Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hội nghị triển khai Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Ngày cập nhật 25/09/2017

Ngày 22 tháng 9 năm 2017, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế. 

 Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14  được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2018;  có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và thay thế Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11. Luật gồm 6 chương, 60 Điều, quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. So với Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, Luật năm 2017 có những điểm mới cơ bản, như: Bổ sung quy định về công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư; tạo cơ chế hỗ trợ nguồn cung, thúc đẩy nguồn cầu của thị trường công nghệ; thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan…

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2018. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và thay thế Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12. Luật gồm 8 Chương 67 Điều, quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng được bồi thường; giải thích từ ngữ; quyền yêu cầu bồi thường; thời hiệu yêu cầu bồi thường; căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường; nguyên tắc giải quyết bồi thường; quyền và nghĩa vụ của cơ quan có trách nhiệm bồi thường, của người bị thiệt hại và của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại; trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường và các hành vi bị cấm. Luật có những điểm mới cơ bản sau: Bổ sung quy định về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước; quy định cụ thể về các văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong các hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự; bổ sung phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong các lĩnh vực để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, các bộ luật, luật hiện hành, bảo đảm quyền, lợi ích của công dân; sửa đổi, bổ sung các quy định về thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết bồi thường nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thời gian qua, đồng thời bảo đảm việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, hiệu quả; bổ sung đối tượng được phục hồi danh dự,… 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.608.858
Lượt truy cập hiện tại 20.100