Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Nội dung giám sát nghiệp vụ đối với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
Ngày cập nhật 10/01/2018

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 116/2017/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban chứng khoán nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2017 và thay thế Thông tư số 193/2013/TT-BTC ngày 16tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước thực hiện giám sát tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Trung tâm lưu ký chứng khoán (viết tắt là Trung tâm) về các hoạt động nghiệp vụ sau: Chấp thuận, thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; giám sát việc duy trì điều kiện đăng ký thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; giám sát việc thực hiện quyền của Trung tâm đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; hoạt động giám sát của Trung tâm đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ trong việc tuân thủ pháp luật về chứng khoán và quy chế của Trung tâm; việc xử lý vi phạm đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ của Trung tâm theo quy định của pháp luật chứng khoán và theo quy chế của Trung tâm. Đăng ký, hủy đăng ký chứng khoán; cấp, quản lý mã chứng khoán; thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán; chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch. Mở, quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán; ký gửi, rút, cầm cố, giải tỏa chứng khoán. Cấp, quản lý mã số giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của Trung  tâm theo quy định pháp luật; hoạt động giám sát của Trung tâm đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Việc tổ chức thực hiện hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán; sửa lỗi, xử lý lỗi, lùi thời hạn thanh toán, loại bỏ thanh toán; lập, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán; lập, quản lý và sử dụng quỹ bù trừ. Việc thiết lập hệ thống bảo đảm quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Trung tâm; tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó. Việc quản lý hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL), quản lý hệ thống giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ của quỹ hoán đổi danh mục (quỹ ETF), quản lý hệ thống thanh toán bù trừ chứng quyền có bảo đảm. Lưu trữ bảo mật hồ sơ, chứng từ, dữ liệu gốc liên quan tới việc thực hiện nghiệp vụ. Hoạt động kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro theo từng nghiệp vụ. Hoạt động đền bù thiệt hại cho khách hàng khi cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động triển khai và đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy trình, quy định điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ do Trung tâm ban hành và các hoạt động khác của Trung tâm có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định các nội dung giám sát hoạt động ban hành văn bản, phổ biến, tuyên truyền và giám sát hoạt động nghiệp vụ của Ủy ban chứng khoán nhà nước đối với Sở giao dịch chứng khoán./.

Nguyễn Văn Niêm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.322.584
Lượt truy cập hiện tại 4.874