Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang...
Ngày cập nhật 22/10/2021

Giải đáp pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

 

          1. Anh Tuấn ở phường AD, thành phố H hỏi: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có quyền nhờ người bào chữa không?

          Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định về khi tiếp nhận người bị bắt, giao Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, người thực hiện lệnh, quyết định, tiếp nhận người bị bắt phải đọc, giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không và đề nghị thông báo cho người đại diện, người thân thích để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có liên quan đến người đại diện hoặc người thân thích của họ. Việc thực hiện quyền nhờ người bào chữa như sau:

1. Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

a) Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.

b) Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hỏi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa hay không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Nếu họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên. Trường hợp họ không nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

2. Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

a) Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Việc chuyển đơn được thực hiện qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nếu người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích có nhu cầu nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan này và có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.

Việc chuyển đơn có thể được thực hiện cùng với việc thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đơn, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì việc tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa tiếp tục được thực hiện, không phải làm các thủ tục đăng ký đối với người bị tạm giữ.

b) Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị tạm giữ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 nêu trên.

3. Trường hợp cần giừ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải thông báo cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can biết quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát.

Như vậy, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có quyền nhờ người bào chữa. Việc thực hiện quyền nhờ người bào chữa được quy định như viễn dẫn trên.

2. Việc tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được thực hiện như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 4 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định việc tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam như sau:

1. Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm tiếp nhận đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ của họ với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Việc tiếp nhận đơn được thực hiện tại nơi tổ chức trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc nơi trực ban của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và phải thông báo ngay cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam để họ có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.

2. Sau khi nhận được thông báo về việc nhờ người bào chữa, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam đồng ý nhờ người bào chữa thì thực hiện theo quy định. Trường hợp họ từ chối nhờ người bào chữa thì cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam lập biên bản về việc từ chối và xử lý như sau:

a) Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đang ở trụ sở Cơ quan điều tra

Trong thời hạn không quá 12 giờ kể từ khi lập biên bản, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho người bào chữa mà người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt nhờ và Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất về thời gian với người bào chữa để trực tiếp gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, xác nhận việc từ chối và phải lập biên bản. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đã có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra vẫn phải thông báo và thống nhất về thời gian với người bào chữa để gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đã có quyết định tạm giữ.

b) Đối với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam có trách nhiệm thông báo kèm theo biên bản cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án biết (trong trường hợp Nhà tạm giữ, trại tạm giam lập biên bản). Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất về thời gian với người bào chữa để trực tiếp gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, xác nhận việc từ chối và phải lập biên bản.

Trường hợp người bị tạm giữ bị khởi tố bị can và có lệnh tạm giam của người có thẩm quyền thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra vẫn phải thống nhất về thời gian với người bào chữa để gặp người bị tạm giữ đã có lệnh tạm giam.

Trường hợp người bị tạm giữ bị khởi tố bị can nhưng không bị áp dụng biện pháp tạm giam thì việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa được thực hiện theo quy định.

Trường hợp người bị tạm giữ được trả tự do, nếu vẫn còn tư cách tham gia tố tụng thuộc trường hợp có quyền nhờ người bào chữa thì vẫn tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa; nếu không thuộc trường hợp có quyền nhờ người bào chữa thì tạm dừng tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa.

Như vậy, việc tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được thực hiện theo quy định nêu trên.

3. Thời điểm nào thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 7 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng như sau:

1. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

2. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Căn cư quy định nêu trên, thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

          4. Anh Quốc có anh trai đang là người bị tố giác trong một vụ án hình sự. Do đó, anh Quốc hỏi: Cán bộ điều tra có giải thích về quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đang bị lấy lời khai không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 8 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định trong lần đầu tiên lấy lời khai bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền, nghĩa vụ của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và hỏi họ xem có nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không, phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Trường hợp họ nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp họ không nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra giải thích quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.

Căn cứ quy định nêu trên, anh trai của anh Quốc sẽ được Cán bộ điều tra giải thích về quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi lấy lời khai.

5. Anh Chiến đại diện cho chị Hoa là người bị hại trong vụ án hình sự. Do đó, anh Chiến hỏi: Khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tôi có phải xuất trình giấy tờ gì không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

c) Người đại diện của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Như vậy, khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại thì người đại diện của bị hại xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại.

6. Em trai anh Mạnh vừa bị bắt về tội cố ý gây thương tích. Do đó, anh Mạnh hỏi: việc bảo đảm sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tiến hành các hoạt động tố tụng được thực hiện như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 11 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định về bảo đảm sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tiến hành các hoạt động tố tụng như sau:

1. Cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc phải báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành tố tụng mà người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền tham gia tối thiểu 24 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc, 48 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc trước ngày tiến hành hoạt động tố tụng. Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhất trí với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thời hạn sớm hơn thì việc thực hiện các hoạt động tố tụng được thực hiện theo thỏa thuận đó.

2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan đang thụ lý vụ án báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành.

3. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và người bào chữa phải thực hiện theo quy định của điểm b khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nếu phát hiện người bào chữa vi phạm pháp luật thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung bị can và lập biên bản về việc này, báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý. Trường hợp Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật thì người bào chữa có quyền phản ánh vi phạm đến Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can nếu Điều tra viên đồng ý cho người bào chữa được hỏi thì phải ghi câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can vào biên bản lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can. Khi kết thúc việc lấy lời khai, hỏi cung bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung. Sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bào chữa ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời, người bào chữa có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.

4. Khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố phải thực hiện theo quy định của điểm c khoản 3 Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trường hợp Điều tra viên, Cán bộ điều tra đồng ý cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố được hỏi thì phải ghi câu hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, câu trả lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vào biên bản lấy lời khai. Khi kết thúc việc lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, câu trả lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.

5. Khi người bào chữa đề nghị, Điều tra viên phải xác nhận thời gian làm việc thực tế của người bào chữa tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

Như vậy, việc bảo đảm sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tiến hành các hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định nêu trên.

          7. Trường hợp phát hiện người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì cơ quan đang thụ lý vụ án xử lý như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 15 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật như sau:

Người bào chữa thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và giao cho Cơ quan đang thụ lý vụ án thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc. Trường hợp phát hiện người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Cơ quan đang thụ lý vụ án phải nhắc nhở, nếu vi phạm nghiêm trọng thì có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra yêu cầu, nếu thấy yêu cầu có liên quan đến việc bào chữa hoặc liên quan đến việc giải quyết vụ án, vụ việc thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Như vậy, trường hợp phát hiện người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Cơ quan đang thụ lý vụ án phải nhắc nhở, nếu vi phạm nghiêm trọng thì có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

8. Chị Hương hỏi: Người bào chữa có quyền được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 16 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định về trách nhiệm thực hiện bảo đảm quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án như sau:

1. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa.

2. Sau khi kết thúc điều tra, nếu người bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa, nếu hồ sơ vụ án đang thuộc quyền quản lý của Cơ quan điều tra thì Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện yêu cầu này. Điều tra viên bố trí cho người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu tại phòng làm việc thuộc trụ sở Cơ quan điều tra. Trong quá trình người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giám sát chặt chẽ. Việc sao chụp tài liệu do người bào chữa thực hiện. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc đọc, ghi chép hoặc sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa của người bào chữa phải được lập biên bản ghi nhận, tài liệu giao cho người bào chữa phải có bản thống kê các tài liệu kèm theo.

Như vậy, người bào chữa được đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa và được thực hiện theo quy định nêu trên./.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.579.010
Lượt truy cập hiện tại 990