Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thủ tục ủy quyền công chứng di chúc
Ngày cập nhật 03/07/2018

Ông Nghĩa lập di chúc để lại tài sản cho vợ con và ủy quyền để người em của ông đi công chứng di chúc. Tuy nhiên, tổ chức hành nghề công chứng đã từ chối thực hiện và đề nghị ông Nghĩa phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Lý do từ chối tỏ chức hành nghề công chứng từ chối công chứng di chúc như trên có đúng không và trình tự thực hiện công chứng di chúc như thế nào?

 

Trả lời:

Thủ tục công chứng di chúc được ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức hành nghề công chứng, quy định trình tự thực hiện như sau:

- Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc;

- Người yêu cầu công chứng lập phiếu yêu cầu công chứng, nộp hồ sơ yêu cầu công chứng trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo yêu cầu công chứng, đối chiếu các thông tin giữa hồ sơ đã nộp với nội dung dự thảo di chúc đã được soạn thảo sẵn (nếu có) hoặc soạn thảo di chúc (theo đề nghị của người yêu cầu công chứng). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn, bổ sung.

- Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó;

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng;

- Người lập di chúc tự đọc lại di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người lập di chúc nghe. Trường hợp người lập di chúc đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên yêu cầu người lập di chúc xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

- Tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu, thu phí công chứng, thù lao, chi phí khác (nếu có) và trả kết quả công chứng.

- Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Như vậy, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Do đó, lý do từ chối công chứng di chúc và đề nghị của tổ chức hành nghề công chứng là đúng quy định. Trình tự thực hiện công chứng di chúc như giới thiệu ở trên, ông Nghĩa nghiên cứu để biết và áp dụng.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.603.677
Lượt truy cập hiện tại 16.148