Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp pháp luật về thủ tục hành chính liên quan trong lĩnh vực hội, tổ chức phi chính phủ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ
Ngày cập nhật 19/07/2021

 

1. Anh Nam ở phường HV, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Thủ tục công nhận ban vận động thành lập hội được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ gồm những gì? Ngoài ra có cần đáp ứng yêu cầu, điều kiện nào hay không?

Trả lời:

Thủ tục công nhận ban vận động thành lập hội nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ và điều kiện thực hiện thủ tục như sau:

1.Trình tự thực hiện

Bước 1: Những người sáng lập gửi hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin công nhận Ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp (Bản chính);

- Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong Ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn (Bản chính).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có ít nhất 5 thành viên tham gia Ban vận động thành lập hội

- Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.

Như vậy, anh Nam cần đảm bảo hồ sơ và yêu cầu, điều kiện theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục công nhận ban vận động thành lập hội.

2. Chị Hoa ở phường TA, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế thắc mắc: Hiện nay tôi đã thực hiện xong các thủ tục công nhận ban vận động thành lập hội, tiếp theo tôi muốn thực hiện các thủ tục thành lập hội thì cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nào?

Thủ tục thành lập hội nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, khi thực hiện thủ tục thành lập hội cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

2. Điều kiện thành lập hội:

- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;

- Có điều lệ;

- Có trụ sở;

- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân ở Việt Nam có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

3. Phải có ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.

5. Nếu quá thời hạn trên ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực. Nếu có nhu cầu tiếp tục thành lập hội, ban vận động thành lập hội phải xin phép thành lập lại hội, trình tự thủ tục như mới bắt đầu.

Như vậy, chị Hoa cần đảm bảo yêu cầu, điều kiện theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục thành lập hội.

3. Anh Nghĩa ở thị trấn PL, huyện PL, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: khi thực hiện thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?

Trả lời:

Thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, khi thực hiện thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội thì cần phải nộp các loại giấy tờ như sau:

-  Thành phần hồ sơ:

 1. Đơn đề nghị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội (Bản chính).

 2. Đề án chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội, trong đề án phải có phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động, phân định chức năng, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện (bản chính); (Bản chính).

 3. Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính); (Bản chính).

 4. Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập, hợp nhất hội (kèm file điện tử); (Bản chính).

 5. Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội (do đại hội bầu, với số lượng thành viên do đại hội quyết định); (Bản chính)

 6. Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời (bản chính); (Bản chính).

 7. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính). (Bản chính).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Sở Nội vụ giải quyết trong 10 ngày làm việc, UBND tỉnh giải quyết trong 05 ngày làm việc).

- Lệ phí: Không.

Như vậy, anh Nghĩa cần đảm bảo hồ sơ theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.

4. Chị Xuân Mai ở tại xã QT, huyện QĐ, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: muốn đổi tên hội cần thực hiện những việc gì? Ngoài ra, việc đổi tên hội có cần đáp ứng điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục đổi tên hội nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, khi thực hiện đổi tên hội thì cần phải thực hiện theo trình tự và đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:

1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ xin đổi tên hội đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Sở Nội vụ).

- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

- Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

- Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung). Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua dịch vụ bưu chính, công ích tại địa chỉ: 01 Lê Lai, Thành phố Huế vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến sáng thứ 7 (trừ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tỉnh từ ngày xác nhận đến trên văn bản.

Sáng: Từ 8h00 đến 11h00.

Chiều: Từ 13h30 đến 16h30.

3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.

b) Tên mới của hội và điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

Như vậy, chị Xuân Mai cần đảm bảo hồ sơ và yêu cầu, điều kiện theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục đổi tên hội.

5. Ông Bôn – Chủ tịch Hội T.A tại phường AĐ, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: thành phần hồ sơ của thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường gồm những?

Trả lời:

Thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, thành phần hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:

1. Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:

- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ; (Bản chính)

- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội; (Bản chính)

- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có); (Bản chính kèm theo file điện tử dự thảo điều lệ).

- Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ; (Bản chính)

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội; (Bản chính)

- Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội; (Bản chính)

- Các hội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).

2. Hồ sơ báo cáo đại hội bất thường:

- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội; (Bản chính)

- Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội; (Bản chính)

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội. (Bản chính)

Như vậy, ông Bôn cần đảm bảo hồ sơ theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường.

6. Chị Thu sống tại xã VT, huyện PL, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: do nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động nên chị muốn làm mở thêm văn phòng đại diện của hội, chị muốn biết trình tự thực hiện và thành phần hồ sơ của thủ tục cho phép hội đặt văn phòng đại diện gồm những gì?

Trả lời:

Thủ tục cho phép hội đặt văn phòng đại diện nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, trình tự thực hiện và thành phần hồ sơ thủ tục cho phép hội đặt văn phòng đại diện gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:

1. Trình tự thực hiện

- Các bước thực hiện:

+ Đối với tổ chức có nhu cầu:

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.

Bước 2: Tổ chức có nhu cầu đến nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Bước 3: Tổ chức đến nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

 + Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

Bước 2: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Thành phần hồ sơ

- Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện (theo mẫu); (Bản chính)

- Dự kiến nội dụng hoạt động của văn phòng đại diện; (Bản chính)

- Bản sao có chứng thực các giấy tờ hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện;

- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hội và điều lệ hội.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Như vậy, chị Thu cần đảm bảo hồ sơ và thực hiện nộp hồ sơ theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục cho phép hội đặt văn phòng đại diện.

7. Ông Huy ở phường TB, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: ông đang làm thủ tục cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ. Vậy, việc thực hiện thủ tục này có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, thủ tục cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đảm bảo các yêu cầu, điều kiện như sau:

1. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.

2. Điều kiện thành lập quỹ:

- Có mục đích hoạt động phù hợp: Hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận;

- Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam và có ít nhất 03 sáng lập viên. Điều kiện đối với sáng lập viên là công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

- Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ;

- Có hồ sơ thành lập quỹ.

3. Quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (Hai mươi lăm triệu đồng). Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.

4. Quỹ có tài sản của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập; Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (Ba tỷ bảy trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng).

5. Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp để thành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc nghĩa vụ tài chính khác.

6. Sau khi được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện đúng quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho quỹ, thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực. Trường hợp vì lý do khách quan mà quỹ chưa thực hiện được việc chuyển quyền sở hữu tài sản, thì trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn theo quy định, Ban sáng lập quỹ phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn chỉ thực hiện một lần và tối đa không quá 20 ngày làm việc, nếu quá thời gian gia hạn mà quỹ vẫn không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực.

7. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép thành lập về các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên quỹ;

- Địa chỉ trụ sở chính của quỹ, điện thoại, email hoặc website (nếu có) của quỹ;

- Tôn chỉ, mục đích của quỹ;

- Phạm vi hoạt động của quỹ;

- Lĩnh vực hoạt động chính của quỹ;

- Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi quỹ mở tài khoản;

- Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của quỹ;

- Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;

- Số tài sản đóng góp thành lập quỹ của các sáng lập viên.

Như vậy, ông Huy cần đảm bảo yêu cầu, điều kiện theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

8. Anh Mạnh ở xã HP, thị xã HT, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: hồ sơ thực hiện thủ tục công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ gồm những giấy tờ, tài liệu gì và việc thực hiện thủ tục có cần đảm bảo điều kiện nào không?

Trả lời:

Thủ tục công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, yêu cầu, điều kiện thực hiện và thành phần hồ sơ thủ tục công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ như sau:

1. Thành phần hồ sơ:

- Tài liệu chứng minh việc hoàn tất các thủ tục công bố về việc thành lập quỹ và chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ;

- Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản lý quỹ, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp thành viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch;

- Văn bản liên quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ (Bản chính).

3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Đã công bố về việc thành lập quỹ.

- Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà sáng lập viên đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định.

- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.

Như vậy, anh Mạnh cần đảm bảo thành phần hồ sơ và yêu cầu, điều kiện theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.

9. Anh Hải ở xã LT, huyện PL, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: tôi muốn biết về trình tự thủ tục thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ sửa đổi quỹ? Địa điểm nộp hồ sơ ở đâu? Thời gian giải quyết là bao lâu và lệ phí bao nhiêu?

Trả lời:

Thủ tục thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, trình tự thực hiện, địa điểm nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Trong quá trình hoạt động, nếu có sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, Hội đồng quản lý quỹ gửi hồ sơ đến UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (qua bộ phận Sở Nội vụ) đề nghị thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung quỹ.

Bước 2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

Bước 3. Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng hợp ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu có).

Bước 4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua dịch vụ bưu chính, công ích tại địa chỉ: 01 Lê Lai, Thành phố Huế vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến sáng thứ 7 (trừ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tỉnh từ ngày xác nhận đến trên văn bản.

3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc (Sở Nội vụ thẩm định trong thời hạn 15 ngày làm việc; UBND tỉnh ban hành quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc).

4. Lệ phí: Không.

Như vậy, anh Hải cần đảm bảo theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ.

10. Anh Bảo ở phường TH, thị xã HT, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Hội đồng quản lý quỹ của anh Bảo muốn làm hồ sơ để đề nghị hoạt động trở lại. Vậy anh muốn biết các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn hoạt động?

Trả lời:

Thủ tục cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn hoạt động nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó, yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục như sau:

Quỹ bị đình chỉ có thời hạn hoạt động 06 tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:

1. Hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được; trong quá trình tổ chức, hoạt động có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự;

2. Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;

3. Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;

4. Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;

5. Không hoạt động liên tục trong thời hạn 06 tháng;

6. Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có văn bản đôn đốc nhưng quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;

7. Không báo cáo việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ;

8. Vi phạm một trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, l khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 49 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ. Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Hết thời hạn đình chỉ có thời hạn hoạt động mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn đình chỉ có thời hạn hoạt động kéo dài thêm 01 tháng. Quá thời hạn kéo dài thêm mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể quỹ.

- Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Như vậy, anh Bảo cần đảm bảo yêu cầu, điều kiện theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn hoạt động.

11. Chị Thư ở phường PB, thị xã HT, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: tôi muốn thực hiện thủ tục sát nhập phạm vi hoạt động của quỹ thì phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu, phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó quy định về địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và phí như sau:

1. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua dịch vụ bưu chính, công ích tại địa chỉ: 01 Lê Lai, Thành phố Huế vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến sáng thứ 7 (trừ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tỉnh từ ngày xác nhận đến trên văn bản.

Sáng: Từ 8h00 đến 11h00.

Chiều: Từ 13h30 đến 16h30.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;

 - Dự thảo điều lệ mới của quỹ;

 - Nghị quyết của HĐQL quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);

 - Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;

- Tài liệu chứng minh tài sản đối với quỹ muốn mở rộng phạm vi hoạt động;

 - Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (Bản chính)

3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc (Sở Nội vụ thẩm định trong thời hạn 15 ngày làm việc; UBND tỉnh ban hành quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc).

4. Lệ phí: Không.

Như vậy, chị Thư cần đảm bảo theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ.

12. Anh Lý ở tại phường AH, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Hội đồng quản lý quỹ muốn đổi tên quỹ cho phù hợp với mục đích hoạt động. Vậy, muốn đổi tên quỹ thì phải thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ ra sao và phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục đổi tên quỹ nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó quy định về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ và yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục như sau:

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Hội đồng quản lý quỹ gửi hồ sơ đến UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (qua bộ phận Sở Nội vụ) đề nghị đổi tên quỹ.

Bước 2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

Bước 3. Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng hợp ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu có).

Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép quỹ hoạt động trở lại. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đổi tên quỹ (theo mẫu);

- Nghị quyết của HĐQL quỹ về việc đổi tên quỹ;

- Dự thảo điều lệ mới của quỹ (kèm file điện tử);

- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (Bản chính)

3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong trường hợp thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương.

Như vậy, anh Lý cần đảm bảo hồ sơ và yêu cầu, điều kiện theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục đổi tên quỹ.

13. Chị Hà ở phường ĐB, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: do hoạt động không hiệu quả nên Ban quản lý quỹ muốn thực hiện thủ tục giải thể quỹ. Vậy tôi muốn biết thủ tục giải thể quỹ cần giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu? Lệ phí bao nhiêu?

Trả lời:

Thủ tục quỹ tự giải thể nằm trong danh mục 89 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Nội vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo đó quy định về thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và phí, lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị giải thể (theo mẫu);

- Nghị quyết của Hội đồng quản lý về tự giải thể; trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;

- Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch HĐQL quỹ, Trưởng Ban kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán của quỹ;

- Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;

- Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử của tỉnh;

- Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tài sản của quỹ. (Bản chính).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (Bản chính)

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (Sở Nội vụ thẩm định trong thời hạn 10 ngày làm việc; UBND tỉnh ban hành quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc).

Lệ phí: Không.

Như vậy, chị Hà cần đảm bảo hồ sơ theo những quy định như trên để có thể thực hiện thủ tục quỹ tự giải thể.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.583.757
Lượt truy cập hiện tại 3.567