Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Kết luận số 80-KL/TW
Ngày cập nhật 30/10/2020

Ngày 09 tháng 10 năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 2104-CV/TU về việc thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (gọi tắt là Kết luận số 80-KL/TW).

 

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW; lưu ý một số nội dung trọng tâm như sau:

Tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng, toàn diện nội dung Kết luận số 80-KL/TW, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đó, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XIII; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tăng cường sự lãnh đạo trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh. Nêu cao ý thức tôn trọng, gương mẫu chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, tích cực vận động gia đình, người thân và những người xung quanh nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền quy định chế độ, chính sách liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Trong đó, chú trọng chính sách hỗ trợ nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đối với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đầm phá và khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Xây dựng cơ chế nhằm tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thu hút nguồn lực xã hội cho công tác này.

Ủy ban nhân dân các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sát với địa phương một cách toàn diện, rộng khắp, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, chú trọng đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện; đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất hợp lý cho công tác này. Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, tổ chức, địa phương. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể. Chú trọng thông tin kịp thời, đầy đủ ngay từ khi soạn thảo các vấn đề có tác động lớn đến xã hội, các vấn đề được xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận cao trong thực thi chính sách, pháp luật. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng; không ngừng nâng cao chất lượng các mô hình, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, các làm hiệu quả gắn với từng chủ đề nội dung, đối tượng.  Thường xuyên theo dõi, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời phải nghiêm khắc kiểm điểm, phê bình, có biện pháp xử lý đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tiếp tục phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, các cơ quan thông tin tuyên truyền của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ quan, tổ chức, tiếp tục duy trì, phát triển, đổi mới, xây dựng mới các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật có nội dung, hình thức sinh động, hấp dẫn, ưu tiên khung giờ phát sóng phù hợp thu hút nhiều đối tượng khán thính giả.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.321.859
Lượt truy cập hiện tại 1.018