Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Ngày cập nhật 27/02/2023

1. Theo Quyết định thành lập thì tên gọi được đăng k‎ý là Trường Trung cấp nghề ÂL, tuy nhiên bảng hiệu và các văn bản của Trường lại lấy tên là Trường Trung cấp nghề thành phố H. Hành vi của trường có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

 Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1, Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sai tên gọi theo quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc dễ gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này;

Như vậy, hành vi sử dụng sai tên gọi theo quyết định thành lập trên bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Buộc cải chính thông sai sự thật đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước.

2. Trường Cao đẵng kỹ thuật công nghiệp X nhiều năm không thực hiện công khai về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hành vi của Trường có bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

 Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 2 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ban hành đủ quy định, quy chế thuộc trách nhiệm ban hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp;

b) Không thực hiện công khai các nội dung về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp;

c) Không thực hiện công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình; không gửi kết quả công khai về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

d) Không thực hiện chế độ báo cáo thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm b và c khoản 2 Điều này;

b) Buộc ban hành quy định, quy chế; thực hiện chế độ báo cáo, trách nhiệm giải trình hoặc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1, điểm a và d khoản 2 Điều này;

c) Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Buộc thực hiện công tác y tế trường học theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

đ) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định công nhận trường chất lượng cao đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

e) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

g) Buộc chuyển người học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp; buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả; bảo đảm quyền lợi của người học đối với hành vi vi phạm quy định khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi vi phạm của Trường Cao đẵng kỹ thuật công nghiệp X sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, buộc công khai theo quy định hoạt động giáo dục nghề nghiệp của nhà trường.

3. Qua kiểm tra định kỳ của Thanh tra Sở Lao động, thương binh xã hội tỉnh X phát hiện Trường Cao đẳng nghề H có tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên không thực hiện lưu trữ hồ sơ tài liệu về hoạt động trên. Hành vi vi phạm trên có bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

 Trả lời (có tính chất tham khảo)

 Khoản 2 và Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại quyết định giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao thực hiện tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định giao nhiệm vụ thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

đ) Buộc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đã cấp và chịu mọi chi phí liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi vi phạm của Trường Cao đẳng nghề H sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, buộc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp theo quy định.  

 

4. Trường Cao đẳng văn hóa A nhiều năm nay đã tổ chức chiêu sinh đào tạo nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề mặc dù chưa được giao nhiệm vụ đào tạo nội dung này. Hành vi vi phạm này của Trường Cao đẳng văn hóa A có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

 Trả lời (có tính chất tham khảo)

 Khoản 4 và Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại quyết định giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao thực hiện tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định giao nhiệm vụ thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

đ) Buộc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đã cấp và chịu mọi chi phí liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ theo quy định của Trường Cao đẳng nghệ thuật A sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, buộc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đã cấp và chịu mọi chi phí liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ của nhà trường.

 

5. Trường Trung cấp nghề PV thông báo tuyển sinh đào tạo nghề điện tự động, tuy nhiên khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký thì chỉ có đào tạo nghề điện tử . Hành vi vi phạm của Trường Trung cấp nghề PV bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1, Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không chính xác thông tin về ngành, nghề, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm, địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;

b) Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp không đúng thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù, doanh nghiệp quyết định ban hành;

c) Thông báo tuyển sinh không đúng đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này;

c) Buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

d) Buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b và c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

đ) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi thông tin tuyển sinh không đúng ngành nghề của Trường Trung cấp nghề PV sẽ bị phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, nhà trường buộc cải chính thông tin sai sự thật về ngành nghề tuyển sinh trên.

6. Trường Cao đẳng nghề XL mặc dù mới đang nộp hồ sơ bổ sung đào tạo cấp bằng lái xe ô tô tuy nhiên đã thông báo tuyển sinh, thu nhận hồ sơ đào tạo nghề lái xe. Hành vi trên có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 2, Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh;

b) Thu nhận hồ sơ tuyển sinh, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi chưa thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định;

c) Thực hiện tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này;

c) Buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

d) Buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b và c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

đ) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi tổ chức tuyển sinh, thu nhận hồ sơ đào tạo cấp bằng lái xe ô tô khi chưa được cấp giấy chứng nhận bổ sung đào tạo nghề này sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển; hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả; thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học.

7. Trường Cao đẳng nghề QĐ liên kết với tập đoàn Microsoft đào tạo lập trình di động, theo kế hoạch trong 3 năm học viên sẽ được đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề QĐ và sẽ đạo tạo thực hành tại tập đoàn Microsoft. Tuy nhiên, do vướng mắc về nhu cầu số lượng đào tạo của 02 đơn vị nên chỉ số ít học viên được đào tạo thực hành và hoàn thành khóa học, còn lại nhiều học viên sau 3 năm nhưng chưa đào tạo thực hành nên chưa hoàn thành khóa học theo chương trình. Vậy hành vi vi phạm trên có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ giáo án;

b) Không tổ chức giảng dạy đúng cấu trúc thời gian đào tạo lý thuyết, thời gian đào tạo thực hành của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

Như vậy, hành vi tổ chức đào tạo không theo đúng kế hoạch, tiến độ đào tạo trên của Trường Cao đẳng nghề QĐ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

8. Mặc dù có nhiều học viên Khóa X nghề mộc còn còn nợ nhiều môn học nhưng để đảm bảo chương trình đào tạo Trường Cao đẳng nghề H tổ chức cho tất cả học viên được bảo vệ khóa luận tốt nghiệp và cấp bằng khi chưa hoàn thành trả nợ môn học. Như vậy, hành vi cho bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trên của Trường Cao đẳng nghề H có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc dạy đủ số giờ học, khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học hoặc mô-đun trong chương trình đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô-đun đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này;

c) Buộc hủy bỏ kết quả đánh giá khóa luận tốt nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, hành vi vi phạm tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Trường Cao đẳng nghề H bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng. Đồng thời, buộc hủy bỏ kết quả đánh giá khóa luận tốt nghiệp đối các học viên chưa đủ điều kiện bảo vệ tốt nghiệp.

9. Do chưa đủ điều kiện thi tốt nghiệp và không muốn học lại một mình Anh Nguyễn D học viên đang học đào tạo nghề điện lạnh tại trường Cao đẳng nghề X đã vào nhóm Zalo của lớp đe dọa sẽ hành hung các bạn trong lớp đến dự thi tốt nghiệp. Hành vi vi phạm trên của anh D có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự kiểm tra, dự thi và người tổ chức kiểm tra, thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ kiểm tra, thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;

b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;

c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;

d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi vi phạm đe dọa hành hung bạn học tham dự thi tốt nghiệp của anh Nguyễn D sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

10. Trong kỳ thi lý thuyết sát hạch cấp bằng lái xe tại Trường Trung cấp nghề QĐ, anh Trần Văn B đã bị cán bộ coi thi đã lập biên bản vì sử dụng điện thoại thông minh để tìm tài liệu làm bài thi. Hành vi của anh B có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, thi, chấm thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức kiểm tra, thi, chấm kiểm tra, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, vật dụng, thiết bị không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài kiểm tra, bài thi hoặc sửa điểm bài kiểm tra, bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài kiểm tra, bài thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm kiểm tra, chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;

b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;

c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;

d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi sử dụng điện thoại thông minh trong phòng thi của anh Trần Văn B sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

11. Anh Phạm Văn N là học viên tại Trường Trung cấp nghề TPH phản ánh trong quá trình coi thi kỳ thi tốt nghiệp, ông Nguyễn L là cán bộ coi thi đã có hành vi làm bài hộ cho 01 thí sinh cùng phòng thi với anh N. Anh N muốn biết hành vi vi phạm trên của ông L có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 2, Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, thi, chấm thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức kiểm tra, thi, chấm kiểm tra, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, vật dụng, thiết bị không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài kiểm tra, bài thi hoặc sửa điểm bài kiểm tra, bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài kiểm tra, bài thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm kiểm tra, chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, d và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá lại kết quả học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ kết quả xét công nhận tốt nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;

b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;

c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;

d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi vi phạm làm bài thi hộ của ông L bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời, buộc hủy bỏ kết quả thi đối với bài thi ông L làm hộ thí sinh trong kỳ thi trên.

12. Trong quá trình chấm bài thi tại kỳ thi tốt nghiệp năm 2022 của Trường Cao đẳng y tế H, ông Trần Văn M là cán bộ chấm thi bị phát hiện và lập biên bản khi có hành vi sửa chữa bài thi. Hành vi sửa bài thi của ông M có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 2, Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, thi, chấm thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức kiểm tra, thi, chấm kiểm tra, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, vật dụng, thiết bị không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài kiểm tra, bài thi hoặc sửa điểm bài kiểm tra, bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài kiểm tra, bài thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm kiểm tra, chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, d và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá lại kết quả học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ kết quả xét công nhận tốt nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;

b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;

c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;

d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Như vậy hành vi sửa bài thi của ông M sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đồng thời, hội đồng thi buộc phải bảo đảm quyền lợi thí sinh có bài thi bị sửa bằng các hình thức phù hợp (tổ chức chấm lại, hoặc cho thi lại,...)

13. Mặc dù đã hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập từ năm 2021, nhưng Văn phòng đại điện của Đại học nghề Universal của Mỹ đặt tại thành phố H vẫn tổ chức đào tạo. Vậy hành vi hoạt động mặc dù hết thời hạn của Văn phòng đại điện của Đại học nghề Universal có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 18 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Như vậy, hành vi tổ chức hoạt động dù đã hết thời hạn quy định trong giấy phép thành lập của Văn phòng đại điện của Đại học nghề Universal bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước.

14. Học viên Nguyễn Văn A có liên hệ Trung tâm tư vấn du học đào tạo nghề X tư vấn việc du học qua Hàn Quốc đào tạo nghề y. Tuy nhiên, khi đã qua được Hàn Quốc anh A mới biết thông tin về học phí, sinh hoạt phí, điều kiện ăn ở mà Trung tâm tư vấn cho anh không đúng sự thật khiến cuộc sống ăn học của anh rất khó khăn. Anh muốn biết hành vi tư vấn sai của Trung tâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1, Khoản 7 Điều 20 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định vi phạm quy định về bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên, như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tư vấn không trung thực, không chính xác về các điều kiện liên quan đến tình trạng kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục nước ngoài; học phí, sinh hoạt phí dự kiến và các loại phí liên quan; điều kiện sinh sống, chính sách làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận du học sinh; những khó khăn, rủi ro và bất trắc có thể gặp phải trong quá trình du học;

b) Không thực hiện niêm yết công khai thông tin tại trụ sở và tại trang thông tin điện tử của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về các nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định;

c) Không thực hiện chế độ báo cáo việc tuyển sinh và đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; không báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định;

d) Không thực hiện lưu trữ hồ sơ gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập theo quy định;

đ) Sử dụng nhân viên tư vấn du học không có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên trang thông tin điện tử của tổ chức vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc niêm yết công khai các nội dung thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này;

d) Buộc sử dụng nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này;

e) Buộc hoàn trả các khoản đã thu của cá nhân và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này; trường hợp không xác định được cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

g) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy hành vi tư vấn du học không đúng của Trung tâm X bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, buộc cải chính thông tin sai sự thật trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.

15. Bà Dương Thị Ngọc H, công tác tại Trường đào tạo nghề K thắc mắc hiện nay Trường đào tạo nghề K không đảm bảo tỷ lệ học viên trên giảng viên vượt khoảng gần 50%. Vậy Trường K có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 26 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định vi phạm quy định về bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên, như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên vượt từ 30% đến dưới 50%;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên vượt từ 50% đến dưới 100%;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên vượt từ 100% trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, Trường đào tạo nghề sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc nhà trường phải bảo đảm tỷ lệ học viên trên giáo viên theo quy định.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.567.184
Lượt truy cập hiện tại 6.750