Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Ngày cập nhật 04/05/2022

1. Bà Nguyễn Thị H, trú tại huyện PV hỏi: con trai tôi hiện 17 tuổi đang chấp hành cai nghiện bắt buộc tại trại cai nghiện đang bị viêm ruột cấp tính, bác sĩ nói cần phải điều trị ở bệnh viện tỉnh để đủ điều kiện chữa trị, phẩu thuật mổ. Tôi có nghe nói pháp luật có quy định về việc tạm dừng cai nghiện để chữa bệnh, xin cho biết rõ quy định như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định việc tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

Người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người đang chấp hành) được tạm đình chỉ chấp hành quyết định trong trường hợp sau đây:

- Bị ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

- Bị ốm nặng mà cơ sở cai nghiện bắt buộc không đủ điều kiện điều trị và phải điều trị ngoại trú hơn 10 ngày theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.

Như vậy, con trai của Bà H có thể được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để chữa trị bệnh theo quy định cụ thể đã nêu trên.

 

2. Ông Trần Văn V, trú tại huyện AL hỏi: Cháu tôi hiện 17 tuổi đang chấp hành cai nghiện bắt buộc tại trại cai nghiện, tuy nhiên vừa rồi gia đình phát hiện cháu bị ung thư dạ dày. Xin cho biết cháu có được miễn chấp hành Quyết định cai nghiện để chữa bệnh không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 2 Điều 31 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định việc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

Người đang chấp hành được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cai nghiện ma túy bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc và bị Tòa án phạt tù nhưng không được hưởng án treo theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên cháu của ông V được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để điều trij chữa bệnh ung thư.

 

3. Anh Nguyễn Thanh Y, trú tại huyện PL hỏi: gia đình tôi đang muốn làm thủ tục miễn thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho em tôi (16 tuổi) để điều trị bệnh ung thư. Xin cho biết cần phải làm giấy tờ xin cơ quan nào và hồ sơ cần có giấy tờ gì?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 32 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

1. Người đang chấp hành nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này được Tòa án tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

a) Bản sao quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này;

c) Văn bản đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Như vậy, thẩm quyền và hồ sơ đề nghị miễn thời gian còn lại chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được nêu cụ thể như trên.

 

4. Anh Lý Văn T hỏi: Xin cho biết pháp luật quy định quy trình giải quyết thủ tục tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với thanh niên dưới 18 tuổi như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 33 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định việc nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định; trường hợp cần thiết, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản trước khi Tòa án ra quyết định.

3. Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Quyết định về việc tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có các nội dung chính sau đây:

a) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ và tên Thẩm phán;

d) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

đ) Họ và tên Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị;

e) Lý do, căn cứ ra quyết định;

g) Nội dung việc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành quyết định;.

i) Quyền khiếu nại đối với quyết định;

k) Hiệu lực của quyết định;

l) Nơi nhận quyết định.

5. Quyết định về việc tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh này và phải được gửi cho người đang chấp hành, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người đang chấp hành, Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành vi vi phạm và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Như vậy, quy trình thực hiện tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định cụ thể như trên.

5. Chị Trần Thị H, đang công tác tại UBND xã PC hỏi: hiện nay tại xã tôi đang công tác có đối tượng 16 tuổi hết điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xin cho biết quy trình để thực hiện thủ tục hủy bỏ tạm đình chỉ được quy định như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 34 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

1. Khi điều kiện tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không còn hoặc người đang được tạm đình chỉ tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú phải gửi văn bản thông báo cho Tòa án đã ra quyết định.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án xem xét hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ và buộc người đang được tạm đình chỉ phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi cho người phải chấp hành quyết định, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người phải chấp hành quyết định, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Công an cấp huyện và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

4. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có các nội dung chính sau đây:

a) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Lý do, căn cứ ra quyết định;

đ) Nội dung việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ và buộc người đang được tạm đình chỉ phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành quyết định;

g) Quyền khiếu nại đối với quyết định;

h) Hiệu lực của quyết định;

i) Nơi nhận quyết định.

Như vậy, quy trình hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định cụ thể như trên.

 

6. Anh Dương V hỏi: Xin cho biết pháp luật quy định quy trình giải quyết thủ tục miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện từ 12 tuổi đến 18 tuổi quy như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 33 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định việc nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định; trường hợp cần thiết, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản trước khi Tòa án ra quyết định.

3. Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Quyết định về việc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có các nội dung chính sau đây:

a) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ và tên Thẩm phán;

d) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

đ) Họ và tên Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị;

e) Lý do, căn cứ ra quyết định;

g) Nội dung việc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành quyết định;.

i) Quyền khiếu nại đối với quyết định;

k) Hiệu lực của quyết định;

l) Nơi nhận quyết định.

5. Quyết định về việc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh này và phải được gửi cho người đang chấp hành, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người đang chấp hành, Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành vi vi phạm và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Như vậy, quy trình thực hiện miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định cụ thể như trên.

 

7. Chị Nguyễn Thị B, đang làm việc tại Văn phòng Luật sư X hỏi: Xin cho biết pháp luật có cho phép khiếu nại các Quyết định của Toàn án nhân dân trong việc thực hiện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi hay không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 35 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị, như sau:

1. Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Quyết định không đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Quyết định về việc hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5. Quyết định về việc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Như vậy, các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại được quy định cụ thể như trên.

 

8. Anh Nguyễn Thanh H, công tác tại Trung tâm bảo trợ trẻ em tỉnh TTH hỏi: Trong quá trình công tác tôi gặp rất nhiều trường hợp các quyết định đưa trẻ vị thành niên vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chưa hợp tình, hợp lý cần phải khiếu nại, kiến nghị. Xin cho biết theo quy định của pháp luật thì ai được quyền khiếu nại, kiến nghị quyết định trên?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 36 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án, như sau:

1. Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án trong việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thì có quyền kiến nghị, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị thì có quyền kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.

Như vậy, người có quyền khiếu nại, kiến nghị quyết định của Tòa án trong việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được nêu cụ thể như trên.

 

9. Chị Lý Thị B, công tác tại Văn phòng Luật sư HH hỏi: tôi đang nhận hỗ trợ tư vấn một hồ sơ khiếu nại quyết định của Tòa án đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho vị thành niên 17 tuổi. Xin cho biết theo quy định của pháp luật, thời hạn khiếu nại là bao nhiêu ngày?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 37 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án, như sau:

 1. Thời hạn khiếu nại của người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp hoặc trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền khiếu nại đối với quyết định đó thì thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.

Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có quyền khiếu nại không thể thực hiện quyền khiếu nại đúng thời hạn thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn khiếu nại.

2. Thời hạn kiến nghị của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định đó thì thời hạn kiến nghị, kháng nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.

 

10. Bà Lê C, trú tại xã PC, huyện PĐ hỏi: con trai tôi hiện đang học lớp 10 trường BTX, vừa có Quyết định của Tòa án đưa vào trại cai nghiện, gia đình tôi không đồng ý muốn khiếu nại quyết định của tòa, vậy xin cho biết tôi phải nộp đơn tại cơ quan nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 38 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án, như sau:

 1. Người khiếu nại phải gửi đơn đến Tòa án đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ khiếu nại.

2. Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ kiến nghị, kháng nghị gửi đến Tòa án đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Như vậy, để khiếu nại quyết định của Tòa án đưa con trai bà C vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bà C cần gửi đơn đến Tòa án đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ khiếu nại.

 

11. Anh Phạm Hữu P, công tác tại Tòa án huyện NĐ, tỉnh TTH hỏi: Trong quá trình công tác tôi gặp một số trường hợp thụ lý hồ sơ khiếu nại quyết định đưa trẻ vị thành niên vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xin cho biết quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính thực hiện khiếu nại quyết định trên như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 39 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án, như sau:

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp huyện đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải gửi đơn hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản việc khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, kiến nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp cho những người quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có sự tham gia của những người sau đây:

a) Người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của người khiếu nại;

b) Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người được ủy quyền;

c) Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp;

d) Trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp.

5. Trường hợp một trong những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều này vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này.

Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp; nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

6. Người khiếu nại rút khiếu nại hoặc người kiến nghị rút kiến nghị hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị thì Tòa án đình chỉ việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; trong trường hợp này, quyết định đã bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án được quy định cụ thể như trên.

 

12. Anh Đặng Đình H, công tác tại Tòa án huyện AL, tỉnh TTH hỏi: Trong quá trình công tác tôi gặp một số trường hợp thụ lý hồ sơ khiếu nại quyết định đưa trẻ vị thành niên vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xin cho biết trình tự, thủ tục tổ chức phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 40 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án, như sau:

1. Các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Pháp lệnh này được thực hiện tại phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án.

2. Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công việc sau đây:

a) Phổ biến nội quy phiên họp;

b) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án yêu cầu tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp.

3. Thủ tục phiên họp được tiến hành như sau:

a) Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;

b) Thẩm phán phải giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp. Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp thì Thẩm phán phải xem xét; nếu có căn cứ quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định. Nếu phải thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp mà không có Thẩm phán, Thư ký khác thay thế thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này;

c) Người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của họ trình bày nội dung khiếu nại; Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người được ủy quyền trình bày nội dung kiến nghị; Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị;

d) Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến, tranh luận về vấn đề có liên quan với Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người được ủy quyền, đại diện Viện kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị;

đ) Người giám định, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp trình bày ý kiến để làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;

e) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh này.

4. Thẩm phán ra một trong các quyết định quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này.

Như vậy, trình tự thủ tục tổ chức phiên họp xem xét khiếu nại quyết định Tòa án được quy định như trên.

 

13. Chị Trương Thị V, công tác tại Tòa án huyện PL, tỉnh TTH hỏi: Trong quá trình công tác tôi gặp một số trường hợp thụ lý giải quyết hồ sơ khiếu nại quyết định đưa trẻ vị thành niên vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, kết quả giải quyết hồ sơ trên là Thẩm phán ra quyết định. Xin cho biết pháp luật quy định thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại các trường hợp trên như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 41 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị, như sau:

1. Không chấp nhận khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; giữ nguyên quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện.

2. Chấp nhận một phần khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; sửa quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Hủy quyết định không đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện; trả hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, giải quyết theo quy định của Pháp lệnh này.

4. Hủy quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này.

5. Hủy quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi xét thấy không có căn cứ quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này; trả hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, giải quyết theo quy định của Pháp lệnh này.

6. Hủy quyết định không chấp nhận việc hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện và chấp nhận đề nghị cho hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có căn cứ quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này.

7. Hủy quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện và buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi không có căn cứ quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này.

8. Hủy quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện khi quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không đúng với quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này.

9. Hủy quyết định không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có căn cứ quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này.

10. Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị khi người khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị rút toàn bộ khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; trong trường hợp này, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại được nêu cụ thể như trên.

 

14. Anh Phan Tiến V, công tác tại Tòa án huyện AL hỏi: Xin cho biết theo quy định của pháp luật Quyết định của Thẩm phán giải quyết khiếu nại đối với quyết định Tòa án trong việc đưa đối tượng nghiện ma túy là trẻ em dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm những nội dung nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 42 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị phải có các nội dung chính sau đây:

a) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ và tên Thẩm phán và Thư ký phiên họp;

d) Họ và tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp;

đ) Họ và tên người khiếu nại;

e) Họ và tên Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị, họ và tên người được ủy quyền (nếu có) hoặc họ và tên Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc kiến nghị, họ và tên người được ủy quyền (nếu có); Viện kiểm sát kháng nghị;

g) Nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;

h) Lý do, căn cứ và nội dung của việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;

i) Hiệu lực của quyết định;

k) Nơi nhận quyết định.

Như vậy, nội dung Quyết định của Thẩm phán giải quyết khiếu nại đối với quyết định Tòa án trong việc đưa đối tượng nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định cụ thể như trên.

 

15. Bà Trương Thị T V, trú tại phường TL, thành phố H hỏi: cháu tôi đang học lớp 10, đã bị Tòa án nhân dân thành phố H ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Gia đình tôi không đồng tình và đã khiếu nại quyết định của Tòa án, tuy nhiên Thẩm phán Tòa án không chấp nhận khiếu nại của gia đình tôi. Xin hỏi gia đình tôi có quyền khiếu nại việc giải quyết của Toàn án hay không? và nếu được khiếu nại thì quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định như thế nào

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 43 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cụ thể:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại hành vi của Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong việc giao, nhận hồ sơ, thụ lý, phân công Thẩm phán, yêu cầu bổ sung tài liệu, gửi quyết định của Tòa án, mở phiên họp, thành phần phiên họp, thời hạn giải quyết và hành vi khác trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, gia đình bà V có thể khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án khi có căn cứ cho rằng có hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 44 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp;

b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, nếu tiếp tục thực hiện khiếu nại thì quyền và nghĩa vụ của gia đình bà V được quy định cụ thể như trên.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.572.326
Lượt truy cập hiện tại 8.725