Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
Ngày cập nhật 22/02/2023

Anh Hùng là lao động Việt Nam được đưa sang Nhật Bản làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, sau khi hết hạn hợp đồng, anh Hùng không có ý định về nước mà cố tình ở lại để tiếp tục làm việc. Hành vi của anh Hùng đã bị những người lao động khác phát hiện và kịp thời ngăn cản. Trường hợp này, anh Hùng có bị xử phạt theo quy định của pháp luật hay không?

 

Điều 46 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác như sau:

1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi không có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức: doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;

b) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ khi có hành vi thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không thuộc phạm vi nhiệm vụ được doanh nghiệp dịch vụ giao hoặc không trong thời gian được doanh nghiệp dịch vụ giao.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc trả lại cho người lao động số tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều này.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải do bị đe dọa, ép buộc của anh Hùng là hành vi vi phạm quy định pháp luật, nếu không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự anh sẽ bị xử phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.570.976
Lượt truy cập hiện tại 8.353