Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tình huống pháp lý về ly hôn
Ngày cập nhật 23/10/2020

Tình huống pháp lý về ly hôn

 

1. Anh Hòa và chị Mơ là vợ chồng hơn 10 năm nay. Thời gian qua, chị Mơ đột nhiên phát bệnh tâm thần. Sau thời gian dài điều trị không khỏi, anh Hòa từ việc yêu thương, chăm sóc vợ nay trở nên chán nản, thường xuyên có hành vi đánh đập, bạo hành vợ. Nhìn cảnh con gái bị đánh đập dã nam, có lúc thương tích đầy người, bà Sang là mẹ chị Mơ rất thương xót con, nhiều lúc bà suy nghĩ hay để con gái ly hôn, để bà chăm sóc con. Bà không biết với tư cách là người mẹ, bà có thể đề nghị Tòa án cho con gái bà được ly hôn không?

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định trên, chị Mơ bị bệnh tâm thần và đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng chị gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của chị. Do đó, bà Sang là mẹ chị Mơ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Anh Hùng và chị Trang chung sống với nhau đã hơn 5 năm nhưng không đăng ký kết hôn. Anh chị đã có con chung là một bé gái 2 tuổi, ngoài ra không có tài sản chung đáng giá. Nay do bất đồng quan điểm sống, mâu thuẫn phát sinh không thể hòa giải được, thêm vào đó, chị Trang phát hiện anh Hùng đã có nhân tình. Chị Trang muốn làm đơn ly hôn có được không?

Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định như sau:

1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, nghĩa là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết như sau:

- Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Theo quy định trên, chị Trang có thể làm đơn ly hôn và được Tòa án thụ lý, kết quả giải quyết là tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng của anh chị.

3. Chị Hường cho biết: Sau một thời gian thương lượng, thỏa thuận, chị và chồng chị đã đi đến thống nhất cùng đề nghị cho ly hôn, thỏa thuận cụ thể về việc chia tài sản, nuôi con. Trong trường hợp này, có được xem là thuận tình ly hôn và Tòa án giải quyết theo thủ tục công nhận thuận tình ly hôn không?

Điều 55 Luật Hôn nhân và gia định số 52/2014/QH13 quy định: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, gồm:

1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

11. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Theo các quy định trên, nếu thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu thỏa thuận đó  không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

4. Chị Tú có người chồng vô tâm, vô tình, thường xuyên ăn nhậu say xỉn, không quan tâm gia đình, con cái, lại có tính cộc cằn, thô lỗ. Sau nhiều lần khuyên can, chồng chị vẫn “chứng nào tật nấy”. Quá chán nản với cuộc sống không biết tương lai như thế nào, lại sợ con bị ảnh hưởng bởi lối sống buông thả của người cha, chi Tú muốn đơn phương yêu cầu ly hôn. Chị đề nghị cho biết, Tòa án căn cứ vào lý do nào để giải quyết cho ly hôn?

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, có 03 căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn tương ứng với 03 trường hợp như trên. Đối với trường hợp chị Tú, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

5. Chị Yến và anh Bình kết hôn với nhau hơn 10 năm và có 2 con chung (01 trai, 01 gái). Qua thời gian chung sống, anh chị ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn khó hàn gắn nên đã thuận tình ly hôn và Tòa án đã có quyết định ly hôn nhưng chưa có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian này thì anh Bình bị tai nạn qua đời và không để lại di chúc. Phía gia đình anh Bình lấy cớ anh Bình đã chết, hai người đã ly hôn nên yêu cầu chị Yến phải trả tài sản của anh Bình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng cho bố mẹ anh Bình. Chị Yến không đồng ý vì còn phải nuôi hai con chung của anh chị, phía gia đình anh Bình có những hành vi gây áp lực với chị Bình về vấn đề này. Chị Yến đề nghị cho biết, giữa chị và anh Bình đã chấm dứt quan hệ hôn nhân chưa và tài sản của anh Bình được giải quyết như thế nào?

Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau:

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 651 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định người thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ các quy định trên, anh Bình chết khi quyết định ly hôn giữa anh Bình và chị Yến chưa có hiệu lực pháp luật, nghĩa là giữa hai người vẫn còn quan hệ hôn nhân, vẫn là vợ chồng theo quy định pháp luật. Theo đó, anh Bình chết không để lại di chúc nên tài sản của anh thuộc trường hợp phải chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất được xác định gồm: Chị Yến (vợ), hai người con, cha, mẹ anh Bình. Di sản anh Bình để lại được chia thành 05 phần bằng nhau cho những người nêu trên.

6. Chị Minh Phương và chồng có mâu thuẫn từ lâu và nay anh chị quyết định ly hôn. Chị Phương cho biết, hai vợ chồng trước khi lấy nhau đều “tay trắng”, sau khi kết hôn, cả hai cùng nhau tạo dựng được ngôi nhà khang trang, xe ô tô và các tài sản phục vụ cho cuộc sống chung. Cũng trong thời gian chung sống này, bố mẹ chị lần lượt qua đời và có để lại di sản cho các con, bản thân chị được thừa kế mảnh đất ở diện tích 60m2. Chị được biết về nguyên tắc, khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng là chia đôi. Tuy nhiên, chị không rõ thế nào là tài sản chung, mảnh đất chị được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có được xem là tài sản chung không?

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, quy định thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng).

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng từ tài sản riêng của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Điều 10, 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định:

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng:

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

- Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Trên đây là quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo quy định pháp luật. Theo đó, những tài sản mà vợ chồng chị Phương đã tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân (nhà, xe ô tô, tài sản phục vụ cuộc sống chung) là tài sản chung của vợ chồng. Đối với mảnh đất diện tích 60 m2 chị Phương được thừa kế nên đó là tài sản riêng của chị Phương (trừ trường hợp vợ chồng chị đã thỏa thuận đó là tài sản chung).

7. Anh Hoàng và chị Hồng kết hôn đã gần 20 năm. Trong thời gian đó, anh chị đã tạo lập được nhiều tài sản chung có giá trị. Để có thời gian chăm sóc gia đình và con nhỏ, sau khi kết hôn chị Hồng nghỉ làm ở nhà lo việc nội trợ. Anh Hoàng nhiều lần “cặp bồ”, chị Hồng biết và đã bỏ qua, tuy nhiên lần này đến lần khác, chị Hồng cảm thấy không còn muốn “níu kéo” nên chị đã làm đơn xin ly hôn. Chị Hồng đề nghị cho biết, khi giải quyết vấn đề về tài sản, có tính đến lỗi của người chồng (vì đã ngoại tình) không, bản thân chị ở nhà nội trợ thì tính thu nhập như thế nào?

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 và Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016  của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp  hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 như sau:

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Theo quy định trên, người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Khi giải quyết có tính đến các yếu tố xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia (trong trường hợp này là người chồng đã không chung thủy). Ngoài ra, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo các nguyên tắc như giới thiệu ở trên.

8. Chị Quy lấy chồng và về sống cùng cha mẹ chồng đã hơn 15 năm. Trong thời gian này, chị luôn toàn tâm toàn ý với gia đình chồng, không suy tính việc gì, bản thân chị đi làm có thu nhập nên đã đóng góp để sửa chữa nhà cửa, mua sắm nhiều tài sản lớn trong nhà. Nay chị và chồng tính đến chuyện ly hôn do mâu thuẫn kéo dài không thể giải quyết được. Trong trường hợp này, chị Quy có được chia tài sản gì không khi ly hôn?

Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình như sau:

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia trên cơ sở nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, việc chia tài sản khi ly hôn đối với chị Quy được thực hiện như trên.

9. Anh Bình và chị Mây quyết định ly hôn. Anh chị có 1.000 ha đất nuôi trồng thủy sản, do anh Bình đảm trách. Chị Mây là công nhân may. Khi bàn vấn đề chia tài sản, anh Bình muốn nhận 1.000 ha đất nuôi trồng thủy sản để tiếp tục công việc mưu sinh. Chị Mây đồng ý với điều kiện anh Bình phải bù một khoản tiền cho chị Mây tương ứng với ½ giá trị của đất nuôi trồng thủy sản. Anh Bình không đồng ý với điều kiện này của chị Mây. Anh Bình hỏi, việc phân chia tài sản đối với đất nuôi trông thủy sản như thế nào?

Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định  việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn như sau:

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết trên cơ sở nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định trên đây;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình.

Căn cứ quy định trên, anh Bình là người có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nuôi trồng thủy sản. Do đó, anh Bình được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho chị Mây phần giá trị quyền sử dụng đất mà chị được hưởng.

10. Chị Thu lấy chồng và về sống với chồng tại ngôi nhà của chồng chị đã tạo dựng trước đó. Sau thời gian chung sống gần 7 năm, anh muốn ly hôn với chị vì không còn tình cảm. Sau nhiều trăn trở, chị Thu muốn đồng ý nhưng vấn đề là chị chưa có chỗ ở. Chị có thể đề nghị chồng cho chị được ở lại ngôi nhà này sau khi ly hôn để có thời gian tìm chỗ ở mới không?

Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn như sau:

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo quy định trên, pháp luật cho phép người vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt. Do đó, chị Thu có quyền yêu cầu chồng cho mình được lưu cư trong thời hạn như quy định để tìm chỗ ở mới sau khi ly hôn.

11. Chồng chị Hạnh làm nghề đi biển, đánh bắt cá. Trong một trận bão cách đây hơn 7 năm, chồng chị bị mất tích, từ đó đến nay không rõ tung tích. Thời gian qua, gia đình chị tác động để chị “đi thêm bước nữa”, có người bầu bạn khi về già. Chị Hạnh đề nghị cho biết, hôn nhân giữa chị và người chồng đã mất tích có còn không, chị có thể kết hôn với người khác không?

Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định thời điểm chấm dứt hôn nhân như sau:

Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 71 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định về tuyên bố chết:

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. Thời hạn này được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, để phù hợp với quy định của pháp luật, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, chị Hạnh yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người chông là đã chết. Quan hệ hôn nhân giữa chị và người chồng chấm dứt kể từ ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Lúc này, chị có quyền kết hôn với người khác theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

12. Anh Quyền (chồng chị Thoa), bỏ nhà đi biệt tích hơn 10 năm không rõ lý do và không có tin tức. Chị Thoa đề nghị Tòa án tuyên bố anh Quyền là đã chết theo quy định của pháp luật. Sau đó, chị lấy chồng mới là anh Long. Cuộc sống đang yên ấm thì anh Quyền trở về và cho biết lý do anh biệt tích trong thời gian qua là do bị tai nạn, dẫn đến mất trí nhớ, nay anh mới khôi phục lại trí nhớ và tìm về nhà. Trước tình cảnh này, cả ba người, chị Thoa, anh Quyền, anh Long đều bối rối, không biết quan hệ hôn nhân trong trường hợp này được giải quyết như thế nào?

Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về như sau:

1. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo yêu cầu của vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:

a) Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;

b) Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

Căn cứ quy định trên, trường hợp chị Hạnh đã kết hôn với anh Long thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau với anh Long có hiệu lực pháp luật.

13. Chị Nga và anh Vinh quyết định ly hôn. Anh chị mới có một bé trai 24 tháng tuổi. Chị Nga muốn nuôi con nhưng gia đình anh Vinh cũng muốn giành lại cháu bé vì cho rằng, gia đình bên nội có điều kiện kinh tế hơn sẽ đảm bảo cho cháu cuộc sống tốt nhất. Chị Nga không đồng ý vì hiện tại chị cũng đã xin được việc làm, có thể bảo đảm cho cuộc sống của hai mẹ con, thêm vào đó, còn có ông bà ngoại hỗ trợ, giúp đỡ. Chị Nga hỏi: Pháp luật quy định việc nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trên đây là quy định về việc việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó, nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

14. Chị Dung và anh Hoàng có một con gái hơn 2 tuổi. Do mâu thuẫn không thể hóa giải, cuộc sống chung không hạnh phúc, anh muốn ly hôn chị. Chị Dung sau thời gian suy nghĩ, phần vì thương con còn nhỏ, phần vì kinh tế, nhưng nhận thấy sự quyết tâm muốn ly hôn của anh và anh cũng đã công khai “cặp bồ”, chị đồng ý ly hôn và muốn nuôi con. Chị được biết, sau khi ly hôn, bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vậy mức cấp dưỡng đó là bao nhiêu?

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 116, 117 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định trên, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng theo thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

15. Chị Sinh và anh Tùng đã ly hôn theo Quyết định của Tòa án huyện H. Theo đó, sau khi ly hôn chị Sinh được quyền nuôi con (một con gái 3 tuổi) và anh Tùng có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con là 3 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, anh Tùng thực hiện cấp dưỡng được hai lần, từ đó đến nay đã hơn 1 năm nhưng anh Tùng chưa thực hiện cấp dưỡng thêm lần nào. Chị Sinh hỏi, chị phải làm gì để buộc anh Tùng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Quyết định của Tòa án?

Điều 30 Luật Thi hành án dân sự quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án:

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Điều 31 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự) quy định về tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án:

1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

e) Ngày, tháng, năm làm đơn;

g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 nêu trên, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.

4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

5. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định;

b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;

c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Khoản 1 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự) quy định về thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

Theo quy định tại Điều 44 và 44a Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự), cơ quant hi hành án dân sự phải xác minh điều kiện thi hành án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

 Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

- Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;

- Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

 Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.

Điều 45 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự) thì thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp theo quy định.

Khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án dân sự quy định hết thời hạn tự nguyện thi hành án (10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án), người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Theo các quy định trên, chị Sinh có quyền làm đơn đề nghị cơ quan Thi hành án Dân sự huyện H thi hành án. Theo thủ tục, cơ quan thi hành án dân sự sẽ xác minh điều kiện thi hành án của anh Tùng. Nếu chưa có điều kiện thi hành án thì phải tạm hoãn thi hành án. Nếu có điều kiện thi hành án mà sau thời hạn tự nguyện thi hành án, anh Tùng không thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thực hiện.

16. Anh Tình cho biết: Anh và chị Lan đã ly hôn, chị Lan nuôi con trai chung của hai người, cháu 4 tuổi. Thời gian gần đây, anh muốn thường xuyên đế thăm con nhưng chị Lan cố tình gây khó dễ, viện lý do khi thì cho con đi học thêm, khi thì bận đi cùng bạn,… Anh rất khó để gặp được con. Anh đề nghị cho biết, quyền được tham nom con sau khi ly hôn như thế nào và phải làm gì để bảo vệ quyền được thăm nom con sau ly hôn?

Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:

 Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Khoản 1 và 2 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự) quy định:

1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

e) Ngày, tháng, năm làm đơn;

g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung nêu trên, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.

Thẩm quyền thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự).

Theo quy định trên, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con. Trường hợp người trực tiếp nuôi con có hành vi ngăn cản việc thăm nom giữa cha/mẹ với con thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra, để bảo vệ quyền tham nom con của mình, anh Tình có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền như nêu trên.

17. Anh Minh và chị Trang ly hôn hơn 2 năm. Anh chị có một con chung là bé Mây hiện nay 5 tuổi. Theo Quyết định của Tòa án, chị Trang có quyền nuôi con và anh Minh có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thời gian tới, chị Trang chuẩn bị lập gia đình với người khác và phải theo chồng đi xa. Để hạn chế việc bé Mây bị xáo trộn cuộc sống, anh Minh và chị Trang bàn và cơ bản thống nhất việc để anh Minh nuôi con sau khi chị Trang lấy chồng. Vậy anh Minh và chị Trang có thể yêu cầu Tòa án cho thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn không và Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 dưới đây, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 nêu trên thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Khoản 3 Điều 29 và điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Điểm I khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định: Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

Theo các quy định trên, chị Trang và anh Minh có quyền thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết  là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh hoặc chị cư trú.

18. Chị Hoa đề nghị cho biết: Chị và người chồng cũ là anh Bình ly hôn. Khoảng một tháng sau khi ly hôn chị biết mình mang thai với chồng cũ. Chị có báo với anh Bình nhưng anh Bình không nhận đó là con anh. Pháp luật có quy định gì về cha của người con trong trường hợp này không?

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định xác định cha, mẹ như sau:

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Theo quy định trên, nếu con của chị Hoa được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, nghĩa là con của anh Bình. Nếu anh Bình không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và được Tòa án xác định.

19. Chị Nga và chồng đã ly hôn và chị được quyền nuôi con gái 3 tuổi. Bố cháu là người thường xuyên bia rượu, say xỉn, đánh bạc, có lối sống không đúng mực. Tuy nhiên, mỗi lần say xỉn là bố cháu lại tìm đến đòi thăm gặp con gái, nếu không thì có hành vi đập phá đồ đạc, mắng chưởi chị Nga. Rất bức xúc và mệt mỏi với người chồng cũ, chị Nga nhiều lần yêu cầu thăm gặp con đúng thời gian giao hẹn và không được làm phiền hai mẹ con khi say xỉn. Tuy nhiên, bố cháu bé vẫn chứng nào tật nấy. Chị đề nghị cho biết, có thể hạn chế quyền của người cha trong trường hợp này không?

Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật Hôn nhân và gia đình ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Theo quy định trên, chồng cũ của chị Nga có lối sống làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục con cái. Vì vậy, chị Nga có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của người cha đối với con gái.

20. Chị Hằng sống cạnh nhà ông Tăng. Ông Tăng đã ly hôn vợ và đang nuôi con gái 10 tuổi. Do sống cạnh nhà nên chị thường xuyên chứng kiến cảnh ông Tăng nhậu say lại la mắng, đánh đập con gái. Nhiều lần chị và một số người hàng xóm đến can ngăn, khuyên giải nhưng ông Tăng không nghe, còn dọa đánh. Chị rất muốn giúp cháu bé nhưng không biết làm thế nào. Chị không phải là người thân thích của cháu thì có thể đề nghị Tòa án hạn chế quyền của cha đối với con không?

Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi sau đây có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ quy định trên, ông Tăng có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con với lỗi cố ý, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Chị Hằng biết về hành vi này của ông Tăng, chị có quyền đề nghị một trong các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha (ông Tăng) đối với con chưa thành niên để bảo vệ cháu bé.

21. Chị Linh và chồng đã ly hôn, chị đang nuôi con trai 4 tuổi, chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 3 triệu. Mỗi lần cuối tuần, người cha có quyền đón con về nhà. Thời gian gần đây, chị biết được, nhiều lần con về ở với bố nhưng người bố vẫn bày tiệc nhậu tại nhà, hút thuốc lá, có những hành vi không đúng mực trước mặt con, thậm chí có lần ép con uống bia. Chị Linh đã nhiều lần yêu cầu chồng cũ không được có hành vi làm ảnh hưởng đến con nhưng rồi sự việc vẫn lập lại. Chị muốn đề nghị Tòa án hạn chế quyền của người cha đối với con nhưng đang phân vân vì không biết có ảnh hưởng đến vấn đề cấp dưỡng không?

Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:

1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Theo quy định trên, trường hợp người cha đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do đó, chị Linh có thể yên tâm để xem xét đề nghị Tòa án hạn chế quyền của người cha trong trường hợp này nhằm bảo vệ cho con một cách tốt nhất.

22. Chị Thanh và chồng là anh Quân có mâu thuẫn trong thời gian dài, nay chị muốn ly hôn vì cuộc sống chung quá căng thẳng, mệt mỏi. Chị đề nghị cho biết, Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn?

Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sau đây:

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về hôn nhân và gia đình sau đây:

1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

9. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

10. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về  hôn nhân và gia đình.

Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình.

Điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Căn cứ quy định trên, trường hợp vợ chồng chị Thanh thuận tình ly hôn thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp đơn phương ly hôn thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

23. Chồng chị Quỳnh là người gia trưởng, nóng tính. Mọi việc trong gia đình đều do một mình chồng chị quyết định, nếu chị có ý kiến gì thì bị anh mắng chửi, thậm chí có việc gì bực mình là đánh vợ con. Sồng trong cảnh này đã hơn 3 năm, nay chị Quỳnh không muốn tiếp tục chung sống với chồng và đã ra khỏi nhà. Chị muốn làm thủ tục ly hôn để cắt đứt với người chồng nhưng do điều kiện kinh tế có phần hạn chế nên còn e ngại. Chị muốn biết án phí ly hôn như thế nào?

Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án quy định như sau:

Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án (Điều 12)

1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

 2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 nêu trên được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí.

3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

Khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

b) Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

c) Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

d) Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;

đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyếtđịnh thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

e) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

Theo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí đối với tranh chấp hôn nhân và gia đình như sau:

- Đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình không có giá ngạch: 300.000 đồng.

- Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch:

+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng

+ Từ  trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp

+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.

+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.

+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

- Án phí phúc thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng.

- Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng.

- Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng.

 Trên đây là quy định về án phí, lệ phí đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Nghĩa vụ nộp án phí theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 như giới thiệu ở trên. Trường hợp chị Quỳnh thuộc  hộ nghèo, cận nghèo thì được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.589.776
Lượt truy cập hiện tại 7.322