửi bưu thiếp. Đồng hồ lúc này chỉ gần 10 giờ. An Bình vội vàng chạy xe đến bưu cục gần nhà để gửi bưu kiện.

Gặp chị Hoa nhân viên bưu cục, An Bình gật đầu chào: “Chị cho em gửi bưu kiện này”. Chị Hoa mỉm cười thân thiện, với chị, An Bình đã là khách quen vì cô ấy thường xuyên tới dây để gửi bưu kiện. Sau khi nhận bưu kiện từ An Bình, chị Hoa khẽ nhíu mày, hỏi An Bình: Sao có 01 con tem bị mất một góc vậy em? An Bình thật thà: Lần trước em xé tem dán thư bị “lẹm’ qua đó chị.

Chị Hoa lắc đầu: Như vậy không được đâu em, tem này không còn nguyên vẹn thì không sử dụng được.

An Bình thắc mắc: Nhưng em có gian lận gì đầu, em hay gửi thư từ, hàng hóa tại đây chị cũng biết rồi mà.

Chị Hoa nhẫn nại giải thích: Nói chuyện hơi dông dài, nhưng thôi cố gắng em nha, chị sẽ giải thích để em hiểu rõ, còn những lần sau nữa và nếu có trường hợp tương tự thì em cũng giúp giải thích nhé.

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 36 Luật Bưu chính năm 2010 về sử dụng tem bưu chính để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính thì tem Bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi các nước; tem bưu chính nước ngoài không được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi các nước.

Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính quy định tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành; b) Không bị cấm lưu hành; c) Chưa có dấu hủy; d) Còn nguyên vẹn.

Như vậy, trong trường hợp này, tem dán trên bưu phẩm của em bị rách mất một phần, dù nhỏ thôi nhưng đã không còn nguyên vẹn nên không đáp ứng điều kiện của tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính.

 An Bình hỏi: Vậy nếu người dùng sử dụng sử dụng tem không còn nguyên vẹn hoặc vi phạm các quy định về tem bưu chính để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính thì như thế nào?

Chị Hoa lật lật quyển sách rồi trả lời: Điều 14 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ quy định vi phạm các quy định về tem bưu chính:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong việc thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam đã có dấu hủy;

b) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính Việt Nam bị cấm lưu hành.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính nước ngoài để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong việc thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam đã có dấu hủy;

b) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính Việt Nam bị cấm lưu hành.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính nước ngoài để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài”.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, nếu em vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, chị Hoa nháy mắt với An Bình.

An Bình vội vàng: Dạ cám ơn chị đã giải thích, em hiểu rõ rồi. Thôi chị cho em xin lại bưu phẩm và bán cho em một tấm tem để dán lại. Vừa gỡ con tem không còn nguyên vẹn ra khỏi bưu phẩm và dán lại tem, An Bình vừa suy nghĩ: Đúng là trong cái rủi có cái may, nhờ việc này mà mình đã biết thêm quy định về điều kiện tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính và việc xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm.

Câu chuyện pháp luật:

Tại sao không cho từ chối tin nhắn quảng cáo?

Anh Nguyễn Minh Hoàng đang trong chìm dần vào giấc ngủ sau một ngày đối mặt với áp lực công việc. Bỗng anh giật mình tỉnh giấc vì tiếng chuông báo tin nhắn từ điện thoại phát ra. Giận mình vì quên tắt chuông điện thoại trước khi ngủ, giận người vì đã gửi tin nhắn phá hỏng giấc ngủ, anh Hoàng mở tin nhắn ra xem, càng bực hơn vì đó là tin nhắn quảng cáo. Nội dung tin nhắn không liên quan đến công việc nên anh tìm chức năng để từ chối nhận tin nhắn, loay hoay một hồi anh vẫn không tìm thấy chức năng này. Nhìn đồng hồ lúc này đã gần 11 giờ tối, xem lại tin nhắn anh thấy được gửi tới vào lúc gần 10 giờ tối (22 giờ). Anh tự nhủ: thôi ngủ đã, mai nhất định phải tranh thủ làm việc với đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo này cho ra ngô ra khoai mới được.

Ngày hôm sau, tất bật với khối lượng công việc khá lớn, sau khi đã giải quyết cơ bản, anh Hoàng ngồi thư giản và mở lại tin nhắn tối trước ra đọc, anh kiểm tra lại và vẫn không thấy chức năng từ chôí nhận tin nhắn. Anh bấm số gọi vào số điện thoại đã gửi tin nhắn, sau 3 hồi chuông có người bắt máy, đầu dây bên kia là giọng một phụ nữ nhẹ nhàng, truyền cảm: alo, đây là Trung tâm thương mại X, trung tâm đang có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đã rất hấp dẫn, anh/chị cần tư vấn về vấn đề gì, chúng tôi sẽ giúp anh/chị.

Không dài dòng, anh Hoàng đi thẳng vào nội dung: tôi nhận được tin nhắn quảng cáo của bên chị nhưng việc gửi tin nhắn này không bảo đảm quy định pháp luật. Tôi cần gặp quản lý của chị để làm việc về vấn đề này.

Đầu dây bên kia có vẻ hơi hoang mang: vâng, anh vui lòng tắt máy và đợi một lát, sẽ có người gọi lại cho anh để trao đổi.

Hai bên đều tắt máy, chưa đầy 5 phút sau, chuông điện thoại đổ, số lạ, anh Hoàng bắt máy: alo, tôi nghe.

Đầu dây bên kia: Chúng tôi nhận được tin phản ánh của anh là nội dung tin nhắn quảng cáo của chúng tôi không bảo đảm, xin anh nói rõ hơn ạ?

Anh Hoàng (đã mở sẵng tài liệu, đọc rõ to): Này nhé, các anh gửi tin nhắn cho tôi mà không có chức năng từ chối. Tôi sẽ đọc rõ quy định về yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo để bên anh biết: Theo Điều 14 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo:

1. Tin nhắn quảng cáo phải được gắn nhãn: Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn; Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].

2. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.

3. Có chức năng từ chối theo quy định, cụ thể: Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau: Đặt ở cuối tin nhắn quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng; phải có phần hướng dẫn Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo mà người sử dụng đã đăng ký trước đó; trong trường hợp cần thiết, người quảng cáo bằng tin nhắn có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm; có hướng dẫn rõ ràng về từ chối và các hình thức từ chối. Hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải bao gồm: Từ chối bằng tin nhắn; từ chối qua gọi điện thoại. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu: Thông báo đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi tin nhắn quảng cáo; chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.

Đầu dây bên kia có vẻ hấp tấp: vâng, anh thông cảm, bên em sẽ kiểm tra lại vấn đề này.

Anh Hoàng vẫn chưa buông tha: Để tôi khuyến nghị thêm với công ty về việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này. Điều 94, 95 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ có quy định với nhiều hành vi liên quan, tôi điểm qua để bên anh biết: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi: Cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, quảng cáo bằng tin nhắn không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối nhận thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tên định danh (điểm d khoản 3, điểm b khoản 6 Điều 95); không có đầy đủ các hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo hoặc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (điểm a khoản 6 Điều 94); hành vi quảng cáo bằng thư điện tử hoặc quảng cáo bằng tin nhắn hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (điểm a khoản 7 Điều 94),… Ngoài ra, các hành vi này còn áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nữa.

Cảm thấy mình đã nói cơ bản đầy đủ những vấn đề cần nói, bên kia lặng thinh, anh Hoàng chốt: Tóm lại là công ty anh/chị nên xem lại việc gửi tin nhắn quảng cáo và yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo. Nếu còn tiếp tục, tôi sẽ phản ánh đến cơ quan chức năng để xem xét và xử lý theo đúng quy định.

Đầu dây bên kia giọng thành khẩn: Vâng, xin cảm ơn anh đã phản ánh sai sót trong thực hiện việc nhắn tin quảng cáo của công ty chúng tôi. Chúng tôi sẽ nghiêm túc rà soát lại để thực hiện đúng quy định và không làm phiền khách hàng. Việc hôm nay, anh vui lòng bỏ qua và tiếp tục ủng hộ các sản phẩm bên công ty chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn anh!

Anh Hoàng lúc này đã nguôi giận: Tôi sẽ đợi xem việc khắc phục của công ty. Xin chào!

Anh Hoàng tắt máy điện thoại, cảm thấy thư thái hơn một tí vì đã giúp chấn chính một trường hợp trong việc chấp hành nghiêm quy định pháp luật liên quan đến tin nhắn quảng cáo. Anh ngẫm nghĩ: lắm lúc bực mình vì những tin nhắn quảng cáo, vậy nên mới có quy định về việc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo, vậy mà sao lại không cho từ chối tin nhắn quảng cáo chứ. Anh lại tiếp tục với công việc còn dang dở.

Câu chuyện 1:

Vợ chồng chị B sinh được hai cháu gái, chị đã bàn bạc với chồng chị là anh Q về việc chị sẽ sử dụng biện pháp đặt vòng phòng tránh thai để thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại Trạm Y tế xã nơi vợ chồng chị B đang thường trú. Khi anh Q biết chị B sẽ thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình, không tiếp tục sinh thêm con thì anh Q không đồng tình, gây khó dễ cho chị B, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần chị B và không cho chị B tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng dịch vụ y tế đặt vòng phòng tránh thai.

Chị B đã tìm đến Hội Liên hiệp phụ nữ và Trạm Y tế xã nhờ giúp đỡ. Sau khi tìm hiểu sự việc, Chị Hoa là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cùng với chị Khánh là Trạm trưởng Trạm Y tế xã đã đến nhà vợ chồng anh Q chị B để vận động, khuyên giải anh Q. Chị Hoa nhỏ nhẹ: người xưa có câu: “tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Anh chị đã có duyên sống với nhau từng ấy năm nên quý trọng nhau, là phụ nữ, chị B sinh đẻ nhiều đã ảnh hưởng đến sức khỏe. Thương vợ, thương con anh nên nghĩ đến chị và tập trung điều kiện để chăm lo cho các cháu được tốt. Chị Khánh lại đọc rõ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới:

Theo Điều 12 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;

b) Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;

b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.

5. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);

b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm.

Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;

b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, anh Q đã có hành vi vi phạm điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu); Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm.

Nghe sự phân tích của chị Hoa, chị Khánh, anh Q có vẻ thẩn thờ, trầm ngâm suy nghĩ, vẻ mặt có phần ăn năn hối lỗi. Anh xin lỗi chị B và cảm ơn chị Hoa, chị Khánh đã giúp đỡ cho gia đình anh. Anh hứa sẽ suy nghĩ nghiêm túc và không có hành vi đối xử không tốt với mẹ con chị B.

Tình huống trên, chúng ta có thể đã từng bắt gặp tại một số gia đình còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, thái độ, nhận thức hành vi của một số người còn mang tính định kiến về giới, dẫn đến áp lực đè nặng lên những người phụ nữ trong việc phải cố sinh cho bằng được một đứa con trai để nối dõi tông đường. Nhiều gia đình, người chồng yêu cầu vợ bằng mọi cách phải sinh được con trai, khiến người vợ đã rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm thậm chí mất mạng.

Nâng cao vai trò của người phụ nữ, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, phê phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với nữ giới. Cần đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân nhận thức được nguy cơ của việc mất cân bằng giới tính khi sinh để mọi người tự giác thực hiện, khắc phục các vấn nạn, tư tưởng lạc hậu, cổ hủ. Xử lý nghiêm các hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới nói riêng và lĩnh vực về bình đẳng giới.

Câu chuyện 2

Vợ chồng ông T và bà H có 2 người con gái là chị A, chị B và 1 người con trai là anh C, vợ chồng ông bà có tạo lập căn nhà gắn liền 1000 m2 đất. Ông bà có ý kiến khi còn minh mẫn, khỏe mạnh muốn họp đầy đủ các con lại để tuyên bố tặng tài sản cho các con, con trai hay con gái đều được nhận một phần diện tích đất của ông bà. Tuy nhiên, khi người con trai là anh C nghe cha mẹ mình muốn chia đất cho 2 người chị gái thì anh đã không đồng tình vì cho rằng hai chị là con gái, từ tư tưởng 'con gái lấy chồng là xong' đã đi theo chồng không có nghĩa vụ bổn phận gì đối với gia tộc. Và anh cho rằng, anh là con trai duy nhất, vợ chồng anh đã sinh cháu đức tôn cho ông bà nên ông bà phải để lại toàn bộ tài sản cho anh và con trai của mình. Và từ đó anh C đã nhiều lần có lời lẽ đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần của cha mẹ và gia đình hai chị gái nhằm cản trở việc định đoạt, quyết định tặng tài sản của vợ chồng ông T và bà H đối với hai người con gái.

Ông Sinh là Tổ trưởng Tổ Dân phố biết chuyện đã đến gặp gỡ anh C. Ông phân tích tình, lý, về quy định pháp luật liên quan đến thừa kế. Đặc biệt, ông nêu rõ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới:

Theo Điều 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;

b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);

b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;

c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;

b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, anh C đã có hành vi vi phạm điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu); Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm; Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi.

Sau khi nghe ông Sinh phân tích các lẽ, anh C đã có sự thay đổi thái độ với cha mẹ và các chị gái. Anh đã chấm dứt hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần những người thân trong gia đình.

Tình huống trên, chúng ta có thể đã từng bắt gặp tại một số gia đình, khi biết bố mẹ có nguyện vọng để lại tài sản cho chị, em gái trong gia đình, người con trai có hành vi ngăn cản, tranh giành tài sản của bố mẹ. Do một số bậc làm ông bà, cha mẹ, người con trai vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, ích kỷ, thái độ và nhận thức của một số người còn mang tính định kiến về giới, kém hiểu biết pháp luật. Dẫn đến xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của giới nữ, khiến các thành viên trong gia đình bất hòa, mâu thuẫn gây ra nhiều hậu quả thương tâm, để lại hệ lụy nặng nề cho xã hội.

Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục mọi người dân về bình đẳng giới, con trai, con gái đều là con, đều được pháp luật bảo vệ, không phân biệt là con trai hay con gái. Xử lý nghiêm các hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính nói riêng và lĩnh vực về bình đẳng giới để mọi người tự giác thực hiện, khắc phục các hành vi vi phạm, vấn nạn, tư tưởng lạc hậu, cổ hủ vì định kiến giới.

Câu chuyện pháp luật

VÌ SỰ BÌNH YÊN CỦA CỘNG ĐỒNG

Các nhân vật: Bà Mai - Bà Hồng (hàng xóm nhà bà Mai) - Anh Nam (chủ hộ gia đình kinh doanh karaoke) - Ông Tuấn (Tổ trưởng Tổ dân phố)

Tại nhà sinh hoạt cộng đồng của tổ dân phố,

 bà Mai đang tập thể dục buổi sáng

Bà Hồng: (vô tình đi ngang qua): Ô kìa, có phải bà Mai đó không?

Bà Mai: Chào bà Hồng, lâu lắm rồi không gặp bà, bà dạo này có được khỏe không?

Bà Hồng: Nhờ trời, tôi khỏe bà à. Sáng nào sáng nấy đều ra đây tập thể dục với các ông bà trong tổ hưu, thấy người cũng khỏe hẳn ra. Giờ cũng có tuổi rồi, chẳng mong gì bằng sức khỏe để sống vui cùng với con cháu bà à. Mà đã lâu rồi phải đến cả tháng nay tôi không thấy bà ra đây tập thể dục như mọi khi. Có chuyện gì không bà?

Bà Mai: Thú thật với bà, cả tháng nay tôi ốm nằm nhà, không đi đến đâu được. Hôm nay thấy trong người khỏe hơn một chút nên tôi cũng cố gắng ra đây để vận động tay chân một chút, chứ cả tháng quanh quẩn ở nhà cũng thấy bí bách lắm bà ạ.

Bà Hồng: Thế nói tóm lại sức khỏe bà bị làm sao nói tôi nghe? Tôi với bà giờ đều có tuổi cả rồi, trái gió trở trời chút thôi là tay chân, đầu óc cứ quay cuồng nhức mỏi hết cả, bà cứ nói ra xem tôi có giúp được gì bà không nào?

Bà Mai: Nếu ốm đau vì trái gió trở trời thì cũng đã không nên chuyện bà ạ.

Chẳng là nhà anh Nam ở sát cạnh nhà tôi khai trương kinh doanh karaoke đã hai tuần  nay. Hôm nào cũng bật nhạc đến tận 2, 3 giờ đêm, hệ thống cách âm không có, khách thì hát bất kể ngày đêm, nhà tôi sát vách nên nghe rõ mồn một. Hai tuần nay nhà ấy kinh doanh karaoke cũng là thời gian mà tôi đêm không ngủ được, ngày cũng chẳng yên. Mà bà bảo, tuổi già quý nhất giấc ngủ, không ngủ được thì còn mong gì sức khỏe, tôi lại bị triệu chứng đau đầu kinh niên, càng mất ngủ thì bệnh lại càng trầm trọng bà ạ.

Bà Hồng: Trời ơi là trời, thế bảo sao mà ốm đến tận mấy tháng trời. Sao bà không sang tận nhà nói cho cái nhà anh Nam đó biết. Làm ăn gì thì làm, kinh doanh gì thì kinh doanh làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh thế, ai mà chịu nổi cho được. Bà định cứ tiếp tục chịu đựng như thế đến bao giờ? Mà con cái nhà bà, chẳng lẽ các cháu nó định cứ để mặc như vậy à?

Bà Mai: Bà cũng biết tính tôi rất ngại va chạm xích mích, người ta làm ăn kinh doanh không như vậy sao thu hồi được vốn. Con cái tôi cũng mấy lần định sang nhà anh Nam nói chuyện, nhưng tôi một mực ngăn cản, để họ tự biết tự điều chỉnh bà ạ, mình sang họ lại cho mình là cản trở tới việc làm ăn của họ.

Bà Hồng: Bà Mai này, bà như thế là không được, ảnh hưởng gì chứ ảnh hưởng đến sức khỏe mình là không thể để yên được. Mà đâu chỉ có riêng bà mà rất nhiều bà con xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng.

10 giờ đêm tại nhà anh Nam, tiếng nhạc ồn ào

phát ra từ các phòng karaoke

Ông Tuấn: Nhà anh Nam có ai ở nhà không đấy?

Anh Nam (vội vàng chạy ra): À, chào bác Tuấn, Tổ trưởng Tổ dân phố, chẳng hay hôm nay có việc gì mà 10 giờ đêm rồi bác vẫn còn cất công sang tận đây thăm nhà?

Ông Tuấn: 10 giờ đêm rồi mà nhà anh vẫn còn kinh doanh miệt mài thế này thì việc tôi sang chơi có thấm tháp gì? Xem ra tình hình kinh doanh karaoke của nhà ta cũng có vẻ phát đạt nhỉ?

Anh Nam: Thì bác tính cháu bỏ mấy trăm triệu ra đầu tư kinh doanh thì cũng phải miệt mài còn thu hồi lại vốn chứ, thời buổi này kiếm được đồng tiền khó khăn lắm bác ạ.

Ông Tuấn: Có gì mà không hiểu, tôi cũng từng là người lao động làm công ăn lương, đồng tiền kiếm ra từ mồ hôi, nước mắt. Thời của chúng tôi có thể khác thời các anh chị bây giờ nhưng chúng tôi cũng hiểu rất rõ giá trị của đồng tiền.

Anh Nam: Hôm nay bác sang để thuyết giảng về giá trị của  đồng tiền hả bác? Cháu đang rất bận nếu không phiền mời bác hôm khác sang thuyết giảng tiếp.

Ông Tuấn: Tôi về hưu rồi nhưng cũng không đến mức rảnh rỗi sang đây vào lúc 10h đêm để lên lớp cho anh.Tôi sang đây là có việc muốn trao đổi với anh.

Anh Nam: Có việc gì mời bác cứ nói.

Ông Tuấn: Thời gian vừa rồi, tôi nghe được rất nhiều ý kiến phản ánh của bà con Tổ dân phố, đặc biệt là những hộ gia đình sống xung quanh nhà anh về chuyện gia đình kinh doanh karaoke rất muộn, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt có nhiều người già thường xuyên mất ngủ vì tiếng karaoke rất ồn ào.

Anh Nam: Ôi dào, lại mấy ông bà già nhiều chuyện, không chịu được thì chuyển ra khu vực khác mà sống.

Ông Tuấn: Anh Nam, anh không thể ăn nói kiểu như vậy được. Không ai cấm anh kinh doanh làm ăn buôn bán, nhưng không có nghĩa anh có quyền làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Nhà anh kinh doanh karaoke không có hệ thống cách âm đầy đủ, đến vợ con anh còn phải chuyển ra chung cư để sống, còn những người khác họ đi đâu được. Nhà anh gây ồn ào suốt ngày, suốt đêm như vậy, mà họ đã gặp tôi và đề nghị tôi nhắc anh lưu ý để điều chỉnh. Nếu anh tiếp tục có thái độ như vậy, chúng tôi sẽ kiến nghị với chính quyền địa phương có biện pháp xử lý nghiêm khắc.

Anh Nam: Bác Tuấn, bác đang dọa cháu đấy à?

Ông Tuấn: Tôi không dọa đâu. Pháp luật đã quy định rất rõ về hành vi vi phạm  quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung, theo đó tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau”.

Như vậy, việc nhà anh kinh doanh karaoke muộn như vậy đã vi phạm quy định của pháp luật. Với tư cách là Tổ trưởng Tổ dân phố, tôi sẽ kiến nghị chính quyền địa phương có biện pháp xử lý, nếu gia đình anh còn tiếp tục tái phạm sẽ có những hình thức xử lý cao hơn.

Anh Nam: Thôi, thôi, thôi em xin bác, bác ăn chén cơm cũng phải cho em ăn chén cháo chứ. Em là em sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc. Một đồng kiếm được chẳng bù được mấy đồng tiền phạt. Ngày mai em sẽ cho lắp đặt ngay hệ thống cách âm và quán triệt nhân viên trong quán tuân thủ đúng giờ giấc theo quy định.

Ông Tuấn: Chú biết rút kinh nghiệm thế là tốt, nhớ tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, giữ sự bình yên cho bà con nhé. Chú kiếm được tiền là quý nhưng tình cảm hàng xóm, láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau” âu cũng hết sức quý giá, đáng trân trọng chú ạ.

Anh Nam: Dạ vâng ạ!

 

Câu chuyện pháp luật

ĐỘI PHÁT TỜ RƠI TẠI NGÃ TƯ ĐƯỜNG

 

Tại công viên (gần ngã tư đường)

Đội trưởng: Đây, mỗi đứa cầm một tập. Anh bảo nhé. Bây giờ hai đứa đi phát cho anh chỗ này. Phát được càng nhiều càng tốt. Phát hết, anh lại đưa thêm.

Anh có cả ba lô đây này (Đội trưởng vừa nói vừa cầm 1 tập tờ rơi chia cho 2 bạn sinh viên)

Sinh viên 1: Vâng ạ. Mà anh ơi, cái này phải phát cho ai hả anh?

Đội trưởng: Phát cho ai cũng được. Nhưng phát tờ rơi phải nghiêm túc đấy nhé. Các anh chị mà láu cá vứt vào thùng rác là tôi không trả công đâu. Còn phạt đấy. Anh ra phố bên kia đây. Hai đứa em phát chỗ này nhé.

Một lúc lâu sau… (Sinh viên 1- ngồi tựa gốc cây, Sinh viên 2 - đứng bên cạnh – Tay mỗi người vẫn cầm 1 tập tờ rơi, dáng vẻ mệt mỏi)

Sinh viên 1: Haiz. Mỏi chân quá!

Sinh viên 2: Anh, đứng dậy nhanh. Không đội trưởng mắng cho bây giờ.

Đội trưởng: Trời ơi! Cái gì? Cô, cậu muốn giết tôi à? Muốn tôi mất chức à? Làm ăn kiểu gì mà phát được có mấy tờ thế này? Đầu óc để làm gì? Phải sáng tạo, phải tư duy, phải năng động, phải phát triển lên chứ. Thế mới phát được nhiều chứ!

Sinh viên 2: Đại ca ơi. Hay đại ca ra đằng kia, đại ca tư duy, năng động, phát triển hộ em cái. Em nói thật với anh. Em với anh Trung đứng đầu đường đưa cho người ta, người ta chẳng cầm gì cả. Anh ra anh phát đỡ hộ bọn em.

Đội trưởng: Được rồi. Tôi ra làm mẫu cho một lần thôi nhé. Một lần mở to mắt mà nhìn nhé. Nhìn đây này. Một phát mấy nhìn tờ này hết luôn đây này. Phải học nhé… (cầm tập tờ rơi của cả 2 người, chạy ra ngã tư)

Ngã tư đèn giao thông, các phương tiện đang chờ đèn đỏ. Đội trưởng cầm tập tờ rơi, chặn đầu xe đưa cho từng người đang chờ đèn đỏ. Thậm chí, khi xe đã nổ máy chuẩn bị đi vẫn cố chặn lại đưa cho bằng được. Chẳng mấy chốc hết nửa tập tờ rơi. Sau đó chạy nhanh vào vỉa hè, nơi sinh viên 1 và sinh viên 2 đang đứng nhìn.

Sinh viên 1: Ôi sếp ơi! Sếp đúng là chuyên gia! Trông rất chuyên nghiệp sếp ạ!

Bỗng có tiếng còi cảnh sát cảnh sát giao thông và một anh cảnh sát giao thông đi đến.

Cảnh sát: Chào anh chị. Anh chị có phải là chủ nhân của những tờ rơi bừa bãi phát ra đường hay không?

Đội trưởng: Không. Ai chứ có phải bọn em đâu.

Cảnh sát: Anh đừng có chối. Tôi đứng bên này quan sát đã thấy hết hành động của anh chị rồi

Sinh viên 2: Dạ. Anh thông cảm cho bọn em ạ. Chẳng qua là bọn em làm ở bên dịch vụ phát tờ rơi. Đây, anh ơi, anh xem có mặt hàng gì hợp với gia đình nhà mình thì….

Cảnh sát: Tôi không đùa, tôi đề nghị chị nghiêm túc.

Đội trưởng(Nạt sinh viên 1) Này! Không đùa nhé! Anh ấy đang làm việc đấy. (Quay sang cảnh sát) Báo cáo anh. Em nghĩ là những hành vi này có gì sai phạm đâu. Ngày xưa thời sinh viên, em đi phát suốt có bị bắt bao giờ đâu ạ?

Cảnh sát: Anh chị không chỉ phát tờ rơi cho những người dừng lại mà anh chị còn chặn những người tham gia giao thông để phát tờ rơi. Anh chị có biết hành vi của anh chị có thể gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông không?

Đội trưởng: Dạ bọn em biết ạ. Anh ơi. Anh tha cho bọn em lần này. Bọn em sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc lần sau ạ.

Cảnh sát: Nói để anh chị biết, với hành vi phát tờ rơi bừa bãi, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị, anh chị có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Đội trưởng: Thôi, hai đứa ở lại anh về cơ quan trước nhé, đang có chút việc gấp xếp đang gọi! (định bỏ đi)

Sinh viên 1, Sinh viên 2 (mặt ngơ ngác, gọi với lại): Ơ… Ơ…Anh ơi…

Cảnh sát: Tôi đề nghị anh ở lại hợp tác với chúng tôi để giải quyết vụ việc này.

Sinh viên 1: Anh ơi, những 500.000 đồng à? Thế thì em sợ hơi nhiều quá bởi vì là bọn em cực chẳng đã mới phải ra đường, mài mặt đi phát tờ rơi kiếm được đồng tiền. Đây, anh này này, anh ấy là chủ cửa hàng mà anh ấy cũng phải ra phát tờ rơi cùng bọn em. Bây giờ làm ăn khó khăn lắm anh ạ! Anh thông cảm cho bọn em.

- Cảnh sát: Anh là chủ cửa hàng, tức là người có sản phẩm được quảng cáo trên những tờ rơi đó?

- Đội trưởng: Vâng. Báo cáo anh. Đấy, em vừa là chủ vừa là đội trưởng của đội phát tờ rơi này. Anh thấy đấy. Kiếm ăn bây giờ khó khăn lắm. Em phải nghĩ mọi cách miễn là đàng hoàng, không bị sai phạm phải không anh?

- Cảnh sát: Anh đừng nghĩ như vậy là không vi phạm, người có sản phẩm, dịch vụ, hành hóa quảng cáo trên tờ rơi còn có thể bị xử phạt nặng hơn, mức xử phạt là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

- Đội trưởng, sinh viên 1, sinh viên 2 (mặt lo lắng, đồng thanh): Ôi! Những 10 triệu đồng cơ ạ?

- Cảnh sát: Ngoài ra anh chị còn phải thu dọn toàn bộ những tờ rơi anh chị đã rải bừa bãi ra đường như thế kia trả lại môi trường xanh, sạch, đẹp cho đô thị.

Đội trưởng: Vâng. Em xin hứa sẽ dọn dẹp sạch sẽ và xin hứa sẽ không tái phạm. Anh thông cảm cho bọn em lần đầu. Các em đâu? Đèn đỏ rồi. Mau dọn dẹp cho sạch sẽ.

Cả ba cùng chạy lại ngã tư, vội vàng nhặt sạch những tờ rơi mọi người bỏ lại ở đường.

 

Câu chuyện pháp luật

CHĂN NUÔI PHẢI ĐỒNG HÀNH VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Bà Lan kể lại cho chồng nghe về việc đã xảy ra trước đó 2 ngày. Hôm đó bà đang gánh rau muống về thì gặp ông Đồng từ xa đi lại.

Ông Đồng: Chị Lan, Tôi định sang nhà chị trao đổi mấy việc. Nhưng tiện đây...

Bà Lan: Có việc gì hả chú (đặt gánh rau xuống)

Ông Đồng: Chả là, mấy ngày hôm nay nắng nóng gay gắt quá, nước ở mương bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chị xem có biện pháp xử lý nước thải từ chồng lợn thế nào, chứ cứ cho chảy thẳng ra mương thế này thì nguy hiểm quá.

Bà Lan: Ôi dào, nước chảy ra mương làm gì có phân gio gì đâu. Chẳng qua là nắng nóng quá thì ông nhà tôi hay tắm cho đàn lợn thôi, còn phân chúng tôi đã hót đổ xuống ao cá hết, có đâu mà thải ra mương.

Ông Đồng: Ở làng này, có mỗi nhà chị nuôi lợn đàn, lại ở đầu nguồn, mà không xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì gây ô nhiễm cho cả làng. Nhà tôi hôm nào cũng phải bịt kín cửa sổ, cửa thông gió mà không giảm được mùi, kinh khủng lắm.

Bà Lan: Ô hay, cứ ô nhiễm, hôi thối là một mình nhà tôi gây nên đấy phỏng. Này, đừng có vu oan giáo hoạ, nhà nào chả thải nước vào con mương, có phải mỗi nhà tôi đâu.

Ông Đồng: Nhưng mọi nhà chỉ thải nước sinh hoạt bình thường, còn nhà chị…

Hai người đang căng thẳng thì bà Huệ và vài người đi đến.

Bà Huệ: Có chuyện gì thế?

Ông Đồng: Thì chuyện con mương hôi thối, bốc mùi nhưng bà ấy cứ khăng khăng là không phải do nhà bà ta gây ra.

Bà Huệ: Phải rồi, mấy đứa trẻ nhà tôi bị mẩn ngứa, lở loét hết cả tay chân, có lẽ do tắm nước nhiễm bẩn ngấm từ mương nước vào.

Bà Huệ (quay sang nói với bà Lan): Bà xem chăn nuôi phải giữ vệ sinh sạch sẽ, chứ bà để cả làng, cả xóm bị ô nhiễm, ngứa ngáy, ngửi hôi thối thì thật là…

Bà Lan: Thật là làm sao. Các người đừng có ghen ăn tức ở, thấy người ta ăn nên làm ra là gây khó khăn. (vừa nói vừa gánh rau đi). Mương công cộng tao cứ thải vào đấy, đứa nào làm gì được.

Bà Huệ (tay chống nạnh, bực tức nói với theo): Làm gì à, kiện chúng mày ra toà đòi bồi thường đến sạt nghiệp.

 Vợ chồng ông bà đang dở câu chuyện thì ngoài cổng có tiếng gọi “Bà Lan có nhà không?”

Bà Lan nói nhỏ: Ông ra xem ai

Ông Năm (chồng bà Lan) vội vã ra mở cổng, thấy ông trưởng thôn và anh Tiến - cán bộ tư pháp xã.

Ông Năm: Mời hai chú vào nhà

Bà Lan từ dưới khu chuồng lợn đi lên, vào nhà

Bà Lan: Hai chú đến chơi, mời 2 chú uống nước. (và tiếp lời chồng) Vợ chồng tôi được thế này cũng phải sớm khuya với đàn lợn, con cá, vất vả lắm.

Ông trưởng thôn: Hôm nay, chúng tôi đến đây cũng vì chuyện đàn lợn, con cá của 2 bác.

Vợ chồng ông bà Năm nhìn nhau: Hả, có chuyện gì vậy?

Ông trưởng thôn (từ từ uống chén nước trà): Hai bác làm kinh tế giỏi, chăn nuôi tốt, rất đáng được khích lệ, nêu gương cho người khác học tập. Nhưng, chả là, bà con lối xóm phản ánh hai bác xả nước thải từ chồng lợn không qua xử lý xuống con mương sau nhà, khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối.

Bà Lan nhanh nhảu: Lại những kẻ ăn không ngồi rồi, ghen ăn tức ở bới chuyện vu oan cho nhà tôi, chứ làm gì có chuyện đấy.

Ông trưởng thôn: Có hay không phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, UBND xã đã nhận được đơn thư của nhiều người kiến nghị gia đình bác nhiều tháng nay để nước thải từ chồng lợn chảy thẳng ra con mương sau nhà gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng vì tình làng nghĩa xóm họ muốn góp ý với gia đình bác trước, bác lại không nghe, chửi nhau với họ nên họ mới đưa vụ việc ra xã. Uỷ ban xã sẽ thành lập đoàn xuống kiểm tra, tình hình căng đấy.

Ông, bà Năm (luống cuống): Vậy, vợ chồng tôi biết làm thế nào, không lẽ đóng cửa chồng lợn, không làm ăn được gì à?

Anh Tiến; Các bác cứ tiếp tục chăn nuôi, Nhà nước khuyến khích người nông dân chúng ta biết làm kinh tế gia đình để nâng cao đời sống và tạo mọi điều kiện để mọi gia đình phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bà Lan (cắt lời): Đấy, có cán bộ tư pháp ở đây thì lo gì. Mình làm ăn chính đáng chứ có lấy của ai đâu mà lo.

Anh Tiến: Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật bác ạ. Lúc nãy tôi có đi xem qua con mương thấy nước đen ngòm, bốc mùi, còn nước chảy từ chồng lợn nhà bác ra thì đen đặc, sủi bọt. Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì hai bác đã vi phạm rồi đấy.

Không khí trùng xuống, anh Tiến tiếp lời:

Nếu bác không xây dựng hệ thống khép kín xử lý chất thải, nước thải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi như sau: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.”

Bà Lan: Thế thì, ngay ngày mai vợ chồng tôi sẽ xây hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại hiệu quả lớn vì nó còn tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt chú à.

Câu chuyện pháp luật

Cái hại của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng hướng dẫn sử dụng

Sáng nay cuối tuần, trời nắng đẹp, anh Hoà quyết định về quê. Anh Hoà đang làm việc tại cơ quan H của thành phố X. Quê của anh ở một vùng nông thôn tươi đẹp, cách thành phố X 40 cây số. Để thuận lợi công việc, anh Hoà đã mua nhà và sinh sống ở thành phố X, thỉnh thoảng anh lại chạy xe về quê thăm gia đình. Hôm nay, anh quyết định về quê mà không báo trước với cha mẹ để tạo bất ngờ cho ông bà.

Bố mẹ anh Hoà có 3 người con. Con trai đầu của ông bà là anh Hưng sống gần nhà bố mẹ và làm nông, đã lập gia đình. Anh Hoà và người em gái út sinh sống và làm việc tại thành phố X. Anh Hoà một mình chạy xe mô tô bon bon trên đường, gió mát, nghĩ đến cảnh về nhà gặp bố mẹ, được ăn cơm mẹ nấu, tận hưởng không khí trong lành và ngắm vườn cây cảnh bon sai của cha, anh Hoà cảm thấy tinh thần thoải mái hẳn, đường về nhà như thu ngắn lại, chẳng mấy chốc mà anh đã về đến ngõ.

Nghe tiếng xe, mẹ anh từ trong nhà chạy ra mừng rõ: Sao về mà không báo trước vậy con. Có khoẻ không? Vừa nói mẹ anh vừa nhấc hộ anh chiếc ba lô đựng áo quần.

Về khi nào đi lại? để mẹ vào nấu thêm thức ăn, mấy món mà con thích. Mẹ an vẫn tiếp tục nói, không cho anh mở lời.

Anh Hoà cười cười nhìn mẹ, nhìn bà vẫn khoẻ mạnh là thấy an lòng. Anh trả lời và hỏi lại: Con về mai lại lên để còn đi làm. Con có ăn mấy đâu, mẹ không cần nấu thêm thức ăn làm gì. Ba con đâu rồi mẹ?

Ba con đang đi mua chai thuốc bảo vệ thực vật để tranh thủ chiều tối bơm lại vườn rau, sâu nhiều quá.

Anh Hoà vào nhà rửa mặt, ra vườn ngắm mấy cây bonsai đã nhiều năm tuổi, được ba anh – ông Minh chắm chút kỹ lưỡng. Một lát sau thì nghe tiếng ông Minh ở sân nhà: Hoà về hả con?

Anh Hoà “Dạ” rõ to và đi nhanh vào nhà. Ba mua gì đó?

Ông Minh: Ba mua chai thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu, con sáng mắt đọc giùm ba hướng dẫn sử dụng.

Anh Hoà cầm chai thuốc bảo vệ thực vật đọc rõ to hướng dẫn sử dụng. Ông Minh gật gật đầu, đoạn bảo: Vườn rau nhà mình đang sâu rất nhiều, chắc phải pha thuốc với liều lượng lớn hơn để trừ sâu hiệu quả.

Anh Hoà giật mình: Ba nói gì vậy? phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng hướng dẫn sử dụng, không được sử dụng quá liều lượng thuốc. Việc sử dụng quá liều lượng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc đối với người đi phun thuốc, người sống ở gần khu vực phun thuốc và người tiêu dùng. Ngoài ra, việc phun thuốc bvtv với liều lượng cao còn có nguy cơ cây trồng sẽ bị chết do phun thuốc liều lượng cao gây ra. 

Anh Hoà nhìn ba mình, thấy ông đang chăm chú lắng nghe, gật gật. Anh Hoà tiếp tục: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đó ba.

Ông Minh trợn mắt: Làm gì ghê vậy?

Anh Hoà mở máy điện thoại đọc to: Điều 26 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ quy định:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc;

b) Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;

b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này”.

Đó, ba thấy không, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng hướng dẫn sử dụng gây những tác hại cho sức khoẻ của con người. Chính vì vậy mà pháp luật có biện pháp xử lý đối với người có hành vi vi phạm. Từ nay ba nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn.

Ông Minh: ờ ờ, đúng đúng, ba cũng sẽ đi nhắc nhở bà con xóm mình để mọi người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc, bảo vệ sức khoẻ của mình, của bà con./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.551.664
Lượt truy cập hiện tại 12.565