Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tình huống pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Ngày cập nhật 04/05/2022

1. Ông Đinh Văn Sáu ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, ông Sáu luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Quá trình lao động không may ông bị tai nạn lao động tại nhà xưởng. Ông Sáu muốn biết ông sẽ được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ gì?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 4 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động như sau:

1. Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau đây:

a) Các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp hằng tháng hoặc một lần; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

b) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Chương III của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

2. Tiền lương để tính chi trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên được xác định theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 11 của Nghị định này.

3. Hồ sơ, điều kiện, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động được thực hiện như sau:

a) Hồ sơ, điều kiện, thủ tục thực hiện chế độ quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên  thực hiện theo quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

b) Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thực hiện việc hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên thực hiện theo quy định tại Chương III của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, ông Sáu bị tai nạn lao động được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp hằng tháng hoặc một lần; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Ông Trần Trung là công nhân Công ty dệt may đã nghỉ hưu được 5 tháng.  Sau khi nghỉ hưu, ông Trung thấy có triệu chứng, dấu hiệu của bệnh nghề nghiệp. Ông Trung muốn biết ông phải gửi hồ sơ sức khỏe đến cơ quan nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định như sau:

1. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác mà nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp do các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc gửi bản sao hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (có bản chính để đối chiếu). Sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế;

b) Người lao động đã chuyển làm công việc khác gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động;

c) Sau khi có hồ sơ bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

2. Trong trường hợp hồ sơ của người lao động quy định không có số liệu quan trắc môi trường lao động tại thời điểm làm các nghề, công việc có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp hoặc thất lạc hồ sơ quan trắc môi trường lao động, hoặc thất lạc hồ sơ sức khỏe, thì trước khi thực hiện quy định tại khoản 1 nêu trên, người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc gửi văn bản đề nghị xác minh bệnh nghề nghiệp đến cơ quan y tế có thẩm quyền theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trên cơ sở kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền về xác minh bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện chẩn đoán bệnh nghề nghiệp và ghi rõ căn cứ trên trong bản kết quả khám bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, ông Trung, người lao động đã nghỉ gửi bản sao hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (có bản chính để đối chiếu). Sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.

3. Bà Lê Thị Mận là công nhân Công ty xuất nhập khẩu AB, đã nghỉ hưu được mấy tháng. Sau khi nghỉ hưu, bà phát hiện mình bị bệnh nghề nghiệp. Bà Mận muốn biết bà và người thân của bà được hưởng chế độ chi trả như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định như sau:

Người lao động khi đã nghỉ hưu bị bệnh nghề nghiệp, thân nhân người lao động khi đã nghỉ hưu bị bệnh nghề nghiệp được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau đây:

a) Các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

b) Hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần;

c) Hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Như vậy, người lao động khi đã nghỉ hưu bị bệnh nghề nghiệp, thân nhân người lao động khi đã nghỉ hưu bị bệnh nghề nghiệp được được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ như đã nêu trên. Bà Mận tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

4. Ông Trương Anh Sử là công nhân Công ty xuất nhập khẩu, đã nghỉ hưu được mấy tháng. Sau khi nghỉ hưu, ông Sử bị bệnh nghề nghiệp. Ông Sử được hưởng chế độ về bệnh nghề nghiệp do Quỹ bảo hiểm chi trả. Ông Sử muốn biết ông cần phải đảm bảo điều kiện gì và hồ sơ hưởng chế độ như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Khoản 4, 5, 6 Điều 5 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a khoản này;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp, đối với các trường hợp xem xét hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

2. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm có:

a) Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;

b) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

3. Hồ sơ để được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP gồm có:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục của Nghị định này đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;

b) Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP;

c) Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp;

d) Bản chính chứng từ thanh toán các chi phí khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Như vậy, ông Sử, người lao động đã nghỉ hưu bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện và hồ sơ như đã nêu trên. Ông Sử tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

5. Bà Nguyễn Thị Hoa Hồng là công nhân Công ty xuất nhập khẩu, trong quá trình lao động bà bị tai nạn lao động. Vì vậy, bà bị suy giảm khả năng lao động nên không thể làm công việc như trước. Bà Hồng muốn biết điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho bà khi trở lại làm việc, mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 12 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc như sau:

Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:

1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;

3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Điều 13 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như sau:

1. Học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:

a) Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;

b) Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

Như vậy, điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao độngb khi trở lại làm việc được pháp luật quy định như trên. Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

6. Ông Lê Văn Báu là công nhân Công ty xuất nhập khẩu, ông được công ty cử đi công tác nước ngoài trong 02 tháng nhưng vẫn được hưởng lương. Ông Báu muốn biết, ông đi công tác nước ngoài trong thời đó, công ty có đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 10 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Người lao động mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, ngừng việc, chờ việc.

2. Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.

3. Đối với thời gian người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động thì người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người lao động.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, ông Báu được cử đi công tác nước ngoài có hưởng tiền lương, vì vậy,  người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian ông đi công tác.

7. Ông Trần Lành là công nhân Công ty xuất nhập khẩu, trong khi đang làm việc tại xưởng của công ty, không may ông bị tai nạn. Sau khi điều trị xong, ông bị tái phát, ông đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động. Ông muốn biết hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát gồm những hồ sơ gì?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 7 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định hưởng chế độ tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động.

3. Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.

5. Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng Giám định y khoa.

6. Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Như vậy, hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động đối với người bị tai nạn lao động được giám định lại sau khi thương tật tái phát được pháp luật quy định như trên, ông Lành tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

8. Ông Lương Văn Quân là công nhân Công ty xuất nhập khẩu HN, trong khi đang làm việc tại xưởng của công ty, không may ông bị tai nạn hai lần liên tục trong tháng. Ông Quân muốn lập hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động sau khi giám định tổng hợp do ông tiếp tục bị tai nạn, ông cần phải lập hồ sơ như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 8 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội; bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau cùng.

3. Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định hưởng chế độ tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

4. Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

5. Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó.

6. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu đối với lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đó nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước.

7. Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi, chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Như vậy, hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ như đã nêu trên. Ông Quân tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

9. Bà Trương Thị Hân là công nhân Công ty xuất nhập khẩu, trong quá trình lao động, bà Hân bị bệnh nghề nghiệp. Bà Hân muốn biết điều kiện để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, mức hỗ trợ và hồ sơ đề nghị hỗ trợ như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 16, 17, 18 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định như sau:

- Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

2. Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

- Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.

- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

- Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Như vậy, bà Hân được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp khi đảm bảo các điều kiện và nộp hồ sơ theo quy định nêu trên. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

10. Ông Lại Quốc Cam, là công nhân tại công ty xuất nhập khẩu đã hơn 10 năm. Quá trình làm việc, ông bị bệnh nghề nghiệp và được chẩn đoán tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp. Ông Cam muốn biết để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp ông phải đảm bảo điều kiện gì, mức hỗ trợ và hồ sơ đề nghị hỗ trợ như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 20, 21, 22 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định như sau:

- Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;

2. Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp;

3. Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 nêu trên.

- Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.

- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

- Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.

- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp ông Cam phải đảm bảo các điều kiện và nộp hồ sơ theo quy định nêu trên. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

11. Bà Hà Thị Bưởi, là công nhân tại công ty bia MK đã hơn 10 năm. Quá trình lao động không may bà bưởi bị tai nạn lao động. Bà bị suy giảm khả năng lao động 34% và cần phải phục hồi chức năng lao động. Bà muốn biết bà cần phải đảm bảo điều kiện gì, mức hỗ trợ kinh phí bao nhiêu và hồ sơ đề nghị hỗ trợ như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 24, 25, 26 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định như sau:

- Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:

1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động, gồm:

+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định này.

+ Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.

+ Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.

Như vậy, để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định, bà Bưởi cần phải đảm bảo các điều kiện và nộp hồ sơ theo quy định nêu trên. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

12. Ông Trần Văn Dần là Giám đốc công ty Cổ phần xuất nhập khẩu MN. Công ty ông tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Ông Dần muốn biết để được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động như ông cần đảm bảo điều kiện gì?

 

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 32 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:

1. Người sử dụng lao động có thời gian liên tục đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng đề nghị hỗ trợ huấn luyện từ đủ 12 tháng trở lên cho đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Thuê tổ chức huấn luyện có đủ điều kiện theo quy định hoặc tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng đề nghị hỗ trợ huấn luyện lần đầu hoặc huấn luyện định kỳ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

3. Thực hiện báo cáo định kỳ công tác an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tình hình tai nạn lao động của năm trước liền kề năm đề nghị cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên. Ông Dần tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

13. Bà Lê Lan Hậu là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn bia AB. Bà Lan tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Bà được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như thế nào và hồ sơ gồm những giấy tờ gì?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 34 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ tối đa một lần trong vòng 24 tháng với mức 70% chi phí huấn luyện thực tế cho từng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ huấn luyện nhưng tối đa không quá mức dưới đây:

1. Hỗ trợ huấn luyện lần đầu:

a) Không quá 150.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là an toàn vệ sinh viên;

b) Không quá 300.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động và người làm công tác y tế;

c) Không quá 600.000 đồng/người với đối tượng là người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

d) Không quá 700.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Hỗ trợ huấn luyện định kỳ không quá 50% mức hỗ trợ huấn luyện lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 35 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện như sau:

1. Văn bản đề nghị hỗ trợ huấn luyện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

2. Bản sao các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc tổ chức huấn luyện theo quy định của pháp luật và các chi phí thực tế có liên quan đến việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng đề nghị hỗ trợ.

Như vậy, bà Hậu là người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tối đa một lần trong vòng 24 tháng với mức 70% chi phí huấn luyện thực tế cho từng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ huấn luyện nhưng tối đa không quá mức theo quy định và nộp hồ sơ theo quy định nêu trên.

14. Bà Trần Quỳnh Sa là Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu dệt may HK. Bà Sa tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Bà được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Bà muốn biết trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như thế nào?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 36 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 11 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ), mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 12 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện và hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh hạch toán nguồn kinh phí được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được pháp luật quy định như trên, bà Sa tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

15. Ông La Hữu Xu là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB. Vừa rồi công ty ông xảy ra tai nạn lao động khiến người lao động bị thương. Đến nay, theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội là điều tra lại vụ tai nạn lao động này. Theo như ông biết thì Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả kinh phí cho việc điều tra lại vụ tai nạn lao động. Ông muốn biết Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả bao nhiêu và hồ sơ hỗ trợ gồm những giấy tờ gì?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Điều 29 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định mức hỗ trợ kinh phí và thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành bao gồm:

a) Công tác phí cho những người tham gia đoàn điều tra;

b) Chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định;

c) In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không quá 60 ngày, trừ trường hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại có thỏa thuận khác.

Điều 30 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, quy định hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Văn bản của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra (nếu có).

2. Quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

3. Biên bản điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

4. Bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật.

  Như vậy, căn cứ quy định nêu trên Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành gồm các chi phí nêu trên. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại vụ tai nạn lao động, gồm: văn bản của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra (nếu có); Quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Biên bản điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.572.271
Lượt truy cập hiện tại 8.688