Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN DÂN SỰ (TT)
Ngày cập nhật 23/10/2020

GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN DÂN SỰ

 

 

1. Anh Mạnh cho chị Yến thuê nhà với giá 3 triệu đồng/tháng để mở cửa hàng  bán quần áo với thời hạn 01 năm. Đến thời hạn 1 năm, anh Mạnh đòi lại nhà nhưng chị Yến không chịu trả. Hai bên lời qua, tiếng lại gây mâu thuẫn. Do đó, anh Mạnh đã nhờ anh Quân hòa giải viên tư vấn giúp anh những phương thức để bảo vệ quyền lợi của mình. Anh Quân áp dụng quy định nào để tư vấn cho anh Mạnh?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 11 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

          1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

          2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

          3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

          4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

          5. Buộc bồi thường thiệt hại.

          6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

          7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.

          Như vậy, đối chiếu với các quy định trên anh Quân có thể tư vấn cho anh Mạnh hiểu: anh Mạnh có quyền buộc chị Yến thực hiện nghĩa vụ trả lại nhà, nếu việc chậm trả nhà của chị Yến gây thiệt hại cho anh Mạnh thì anh Mạnh còn có quyền yêu cầu Yến bồi thường thiệt hại cho mình.

2. Chị P và anh Q kết hôn được 5 năm, gần đây chị P phát bệnh tâm thần. Thấy vợ bị bệnh, anh Q không chăm sóc mà còn xua đuổi nên bố mẹ đẻ chị P đã đón chị về ở đồng thời yêu cầu anh Q phải có trách nhiệm với chị P. Anh Q không đồng ý nên hai bên phát sinh mâu thuẫn. Bố của chị P đã nhờ anh Minh, hòa giải viên của tổ hòa giải giúp. Anh Minh áp dụng quy định nào để giải thích cho hai bên hiểu?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 22 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định  về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

          1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

          Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

          2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

          Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

          Điều 53 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

          1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

          2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

          3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Như vậy, anh Minh có thể áp dụng quy định của pháp luật nêu trên để giải thích với anh Q và bố mẹ chị P hiểu: chị P bị coi là mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự khi và chỉ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Chị P bị bệnh tâm thần sau khi đã kết hôn nên việc xác định người có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ đương nhiên. Chỉ khi vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Như vậy, trường hợp này thì anh Q - chồng chị P là người có trách nhiệm phải trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc chị P.

3. Sắp tới mùa mưa bão nên anh Lực lo sợ cây bên nhà hàng xóm sẽ đổ sang nhà mình nguy hiểm vì nhà có trẻ nhỏ hay chơi ngoài sân. Do đó, anh Lực đã nhiều lần yêu cầu anh Phong hàng xóm chặt cây hoặc tỉa bớt cành nhưng anh Phong không thực hiện. Nên hai bên thường xuyên to tiếng. Anh Lực đã nhờ chị Quy, hòa giải viên của tổ hòa giải giúp. Chị Quy áp dụng quy định nào để giải thích anh Phong hiểu?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

 

          Điều 177 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại như sau:

          1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

          2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

          Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

          3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.

          Điều 604 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Như vậy, chị Quy có thể căn cứ quy định nêu trên, để giải thích cho anh Phong hiểu rằng nếu cây cối nhà anh Phong có nguy cơ gãy, đổ sang nhà anh Lực, có thể gây thiệt hại về người hoặc tài sản thì anh Lực có quyền yêu cầu anh Phong  phải chặt cây; nếu anh Phong  không chặt cây, phá dỡ thì anh Lực có quyền yêu cầu chính quyền địa phương cho chặt cây, anh Phong phải chịu chi phí chặt cây. Nếu anh Lực đã yêu cầu nhưng anh Phong vẫn không chặt cây thì trong trường hợp cây cối đổ gây thiệt hại cho anh Lực, anh Phong sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do cây đổ gây ra.

4. Đang đi trên đường thì chị Hà bất ngờ bị trâu của nhà anh Tuấn húc ngã gãy tay. Do đó, chị Hà đề nghị anh Tuấn bồi thường nhưng anh Tuấn không đồng ý với lý do chị Hà  thấy trâu thì phải tránh đi chứ trâu làm sao biết tránh người được. Hai bên to tiếng dẫn đến mâu thuẫn. Chị Hà đã nhờ anh Bình hòa giải viên giúp. Anh Bình phải áp dụng quy định nào để giải thích cho hai bên hiểu?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 603 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

          1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

          2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

          3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

          4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

          Điều 590 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

          1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

          a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

          b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

          c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

          d) Thiệt hại khác do luật quy định.

          2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

          Như vậy, anh Bình có thể căn cứ quy định nêu trên, để giải thích cho anh Tuấn hiểu rằng anh Tuấn là chủ sở hữu của con trâu nên phải bồi thường thiệt hại do con trâu húc làm gãy tay của chị Hà. Thiệt hại sức khỏe mà anh Tuấn phải bồi thường cho chị Hà được tính theo quy định nêu trên.

5. Tuấn Anh năm nay 18 tuổi và hiện đang học nghề tại một tiệm sửa chữa xe máy của anh Tý. Sau khi sửa một chiếc xe của khách xong thấy khách chưa đến lấy nên Tuấn Anh đã lấy xe của khách chạy đi công việc cá nhân. Do bất cẩn, Tuấn Anh đã tông xe vào ông Ngưu làm cả hai xe máy đều bị hư hỏng, về người thì không bị thiệt hại gì. Sau đó, ông Ngưu và khách hàng sửa xe đều yêu cầu Tuấn Anh bồi thường thiệt hại. Do đó, Tuấn Anh đã nhờ chị Quyên là hòa giải viên tư vấn. Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn cho Tuấn Anh?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 600 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Hòa giải viên áp dụng quy định nêu trên để tư vấn cho Tuấn Anh về quyền yêu cầu bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hư hỏng của chiếc xe khách hàng và xe của ông Ngưu như sau:

Thứ nhất, đối với thiệt hại gây ra cho xe của ông Ngưu - người bị Tuấn Anh tông vào, do Tuấn Anh tự ý lấy xe của khách đi mà không được sự đồng ý của anh Tý và gây ra thiệt hại, tức là thiệt hại gây ra không phải khi đang thực hiện công việc được chủ giao mà hoàn toàn do lỗi của Tuân Anh vì đã chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó trái pháp luật. Do vậy, ông Ngưu có quyền yêu cầu và Tuấn Anh có trách nhiệm  phải bồi thường thiệt hại cho ông Ngưu.

Thứ hai, đối với thiệt hại gây ra chiếc xe máy do khách hàng giao cho tiệm anh Tý sửa chữa thì anh Tý có trách nhiệm bồi  thường thiệt hại cho khách hàng. Bởi vì anh Tý với tư cách là chủ tiệm có nghĩa vụ trông giữ, bảo quản khi thực hiện việc nhận sửa xe. Nếu anh Tý có yêu cầu thì Tuấn Anh phải có trách nhiệm hoàn trả cho anh Tý một khoản tiền theo quy định vì trong trường hợp này Tuấn Anh đã có lỗi tự ý lấy xe đi và bất cẩn gây tai nạn.

6. Anh Nam đang lái xe ô tô đi đúng phần đường, làn đường và tốc độ theo quy định thì anh Nhân chạy sang đường, do không để ý nên đã bị va vào sườn xe, phải đưa đi viện cấp cứu. Hiện anh Nhân đã qua cơn nguy kịch và ăn uống bình thường. Nay, anh Nhân đòi anh Nam phải bồi thường toàn bộ chi phí chữa bệnh và khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần. Anh Nam lo lắng nên đã nhờ chị Bình là hòa giải viên tư vấn. Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

 

          Điều 601 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

          1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

          Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

          2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

          3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

          a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

          b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

          4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

          Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy, Hòa giải viên có thể áp dụng quy định nêu trên để tư vấn cho anh Nam. Theo đó, nếu lỗi hoàn toàn do anh Nhân gây ra thì anh Nam không phải bồi thường thiệt hại. Nếu anh Nam có lỗi một phần thì anh Nam vẫn phải bồi thường, mức bồi thường căn cứ vào thiệt hại thực tế và khả năng của anh Nam. Nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường, hỗ trợ thì có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

7. Anh Bốn và một vài người hàng xóm đang chữa cháy tại một ngôi nhà cạnh nhà anh Lực. Để tránh cho đám cháy lan rộng ra các nhà xung quanh gây thiệt hại lớn, anh Bốn đã quyết định phá căn bếp nhà anh Lực để lấy lối vào chữa cháy trong khi không có anh Lực ở nhà. Do đó, anh Lực đã yêu cầu anh Bốn bồi thường. Anh Bốn rất lo lắng nên đã nhờ anh Bách là hòa giải viên tư vấn. Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 171 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết như sau:

          1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

          2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.

          3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 Bộ luật Dân sự.

          Điều 595 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết:

          1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

          2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Như vậy, Hòa giải viên có thể áp dụng quy định nêu trên để tư vấn cho anh Bốn. Theo đó, anh Bốn và những người có mặt lúc đám cháy xảy ra vì muốn tránh nguy cơ lửa cháy lan sang nhiều nhà khác, gây thiệt hại lớn đến các nhà xung quanh mà không có cách nào khác phải phá căn bếp anh Lực để lấy lối vào chữa cháy. Sự việc xảy ra trong hoàn cảnh bất khả kháng, ngoài ý muốn của anh Bốn và mọi người. Tuy bếp nhà anh Lực đã bị thiệt hại nhưng nếu anh Bốn và mọi người không phá bếp nhà anh Lực, ngọn lửa sẽ cháy lan sang các căn nhà khác và khi đó sẽ rất nhiều căn nhà bị cháy, thiệt hại chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc bếp nhà anh Lực bị phá.   Do vậy, việc phá bếp nhà Lực của anh Bốn và mọi người trong trường hợp này được coi là tình thế cấp thiết nên anh Bốn và những người tham gia phá bếp không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại cho anh Lực. Tuy nhiên, anh Lực có thể yêu cầu người đã gây ra đám cháy nêu trên phải bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 595 Bộ luật dân sự (năm 2015)).

8. Gia đình anh Du đang nuôi một đàn lợn 20 con nhưng không xây dựng hệ thống xử lý phân và nước thải mà xả trực tiếp ra đường cống thoát nước phía sau nhà khiến các nhà xung quanh phải hít thở mùi hôi rất khó chịu. Anh Mạnh đã nhiều lần góp ý nhưng gia đình anh Du vẫn tiếp tục có hành vi xả trực tiếp nước thải và phân lợn ra đường cống thoát nước. Do đó, hai bên gia đình thường xuyên to tiếng dẫn đến mâu thuẫn. Anh Mạnh đã nhờ anh Tài là hòa giải viên can thiệp. Anh Tài áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 172 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, anh Tài có thể căn cứ quy định nêu trên để giải thích cho anh Du hiểu hành vi xả trực tiếp nước thải và phân lợn ra đường cống thoát nước của gia đình anh Du là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ô nhiễm không khí của các hộ dân sống xung quanh, làm ảnh đến sức khỏe của người dân. Do vậy, gia đình anh Du phải chấm dứt hành vi này, đồng thời, phải thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho khu dân cư (nạo vét lại đường cống thoát nước, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý phân, nước thải theo công nghệ hầm Biogas…). Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, anh Du còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

9. Để tiết kiệm diện tích, chi phí nên khi xây nhà, anh Tánh và anh Cảnh thống nhất xây chung vách tường ở giữa 2 căn nhà. Tuy nhiên, sau đó anh anh Tánh đã xây thêm 01 tầng nữa nhưng lại xây chồng và lấn lên toàn bộ vách tường chung. Anh Cảnh không đồng ý nên hai bên to tiếng dẫn đến mâu thuẫn. Do đó, anh Ảnh đã nhờ bà Ái là hòa giải viên can thiệp.  Bà Ái áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 175 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:

          1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

          Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

          Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

          2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

          Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

          Điều 176 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:

          1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

          2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

          Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

          3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

          Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

          Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, bà Ái có thể áp dụng quy định trên của pháp luật để giải thích cho chị Tánh hiểu anh Tánh đã có hành vi xây lấn mốc giới ngăn cách giữa 2 căn nhà (xây lấn cả vách tường chung) nên đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản nên phải dừng việc lấn chiếm vách tường chung.

10. Vì bố mẹ không cho tiền mua điện thoại mới, Sinh (15 tuổi) đã tự ý bán cho anh Phúc chiếc máy tính xách tay của bố mẹ và nhận 6 triệu đồng. Sinh đang định mang số tiền đó đi mua điện thoại mới thì bị bố mẹ phát hiện. Bố mẹ Sinh muốn đem 6 triệu đến trả anh Phúc và mang máy tính về nhưng Sinh không đồng ý. Do đó, bố mẹ Sinh đã nhờ hòa giải viên Dũng tư vấn. Anh Dũng phải áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 21 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về người chưa thành niên như sau:

          1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

          2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

          3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

          4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

          Điều 125 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện như sau:

          1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 dưới đây.

          2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 nêu trên không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

          a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

          b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

          c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, anh Dũng có thể áp dụng quy định nêu trên để giúp bố mẹ Sinh. Theo đó, bố mẹ Sinh là người đại diện theo pháp luật của Sinh. Việc Sinh bán chiếc máy tính cho anh Phúc mà không có sự đồng ý của bố mẹ là trái với quy định của pháp luật. Bố mẹ Sinh có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu.

11. Anh Quý ký hợp đồng bán cho anh Sáu chiếc xe máy cũ của anh với giá 30 triệu đồng, anh Quý sẽ giao đầy đủ giấy tờ và xe sau khi anh Sáu trả đủ tiền. Hợp đồng đã được công chứng theo quy định. Do anh Quý chưa đưa giấy tờ xe nên anh Sáu mới đưa anh Quý 20 triệu đồng và nhận xe, hẹn anh 1 tuần nữa lấy giấy tờ và trả nốt số tiền còn lại. Tuy nhiên, khi anh Sáu mang số tiền còn lại đến trả thì biết được anh Quý làm giả giấy tờ xe để đưa cho mình. Nên anh Sáu không muốn mua xe nữa và muốn lấy lại số tiền 20 triệu đồng nhưng anh Quý không đồng ý và nói chỉ chấp nhận chấm dứt hợp đồng khi anh Sáu phạt đền 10 triệu đồng. Hai bên lời qua tiếng lại dẫn đến mâu thuẫn. Do đó, anh Sáu đã nhờ hòa giải viên là chị Sương can thiệp. Chị Sương phải áp dụng quy định nào của pháp luật để giải thích cho hai bên?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 127 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:

          Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

          Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

          Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

          Điều 131 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

          1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

          2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

          Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

          3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

          4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

          5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, chị Sương có thể áp dụng quy định nêu trên để giúp anh Quý và anh Sáu  hiểu rằng, việc anh Quý không trả lại số tiền anh Sáu đã đưa và yêu cầu phạt anh Sáu 10 triệu đồng vì không thực hiện hợp đồng là không có căn cứ, bởi lẽ hợp đồng này đã bị vô hiệu. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho mình anh Sáu có thể  gửi đơn ra tòa án yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán này là vô hiệu. Các bên có trách nhiệm hoàn trả lại hiện trạng ban đầu cho nhau.

12. Chị Thư  thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích 50 m2 cho anh Thiện lấy 300 triệu. Anh Thiện đã đặt cọc cho chị 20 triệu đồng. Sau khi nhận đặt cọc của anh Thiện, chị Thư thay đổi ý định không chuyển nhượng nữa và trả lại anh Thiện 20 triệu tiền đặt cọc. Anh Thiện không đồng ý, yêu cầu ngoài số tiền đặt cọc, chị Thư còn phải chịu phạt 20 triệu đồng nữa. Do đó, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn. Anh Thiện nhờ hòa giải viên là anh Tín can thiệp. Anh Tín phải áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?   

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 328 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về đặt cọc như sau:

          1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

          2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  Như vậy, anh Tín có thể áp dụng quy định nêu trên để chị Thư hiểu rằng để đảm bảo thực hiện việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chị Thư và anh Thiện đã thoả thuận số tiền đặt cọc là 20 triệu đồng Việt Nam. Ngoài thỏa thuận này anh Thiện và chị Thư không có thoả thuận gì khác. Việc chị Thư thay đổi nghĩa vụ đã cam kết (không chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh Thiện nữa), sẽ dẫn đến việc anh Thiện có quyền yêu cầu chị Thư ngoài việc phải trả lại số tiền đặt cọc là 20 triệu đồng Việt Nam, còn phải trả thêm 20 triệu đồng Việt Nam. Như vậy, yêu cầu của anh Thiện trong trường hợp này là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

  13. Do trời mưa to, đường ngập lụt, nên anh Thắng giao hàng chậm 3 tiếng đồng hồ so với thời gian thỏa thuận với chủ hàng anh Khánh. Anh Khánh bắt anh Thắng phải chịu phạt do thực hiện sai hợp đồng. Anh Thắng không biết trong trường hợp này có phải chịu trách nhiệm dân sự nên đã nhờ hòa giải viên là anh Cảnh tư vấn. Anh Cảnh phải áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 351 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:

          1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

          Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

          2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

          3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

          Như vậy, anh Cảnh có thể áp dụng quy định nêu trên để giúp anh Thắng hiểu rằng, trong trường hợp này, việc anh Thắng thực hiện không đúng thời hạn hợp đồng là do sự kiện bất khả kháng nên nếu trong hợp đồng thuê vận chuyển không có thỏa thuận khác thì anh Thắng không phải chịu phạt vi phạm.

  14. Anh Hùng bán cho ông Tình chiếc xe ô tô cũ và các bên không có thỏa thuận về việc bên nào phải chịu chi phí có liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu. Sau khi nhận xe và các giấy tờ liên quan, anh Tình đến làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nộp thuế chuyển quyền sở hữu. Nhưng anh Tình cho rằng trong hợp đồng không có thỏa thuận cho nên ông đã yêu cầu anh Hùng là bên bán phải thực hiện nghĩa vụ này. Hai bên lời qua tiếng lại dẫn đến mâu thuẫn. Anh Hùng phải nhờ hòa giải viên của thôn là anh Vui can thiệp. Anh Vui phải áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 442 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu như sau:

          1. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

          2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

          3. Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

          4. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.

  Như vậy, anh Vui có thể áp dụng quy định nêu trên để giúp anh Hùng hiểu rằng, khi anh Hùng  bán cho anh Tình chiếc ô tô cũ và các bên không có thỏa thuận về việc bên nào phải chịu chi phí có liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì chi phí đó sẽ thuộc về anh Hùng là bên bán. Vì vậy, khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nộp thuế chuyển quyền sở hữu, anh Tình đã cho rằng trong hợp đồng không có thoả thuận về vấn đề này cho nên anh đã yêu cầu anh Hùng phải thực hiện nghĩa vụ đó trước cơ quan có thẩm quyền là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

          15. Ông Bốn ký hợp đồng với bà An mua gỗ để xây nhà. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, ông Bốn đã thanh toán trước cho bà An một nữa giá trị hợp đồng, số còn lại sẽ được giao khi nhận gỗ. Tuy nhiên, khi nhận gỗ, ông Bốn phát hiện bà An giao gỗ không đúng loại gỗ thỏa thuận trong hợp đồng nên yêu cầu bà An trả lại số tiền đã tạm ứng. Bà An không đồng ý trả lại tiền nên hai bên xảy ra tranh chấp. Ông Bốn đã nhờ hòa giải viên Quốc tư vấn?Anh Quốc phải áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 439 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

          1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.

          2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.

          3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

          Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

          Như vậy, anh Quốc có thể áp dụng quy định nêu trên để giúp ông Bốn hiểu rằng, do bà An không thực hiện đúng nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng, cụ thể là giao gỗ không đúng chủng loại nên ông Bốn có một trong các quyền theo quy định nêu trên.

          16. Chị Hồng đến cửa hàng của anh Ba để mua 1 bộ giường tủ trị giá 15 triệu đồng. Chị Hồng đã thanh toán cho anh Ba toàn bộ số tiền. Do trời đã tối nên hai bên thỏa thuận sáng hôm sau, anh Ba sẽ giao hàng đến tận nhà chị Hồng. Tuy nhiên, đêm hôm đó, do bị chập điện nên cửa hàng của anh Ba bị cháy, bộ giường tủ bị hư hỏng không còn giá trị như ban đầu. Chị Hồng yêu cầu anh Ba đền bù cho mình một bộ giường tủ khác cùng giá trị, nhưng anh Ba không đồng ý vì cho rằng việc cháy cửa hàng không do lỗi của anh Ba và chị Hồng đã thanh toán thì phải chịu rủi ro. Hai bên to tiếng dẫn đến hai bên mâu thuẫn. Chị Hồng đã nhờ hòa giải viên là anh Vinh tư vấn. Anh Vinh phải áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 441 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định thời điểm chịu rủi ro như sau:

          1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

          2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  Như vậy, anh Vinh có thể áp dụng quy định nêu trên để giúp chị Hồng hiểu rằng, mặc dù đã ký kết hợp đồng và chị Hồng đã thanh toán cho anh Ba toàn bộ số tiền hàng nhưng anh Ba chưa giao hàng cho chị Hồng nên anh Ba  phải chịu rủi ro đối với tài sản cho đến khi đã giao hàng cho chị Hồng. Do đó, việc chị Hồng yêu cầu anh Ba đền bù cho mình một bộ giường tủ khác cùng giá trị là đúng quy định của pháp luật.

          17. Do quen biết nên anh Quân đồng ý cho anh Phú dùng thử chiếc điện thoại Samsung trong 3 ngày trước khi quyết định có mua hay không (có giấy biên nhận ghi rõ nội dung và chữ ký của 2 bên). Sau khi dùng thử  3 ngày, anh Phú làm rơi vỡ gây hư hỏng điện thoại nên đã đem trả lại cho anh Quân và nói sẽ bồi thường để sửa lại điện thoại. Anh Quân không đồng ý và yêu cầu anh Phú phải mua chiếc điện thoại đó. Hai bên to tiếng dẫn đến mâu thuẫn. Anh Quân đã nhờ hòa giải viên là anh Tuấn tư vấn? Anh Tuấn phải áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 452 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về mua sau khi sử dụng thử như sau:

          1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trước khi nhận vật dùng thử.

          Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.

          2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

          3. Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.

  Như vậy, anh Tuấn có thể áp dụng quy định nêu trên để giúp anh Quân hiểu rằng, anh Phú trả lại cho anh Quân chiếc điện thoại dùng thử nhưng lại làm hỏng chiếc điện thoại đó thì anh Phú có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho anh Quân.

18. Vợ chồng anh Thoại và chị Sa sinh được hai người con nhưng đều bị tật nguyền, cuộc sống của gia đình rất khó khăn, vất vả, chỉ đủ ăn qua ngày. Anh Thoại không may bị đột tử, để lại vợ và hai người con tật nguyền. Sau khi làm đám tang xong thì bà Cam đến nhà đòi nợ do trước khi mất anh Thoại có nợ bà một khoản tiền vay chữa bệnh cho con bị ốm. Nhưng do quá nghèo nên chị Sa nói không có tiền để trả, bà Cam đòi lấy tiền phúng điếu và tiền của anh Thoại để lại trả cho bà. Nhưng số tiền phúng điếu đều lo cho việc mai táng cho chồng, không còn gì, giờ chỉ còn ngôi nhà rách nát. Bà Cam tức giận, gây ồn ào, là Hòa giải viên thực hiện hòa giải như thế nào?

Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

5. Tiền công lao động;

6. Tiền bồi thường thiệt hại;

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;

9. Tiền phạt;

10. Các chi phí khác.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 giải thích cho bà Cam và chị Sa hiểu rõ quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, ưu tiên thanh toán trước tiên là các chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. Ngoài ra, Hòa giải viên phải vận dụng đạo đức truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam về tình làng nghĩa xóm để giải thích cho hai bên hiểu.    

            19. Ông Hòa và bà Xuân kết hôn với nhau và có một người con trai. Ông Hòa phát hiện một đứa bé bị bỏ rơi trong buổi sáng sớm ông đi thể dục, ông mang về nhà thông báo với chính quyền địa phương. Nhìn đứa trẻ đáng yêu, bụ bẫm hai ông bà muốn nhận làm con nuôi, sau thời gian làm thủ tục theo quy định ông bà đã nuôi dưỡng cháu bé cho đến nay. Vì tai nạn giao thông nên ông Hòa và bà Xuân đã mất và không để lại di chúc. Người anh trai không cho em nhận di sản của bố mẹ để lại vì cho rằng con nuôi không có quyền được hưởng. Hai anh em to tiếng, cãi vã dẫn đến mâu thuẫn. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định vể quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau:

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651(người thừa kế theo pháp luật) và Điều 652 (thừa kế thế vị) của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào Điều 653 và Điều 651 Bộ luật Dân sự giải thích cho hai anh em hiểu về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ và quy định về người thừa kế theo pháp luật. Do ông Hòa và bà Xuân chết không để lại di chúc nên hai người con (trong đó có người con nuôi) đều có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ để lại. Con đẻ hay con nuôi đều được hưởng phần di sản thừa kế ngang nhau.

20. Ông Ba kết hôn với bà Lan sau khi vợ ông qua đời, hai bên đều có con riêng khôn lớn. Con của ông ba lập gia đình và ở riêng, con của bà Lan cùng sống chung với ông bà. Người con gái của bà Lan thường xuyên quan tâm, chăm sóc ông và xem ông như bố đẻ của mình. Một thời gian sau, ông Ba bị bệnh và chết không để lại di chúc. Con ông Ba lúc này đề nghị phân chia di sản thừa kế do bố để lại và nói rằng người em gái không được hưởng di sản vì không có quan hệ huyết thống gì với bố của anh, bà Lan không đồng ý, hai bên to tiếng, cãi vã dẫn đến mâu thuẫn. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?                 

Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như sau:

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 (thừa kế thế vị) và Điều 653 (thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ) của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải thích cho con trai của ông Ba, bà Lan và  người con gái hiểu về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Ở đây, người con gái của bà Lan ở cùng với ông Ba thường xuyên quan tâm, chăm sóc và xem ông như bố đẻ của mình, có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau. Do đó, người con gái này cũng được hưởng di sản thừa kế do ông Ba (bố dượng) để lại.

21. Bà Vân và ông Anh kết hôn với nhau hơn 10 năm thì ông Anh bệnh nặng và chết, hai ông bà có một người con trai và một người con gái, hai ông bà tạo lập được ngôi nhà, diện tích đất 200m2. Bà Vân cũng đang mang bệnh nặng. Một hôm, bà thấy mệt sợ mình không qua khỏi nên gọi các con đến để phân chia tài sản của bà, bà nói để lại toàn bộ tài sản của bà cho người con trai và người con trai lo thờ tự, hương khói cho ông bà tổ tiên. Một năm sau đó bà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, có vẻ có khí sắc và ăn được hơn trước. Người con trai nói với em gái là toàn bộ tài sản của mẹ đã để lại cho anh, người em gái không đồng ý vì cho rằng di chúc đó không đúng. Hai bên tranh cãi, gây mâu thuẫn. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

          Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc miệng như sau:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Như vậy, Hòa giải viên căn cứ vào khoản 5 Điều 630, Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải thích cho các người con của bà Vân hiểu rõ về quy định di chúc hợp pháp và di chúc miệng. Vì sau ba tháng bà Vân vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt. Do đó di chúc miệng đó mặc nhiên bị hủy bỏ.

22.  Vợ chồng ông Mạnh và bà Liên kết hôn với nhau được hơn 20 năm và có 2 người con trai. Hai vợ chồng tạo lập được ngôi nhà và diện tích đất 400m2. Người con trai thứ hai vốn ham chơi, thường xuyên cờ bạc và đánh tỉ số, vì vậy, anh cũng nợ nần một số tiền lớn. Ông Mạnh đã già, nên có ý định để lại di chúc phân chia tài sản cho các con, nhưng vì người con trai thứ hai không chịu khó làm ăn, ham chơi cờ bạc nên ông để lại di sản ít hơn người con trai đầu. Người con trai thứ hai phát hiện được và đã đem giấu di chúc đi. Ông Mạnh biết, nên đã gọi hai con đến để nói chuyện, người con trai đầu không đồng ý cho người con trai thứ hai hưởng di sản thừa kế vì đã có hành vi giấu di chúc, ông Mạnh muốn người con thứ hai nhận lỗi và ông vẫn sẽ đồng ý chia tài sản theo đúng di chúc. Hai người con trai tranh cãi dẫn đến mẫu thuẫn. Hòa giải viên hòa giải trong trường hợp này như thế nào?       

Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 621 nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải thích cho các người con của ông Mạnh hiểu rõ quy định về người không được hưởng di sản. Vì người con trai thứ hai đã có hành vi che giấu di chúc nên không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này ông Mạnh biết được hành vi của người con trai thứ hai nhưng vẫn cho hưởng di sản theo di chúc thì người con trai thứ hai vẫn được hưởng di sản. 

23. Ông Quý trước khi chết để lại di chúc cho vợ và người con trai mỗi người một phần di sản của ông. Còn người con gái bị tật nguyền, ông Quý không để lại di sản vì lý do bị tật nguyền, không biết gì nên không thể quản lý tài sản của mình. Vì vậy, người mẹ nói với người con trai chia cho người con gái một phần di sản của ông Quý để lại, nhưng người con trai không đồng ý. Hai anh to tiếng, tức giận nên dẫn đến mâu thuẫn với nhau. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều 644 nêu trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, Hòa giải viên căn cứ vào Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc để thực hiện hòa giải. Do ông Quý chết để lại di chúc chia di sản thừa kế của ông nhưng người con gái không được chia vì lý do bị tật nguyền không biết gì. Theo quy định tại Điều 644 nêu trên người con gái là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, con thành niên mà không có khả năng lao động. Do đó, người con gái được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

24. Ông Kế và bà Ngân kết hôn với nhau 30 năm. Hai vợ chồng có hai người con trai, hai người con trai đều đã lập gia đình. Anh con trai đầu có một con gái và một con trai, người con trai sau có một người con trai. Năm 2016 người em trai bị tai nạn nên chết. Năm 2017, ông Kế bị bệnh tai biến chết, để lại diện tích đất 500m2. Đến nay, anh trai muốn chia di sản thừa kế do ông Kế để lại. Anh trai cho rằng người em đã chết nên phần di sản thừa kế của bố anh để lại chỉ chia cho mẹ anh và anh. Vợ của em trai không đồng ý vì cho rằng chồng chết nên con sẽ được hưởng phần di sản này. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, Hòa giải viên hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

  Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 215 quy định về thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải thích cho người anh trai và gia đình được rõ, do người em trai chết trước người để lại di sản (là ông Kế - người bố ). Vì vậy, người con trai của người em được hưởng phần di sản mà người em được hưởng nếu còn sống.

25. Ông Quân có 02 người con, một trai và một gái, ông chết cách đây đã 09 năm và để lại di sản thừa kế số tiền 500 triệu đồng và diện tích đất 200m2 tại phường A, thành phố H. Phần di sản thừa kế này người anh trai đang quản lý. Đến nay, người em gái muốn yêu cầu để chia di sản thừa kế, nhưng người anh trai không đồng ý vì cho rằng thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết, người con gái không đồng ý, nên hai anh em to tiếng cãi vã gây mâu thuẫn. Hòa giải viên trong trường hợp này thực hiện hòa giải như thế nào?

Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải thích cho hai anh em hiểu rõ quy định về thời hiệu thừa kế, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (kể từ thời điểm người để lại di sản chết). Do ông Quân chết cách đây 09 năm nên thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế vẫn còn.

26. Ông Cẩm chết và để lại di chúc chia cho hai người con trai mỗi người diện tích đất 200m2, còn ngôi nhà diện tích 70m2 dùng để thờ cúng và giao cho người con trai đầu quản lý. Nhưng người em không đồng ý, đòi chia luôn ngôi nhà đó vì nói rằng đó là tài sản của bố để lại nên phải chia cho đều. Người anh đã giải thích nhiều lần là bố đã để lại di chúc như vậy thì hai anh em phải thực hiện. Người em không chịu hiểu và muốn tranh giành nên tức giận và cãi vã to tiếng với anh trai mình, gây mâu thuẫn. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

 

Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 để hòa giải cho hai anh em, giải thích cho người em hiểu được quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý.

27. Ông Tú có hai người con, một trai, một gái, ông chết không để lại di chúc. Người anh trai tranh giành hết tài sản nói bố không để lại di chúc nên tài sản  đều thuộc về anh. Người em gái không đồng ý nói rằng tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Hai anh em cãi vã to tiếng, gây mâu thuẫn. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 để hòa giải cho hai anh em, giải thích cho người anh trai hiểu được quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Do bố anh chết không để lại di chúc nên hai anh em được thừa kế theo pháp luật.

28. Bà Mơ có diện tích đất 500m2, do sợ hai anh em tranh giành nhau, nên trước khi chết bà đã đến cơ quan có thẩm quyền lập di chúc. Bà để lại di chúc chia cho người con trai phần tài sản nhiều hơn người con gái. Sau khi bà Mơ chết, người con gái không đồng ý với di chúc, vì mình được chia tài sản ít hơn anh trai. Hai anh em tranh cãi, dẫn đến mâu thuẫn. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ các điều nêu trên của Bộ luật Dân sự năm 2015 để hòa giải cho hai anh em, giải thích cho người em gái hiểu được quy định về quyền của người lập di chúc và di chúc hợp pháp. Qua đó, người em gái hiểu được và thực hiện theo di chúc của mẹ để lại.

29. Ông Kha chết để lại di chúc chia tài sản cho hai người con trai của ông và di tặng một phần tài sản cho người cháu gái gọi bằng cậu ruột mà ông  thương. Hai người con trai không đồng ý vì cho rằng phần tài sản di tặng đó phải để dành để trả nợ của ông Kha, dẫn đến tranh cãi, gây mâu thuẫn với người em gái con cậu. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di tặng, như sau:

1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ  Điều 646 nêu trên của Bộ luật Dân sự năm 2015 để hòa giải cho hai người anh trai và người em gái con cậu hiểu rõ quy định về di tặng và người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.

30. Ông Vũ chết để lại di chúc nhờ anh Uyên quản lý di sản là ngôi nhà diện tích 100m2 của ông do ông có một con trai nhưng hiện nay đang ở xa. Khi người con trai về, anh Uyên yêu cầu thanh toán cho anh chi phí bảo quản di sản nhưng người con trai không đồng ý, hai bên tranh cãi, dẫn đến mâu thuẫn. Hòa giải viên thực hiện hòa giải trong trường hợp này như thế nào?

Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của người quản lý di sản, như sau:

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra của Bộ luật Dân sự có quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự có quyền sau đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ  khoản 1 Điều 618 nêu trên của Bộ luật Dân sự năm 2015 để hòa giải cho anh Uyên và người con trai của ông Vũ hiểu rõ quy định về quyền của người quản lý di sản. Trong đó, anh Uyên là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc có quyền được thanh toán thù lao bảo quản di sản.

31. Vợ chồng ông Nam và bà Hồng mất để lại di chúc cho con trai là ngôi nhà diện tích 100m2. Trong khi đó người con gái không được nhận tài sản gì tỏ ra rất bức xúc. Người con trai muốn sửa lại ngôi nhà trên mảnh đất cha mẹ để lại nhưng người con gái không đồng ý và cho rằng anh trai chỉ có quyền trông coi tài sản mà cha mẹ để lại chứ không được tự ý sửa chữa. Hai chị em mâu thuẫn. Anh trai đã nhờ hòa giải viên can thiệp. Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

          Điều 221 Bộ luật Dân sự  năm 2015 quy định quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

          1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

          2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

          3. Thu hoa lợi, lợi tức.

          4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

          5. Được thừa kế.

          6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

          7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định.

          8. Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, hòa giải viên có thể áp dụng quy định trên của pháp luật để giải thích cho hai anh em hiểu về quyền thừa kế theo di chúc là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của anh Hùng đối với tài sản cha mẹ để lại. Quyền sở hữu của anh trai với tài sản trên được xác lập, bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Như vậy, anh Hùng có quyền sửa chữa trên mảnh đất cha mẹ để lại theo ý của bản thân.

32. Chị Liên và chị Sương thỏa thuận với nhau mỗi người góp một nửa số tiền để mua chung một mảnh đất. Do cần tiền gấp nên chị Liên đã yêu cầu chị Sương mua lại phần của mình, nhưng chị Sương từ chối. Do đó, hai bên xảy ra mâu thuẫn. Chị Liên đã nhờ hòa giải viên tư vấn xem trong trường hợp này chị có thể chia mảnh đất đó làm đôi để chuyển nhượng cho người khác lấy tiền có được không? Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

          Điều 209 Bộ luật Dân sự  năm 2015 quy định về sở hữu chung theo phần như sau:

          1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

          2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

          Điều 218 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về định đoạt tài sản chung như sau:

          1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

          2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

          3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

          Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

          Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

          4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

          5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

          6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 Bộ Luật Dân sự (năm 2015) (Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu).

Như vậy, hòa giải viên có thể áp dụng quy định nêu trên để tư vấn cho chị Liên và chị Sương, hai chị đã thoả thuận với nhau cùng góp tiền mua chung một mảnh đất thì mảnh đất đó được coi là tài sản thuộc sở hữu chung của hai chị. Do đó trong trường hợp nêu trên khi chị Liên cần tiền thì chị Liên có quyền yêu cầu chị Sương mua phần còn lại. Nếu chị Sương không mua phần đất còn lại của chị Liên trong mảnh đất chung đó thì chị Liên cũng có quyền yêu cầu chị Sương chia mảnh đất đó để bản cho người khác, nếu giữa hai chị khi mua mảnh đất này không có thoả thuận nào khác.

33. Trong thời kỳ hôn nhân anh Long mua được diện tích đất 100m2, anh cho rằng đó là tài sản riêng của anh, do tiền anh dành dụm được. Thời gian sau chị Mai vợ của anh biết được và cho rằng đó là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nên nó thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chống, nếu anh muốn bán phải có sự đồng ý của chị. Điều này làm cho hai vợ chồng to tiếng, mâu thuẫn. Chị Mai đã nhờ hòa giải viên tư vấn. Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn cho chị?

          Điều 213 Bộ luật Dân sự  năm 2015quy định về sở hữu chung của vợ chồng như sau:

          1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

          2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

          3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

          4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

          5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

          Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, Hòa giải viên áp dụng quy định nêu trên để tư vấn cho vợ chồng anh Long, mặc dù là tiền dành dụm của anh Long, nhưng vì đó là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nên diện tích đất đó vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng anh. Do đó việc chị Mai cho rằng căn hộ đó là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nên thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng và khi bán diện tích đất đó thì phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng đúng với quy định của pháp luật.

34. Chị Hà nợ ông Thương 200 triệu đồng. Sau nhiều lần đòi chị Hà đều từ chối với lý do chị không có tiền để trả. Nhưng sau đó ông Thương phát hiện chị Hà và chồng có sở hữu một diện tích đất rộng 100m2. Nên, ông yêu cầu vợ chồng chị Hà chia tài sản chung để trả nợ nhưng chị Hà không đồng ý với lý do chị không có quyền chia tài sản chung. Do đó, ông Thương đã nhờ hòa giải viên tư vấn. Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để tư vấn?

          Điều 219 Bộ luật Dân sự  năm 2015 quy định chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:

          1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

          2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

          Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Như vậy, hòa giải viên có thể áp dụng quy định nêu trên để tư vấn cho chị Hà và ông Thương hiểu rằng, khi chị Hà nợ ông Thương 200 triệu đồng mà chị Hà không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì ông Thương có quyền yêu cầu chia 200m2 đất là tài sản chung giữa chị Hà và chồng để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu mảnh đất đó không thể chia hoặc việc chia này bị chồng chị Hà phản đối thì ông Thương có quyền yêu cầu chị Hà chuyển nhượng phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

35. Anh Nhân diện tích đất 150m2 và ngôi nhà 2 tầng gắn liền với đất. Anh Nhân thế chấp quyền sử dụng mảnh đất này cho anh Thành để vay 1 tỷ đồng làm ăn. Hết hạn thế chấp nhưng anh Nhân không thanh toán được số tiền đã vay nên anh Thành đề nghị xử lý tài sản thế chấp theo quy định. Tuy nhiên, khi xử lý tài sản thì không chỉ xử lý mảnh đất mà cả ngôi nhà gắn liền với đất. Anh Nhân không đồng ý vì anh chỉ thế chấp mảnh đất 150m2 mà không thế chấp ngôi nhà và cho rằng anh Thành cố ý lừa dối. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Anh Nhân đã nhờ hòa giải viên can thiệp. Hòa giải viên phải áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất:

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, hòa giải viên có thể căn cứ quy định nêu trên để giải thích cho các bên hiểu quy định về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất. Mặc dù anh Nhân chỉ thế chấp 150m2 quyền sử dụng đất mà không thế chấp ngôi nhà và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu ngôi nhà thì tài sản được xử lý bao gồm cả ngôi nhà, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, theo quy định pháp luật thì việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp của anh Nhân là đúng pháp luật. Do đó, anh Nhân và anh Thương nên bàn bạc, thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp một cách phù hợp, tránh gây ồn ào, mất tình cảm đôi bên.

 

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.589.329
Lượt truy cập hiện tại 7.100