Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hòa giải tranh chấp liên quan đến bảo lãnh
Ngày cập nhật 14/11/2017

Anh Cảnh vay của chị Quyên 100 triệu đồng. Để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, chị Quyên yêu cầu anh Cảnh phải có người bảo đảm. Anh Cảnh đã nhờ anh trai mình là anh Chung đứng ra bảo lãnh. Đến hạn trả nợ, anh Cảnh không có khả năng trả nợ nên anh Chung phải trả thay số tiền vay là 100 triệu đồng. Chị Quyên không đồng ý và yêu cầu anh Chung phải trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Anh Chung cho rằng, anh chỉ bảo lãnh trả số nợ gốc nên anh chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi 100 triệu. Hai bên không thống nhất quan điểm nên xảy ra mâu thuẩn, tranh chấp.  Hòa giải viên phải áp dụng quy định nào của pháp luật để thực hiện hòa giải trong trường hợp này ?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 335 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về bảo lãnh:

- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Điều 336 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về phạm vi bảo lãnh:

- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Như vậy, Hòa giải viên phải căn cứ Điều 329 Bộ luật Dân sự (năm 2015) giải thích cho các bên hiểu quy định về bảo lãnh và phạm vi bảo lãnh. Theo đó, ngay từ đầu các bên phải thống nhất bên bảo lãnh là anh Chung có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, do không cam kết rõ ràng về phạm vi bảo lãnh nên hai bên xảy ra mâu thuẫn. Để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp của các bên cũng như tránh xung đột, mâu thuẩn kéo dài, anh Cảnh, anh Chung, chị Quyên nên thỏa thuận, thống nhất việc thanh toán tiền lãi một cách hợp lý, phù hợp với quy định pháp luật. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.635.972
Lượt truy cập hiện tại 8.282