Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng
Ngày cập nhật 23/05/2023

Ngày 17 tháng 5 năm 2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công văn số 4721/UBND-CCHC về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng.

 

Thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực bổ trợ tư pháp nói chung và hoạt động công chứng nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, địa phương quan tâm triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 08/02/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025” được phê duyệt kèm theo Quyết định số 3393/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng hợp danh hình thức tại tổ chức hành nghề công chứng (nếu có); kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên.

Tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động động công chứng trên địa bàn tỉnh. Cập nhật kịp thời các thông tin về tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên trên phần mềm quản lý tổ chức hành nghề công chứng của Bộ Tư pháp. Rà soát, xem xét kỹ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, bảo đảm người được đề nghị bổ nhiệm làm công chứng viên có đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự trù kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công chứng theo Luật Công chứng năm 2014 và các nhiệm vụ tại Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025” để triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Củng cố, kiện toàn tổ chức tham mưu quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, bố trí công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến công chứng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về công chứng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vừa có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kiến thức nghiệp vụ công chứng, kỹ năng quản lý hiệu quả đối với các tổ chức hành nghề công chứng trong bối cảnh các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng gia tăng.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí mức vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn tỉnh thuộc nguồn vốn đầu tư công theo Đề án chống thất thu thuế trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng hệ thống quản lý công chứng, chứng thực và ngăn ngừa thất thu thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Sở Tài chính thẩm định, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh hiệu quả. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phương án phân bổ nguồn vốn đầu tư công để bố trí kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn tỉnh.

- Các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về dân sự, hình sự, đất đai, thuế, doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng,… Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm của tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên trên địa bàn thì thông tin, phản ánh kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Tích cực phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo, đăng tin không chính xác của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng.

- Đề nghị Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi và hiệu quả về chính sách pháp luật thuế để người dân, doanh nghiệp hiểu, đồng thuận và thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Chủ động trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên thông đồng với khách hàng để công chứng “khống”, công chứng “chờ”, công chứng hợp đồng, giao dịch không đúng giá thực tế. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xác minh xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động công chứng, chứng thực.

- Hội Công chứng viên tỉnh phát huy vai trò tự quản, tăng cường công tác giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Trường hợp phát hiện công chứng viên sai phạm, kịp thời báo cáo, đề xuất với Sở Tư pháp để xem xét, xử lý theo quy định.

Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xử lý đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.521.142
Lượt truy cập hiện tại 2.769