I. Giải đáp các tình huống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Cơ sở sản xuất K thuộc đối tượng không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải thực hiện đăng ký môi trường. Vừa qua, cơ sở K dự kiến có sự thay đổi về công nghệ. Cán bộ làm việc tại Cơ sở sản xuất K hỏi: Việc thay đổi công nghệ có thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường lại không? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bao nhiêu?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4, 5 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
4. Nội dung đăng ký môi trường bao gồm:
a) Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);
c) Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
d) Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
đ) Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
5. Trong quá trình hoạt động, nếu dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi về nội dung đã đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.
Trường hợp việc thay đổi quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường theo quy định của Luật này.
Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp thay đỏi công nghệ (thuộc nội dung đăng ký môi trường) thì phải đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện thay đổi. Nếu không đăng ký môi trường lại theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Vừa qua, Đoàn kiểm tra tỉnh H đã kiểm tra Cơ sở sản xuất H (cơ sở H không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) và có ghi nhận: Cơ sở H thực hiện không đầy đủ phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại). Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, hành vi thực hiện không đầy đủ phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại) bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
3. Chị Hằng công tác tại doanh nghiệp P – chủ đầu tư một dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh H. Chị Hằng cho biết, doanh nghiệp bị lập biên bản về hành vi thực hiện không đúng phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải là chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại). Chị Hằng đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (được biết dự án này phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thực hiện không đúng phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải là chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại) đối với dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 tùy theo thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Công ty T đang triển khai một dự án (thuộc trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) và bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định. Cơ sở sản xuất T đề nghị cho biết, thời hạn nộp đăng ký môi trường được quy định như thế nào và mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
6. Thời điểm đăng ký môi trường được quy định như sau:
a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;
b) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2022) có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2022).
Điểm b khoản 2 và điểm khoản 3 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định đối với dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mức xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 tùy theo thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Chị Hoa sinh sống tại phường K, thành phố H phản ánh, tại địa phương nơi cư trú có hộ gia đình bà Lan sản xuất thực phẩm bánh kẹo nhưng không có thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ làm phát sinh nước thải, khí thải trong khu vực dân cư. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề:
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải của hộ gia đình bà Lan bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
6. Ông An làm việc tại Công ty A. Công ty A đang thực hiện dự án kinh doanh xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp. Ông đề nghị cho biết, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có trách nhiệm gì trong bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp và nếu vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu cụm công nghiệp phải có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định;
c) Không tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
d) Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
đ) Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (01/01/2022);
e) Bố trí ít nhất một nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm;
g) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp;
i) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
k) Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
l) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;
m) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 3, điểm a và b khoản 7 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy chế bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; không kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí công tơ điện độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung; không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp nhận; ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung không đầy đủ một trong các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có), lượng điện tiêu thụ, loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cụm công nghiệp đang hoạt động đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo phân kỳ đầu tư của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định; tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải tập trung theo quy định;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, đấu nối triệt để nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định (trừ các trường hợp được phép miễn trừ đấu nối nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường ngoài phạm vi quản lý của cụm công nghiệp); xây dựng hệ thống thoát nước thải sau xử lý không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định; không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định; không vận hành hoặc vận hành không đúng hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp theo quy định;
h) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h nêu trên; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định quy định tại điểm h khoản 3 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trong bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp. Nếu vi phạm thì bị xử phạt tương ứng với từng hành vi như trên.
7. Chị Bình làm việc tại Công ty T là chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Chị đề nghị cho biết, trường hợp có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4, điểm a và b khoản 7 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định; không ban hành quy chế bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định; không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp nhận; ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung không đầy đủ một trong các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có), lượng điện tiêu thụ, loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí công tơ điện độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, đấu nối hoặc đấu nối không triệt để nước mưa của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo phân kỳ đầu tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động theo quy định; không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom, thoát nước mưa và hệ thống thu gom thoát nước thải theo quy định; hệ thống thu gom, thoát nước thải sau xử lý không đảm bảo yêu cầu theo quy định; không kiểm soát dẫn đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải theo phân kỳ đầu tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định; không thực hiện thu gom, đấu nối hoặc đấu nối không triệt để nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung theo quy định;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi tiếp nhận thêm dự án mới không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư theo quy định; tiếp nhận dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khi không có hạ tầng bảo vệ môi trường hoặc hạ tầng bảo vệ môi trường không đáp ứng theo quy định hoặc không phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 nêu trên; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định quy định tại điểm h khoản 4 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chị Bình nghiên cứu để biết, thực hiện.
8. Chị Lương đang làm việc tại doanh nghiệp sản xuất trong cụm công nghiệp. Chị đề nghị cho biết, trường hợp cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư các cơ sở hoạt động trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường đối với trường hợp phải có theo quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm c, d khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý sơ bộ nước thải phát sinh theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và giấy phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và giấy phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, trừ trường hợp cơ sở đã có biện pháp, công trình xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đã được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấm dứt xả thải, điều chỉnh, thực hiện đấu nối, xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định đối với cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xả trái phép nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như trên.
9. Ông Dũng trú tại huyện H, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tại khu vực ông sinh sống, có doanh nghiệp A có hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng, ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý; b) Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa; c) Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; d) Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật; đ) Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.
Khoản 6, 7 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng, ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định; pha loãng nước thải, khí thải sau xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; không di dời cơ sở để bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; không hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp A có hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng, ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định thì bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
10. Chị Trà thường đi xe tại bến xe X, chị nhận thấy ở đây không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng. Chị Trà đề nghị cho biết, cơ quan nào có trách nhiệm niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường quy định: Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.
Căn cứ quy định trên, tổ chức, cá nhân quản lý bến xe có trách nhiệm niêm yết công khai quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp không thực hiện thì bị xử phạt cảnh cáo.
11. Anh Hoàng sống tại một khu chung cư của thành phố H. Anh đề nghị cho biết, hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường ở khu dân cư bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường ở khu dân cư. Anh Hoàng nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
12. Anh Tình nhận thấy một số xe tải chở vật liệu xây dựng mặc dù có che chắn nhưng vẫn để rơi vãi vật liệu ra môi trường trong khi tham gia giao thông. Anh Tình hỏi, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, trường hợp vận chuyển vật liệu để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
13. Anh Tùng vận chuyển hàng đông lạnh nhưng không sử dụng xe chuyên dụng có thùng đông lạnh làm rò rỉ nước ra môi trường bên ngoài. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải: Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
Khoản 4, điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường của anh Tùng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
14. Chị Phương đến du lịch tại khu du lịch Y, chị phản ánh khu du lịch không thu gom chất thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Hành vi bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điều 66 và khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường quy định tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;
c) Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
15. Qua kiểm tra, doanh nghiệp T là chủ đầu tư xây dựng khu dân cư tập trung nhưng không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 6, điểm a, c khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; không có công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt;
c) Không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư tập trung;
d) Không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 nêu trên;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm nêu trên gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp T bị xử phạt vi phạm về hành vi đầu tư xây dựng khu dân cư tập trung không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt với mức phạt từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như trên.
16. Chị Thúy trú tại thành phố H hỏi, nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như thế nào? Trường hợp vi phạm thì bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
17. Anh Hùng là chủ Cơ sở sản xuất H, việc sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường. Anh Hùng đề nghị cho biết, các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy định; không có thiết bị, dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường khi không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường, anh Hùng nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
18. Doanh nghiệp T là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp H. Quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh có phát phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng ước tình từ 400 kg/ngày nhưng không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (chất thải rắn sinh hoạt không thuộc trường hợp chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và không thuộc chất thải rắn công nghiệp thông thường). Hành vi này của doanh nghiệp T bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300 kg/ngày trở lên (trừ trường hợp chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và chất thải rắn công nghiệp thông thường) bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi của doanh nghiệp T bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
19. Doanh nghiệp P kinh doanh dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường. Qua kiểm tra, xác định phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý của doanh nghiệp P không có thiết bị định vị theo quy định. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho mỗi lần chuyển giao hoặc đợt chuyển giao đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý với chủ nguồn thải theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định; phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không có thiết bị định vị theo quy định; hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường không theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi của doanh nghiệp P bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
20. Chị An làm việc tại cơ quan X. Cơ quan X có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và chị An đã liên hệ với công ty K để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, chị An đề nghị công ty K thực hiện ký kết hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt với cơ quan X thì công ty K không ký kết. Chị An hỏi, việc Công ty K không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp này có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của Công ty K bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
21. Anh Tùng làm việc tại UBND xã X. Anh Tùng hỏi: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt không? Nếu cơ sở sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không phối hợp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.
Điểm b khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở xử lý chất thải theo quy định; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đúng tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt; không công bố rộng rãi thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
22. Chị Hà sinh sống tại phường A, thành phố H cho biết, chị nhận thấy xe của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thường để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển. Chị Hà đề nghị cho biết, hành vi này của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm d khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển; không vệ sinh, phun xịt rửa mùi phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển của Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
23. Chị Dung trú tại Tổ dân phố 5 thuộc phường K, thành phố H cho biết, tại điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực gần nơi chị sinh sống không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải, không thực hiện vệ sinh khử mùi. Chị đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm đ khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị, phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển theo quy định; không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi, không có đèn chiếu sáng theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, cơ sở Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi theo quy định bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
24. Một số cư dân tại chung cư X phản ánh Ban quản lý chung cư không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt. Hành vi này của Ban quản lý chung cư X bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 6 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của Ban Quản lý chung cư X bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
25. Doanh nghiệp M là chủ đầu tư một dự án tòa nhà văn phòng nhưng không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư. Hành vi này của chủ đầu tư bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm b khoản 6 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định của chủ đầu tư dự án bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng.
26. Anh Phú đang làm việc tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Anh Phú hỏi: Trường hợp cơ sở không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm c khoản 3 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điểm a khoản 7 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; không lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; không có số theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp cơ sở sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
27. Anh Hòa đang làm việc tại doanh nghiệp T. Doanh nghiệp T có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường khoảng 900 kg và anh Hòa muốn xin doanh nghiệp chất thải này để phục vụ mục đích riêng. Anh Hòa đề nghị cho biết, anh có thể xin chất thải rắn công nghiệp thông thường khồng? Việc doanh nghiệp cho chất thải rắn công nghiệp thông thường có vi phạm pháp luật không về bảo vệ môi trường không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c nêu trên.
Khoản 8, 9, 10, 12, 13 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
8. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
....
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg trở lên.
9. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc chất thải rắn thông thường có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp chất thải rắn thông thường có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm l, m, n khoản 8, khoản 9 nêu trên;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 10 nêu trên;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m, n khoản 8, khoản 9 và khoản 10 nêu trên.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 nêu trên gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10 nêu trên;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10 nêu trên gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, Cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trường hợp Cơ sở cho chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như viện dẫn ở trên.
28. Chị Hồng trú tại thành phố H, hỏi: Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đất bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điều 37 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất như sau:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không gửi phương án xử lý cải tạo phục hồi môi trường tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất, chị Hồng nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
29. Chị Hương cho biết, tại khu vực gần nơi chị sinh sống có diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản. Đơn vị khai thác khoáng sản có phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản không? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm d Khoản 1 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định . Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
d) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật về khoáng sản.
Điều 38 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng tiến độ hoặc thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các hạng mục công việc phải thực hiện trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 3 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đơn vị khai thác khoáng sản có phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật về khoáng sản. Trường hợp không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng.
30. Ông Hoành trú tại xã K, huyện P hỏi, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điều 41 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 nêu trên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 2 và 4 nêu trên gây ra.
Trên đây là quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Ông Hoành nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Chị Ánh làm việc tại Doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng DM. Tuy nhiên, Chị Ánh phát hiện Cửa hàng sử dụng hóa đơn đặt in nhưng không ký hợp đồng in bằng văn bản. Do đó, chị Ánh hỏi, trong trường hợp này Doanh nghiệp DM có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
Đồng thời, cũng tại Nghị định này, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản của Doanh nghiệp mua bán vật liệu DM sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
2. Bà S, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Tâm kinh doanh sắt thép và xi măng hỏi trong trường hợp Công ty bà bị mất hợp đồng nhưng không thực hiện việc khai báo mất hóa đơn thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định.
- Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Đồng thời, cũng tại Nghị định này, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không khai mất hóa đơn của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đồng.
3. Trong quá trình thanh tra thuế tại Doanh nghiệp X, cơ quan thuế phát hiện Doanh nghiệp X đã thực hiện hành vi lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế. Doanh nghiệp X hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
- Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
- Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
- Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế;
- Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế của Doanh nghiệp X sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
4. Do bất cẩn nên Doanh nghiệp ACB đã làm cháy sổ sách, chứng từ và hóa đơn đã mua của cơ quan thuế. Các hóa đơn trên chưa được lập. Doanh nghiệp ACB hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi làm cháy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập của Doanh nghiệp ACB sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
5. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập và giao hóa đơn cho người mua. Vậy, trường hợp bán hàng mà không xuất hóa đơn bị xử lý thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn quy định:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, trừ hành vi “không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất” và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không xuất hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc lập hóa đơn theo quy định.
6. Công ty xuất nhập khẩu thóc gạo đã không báo cáo giá mua xuất khẩu. Vậy, trong trường hợp này, công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu của Công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
7. Hậu covid-19, kinh doanh vận tải khó khăn, Doanh nghiệp vận chuyển PT đã khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa. Vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp PT bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 6 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa của Công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai khống hồ sơ.
8. Anh Long phản ánh Công ty xăng dầu HH đã bán xăng E92 cao hơn giá niêm yết. Anh Long hỏi: Trong trường hợp này Công ty xăng dầu HH sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi bán cao hơn giá niêm yết của Công ty xăng dầu HH sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc trả lại anh Long số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết.
9. Nhận thấy nhu cầu người dân cần mua khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn để phòng chống dịch bệnh covid 19, bà Z đã mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn về kinh doanh và bán với giá gấp 5 lần giá bình thường khi không có dịch. Hành vi này của bà Z có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 17 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa cao bất hợp lý của bà Z đã vi phạm pháp luật và bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đồng thời bà Z bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do giá bán hàng hóa bất hợp lý.
10. Trong giai đoạn dịch bệnh covid 19, nhiều gia đình thực hiện giãn cách xã hội. Trên mạng xã hội, nhiều facebooker đã loan tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, gây tâm lý hoang mang cho nhiều người. Hành vi này sẽ xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi loan tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, gây tâm lý hoang mang của các facebooker đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
11. Nhận thấy nhu cầu thẩm định giá tăng cao, Trung tâm bồi dưỡng Z đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá với số lượng 100 học viên/lớp. Tuy nhiên Trung tâm đã không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu khi mở khóa học, lớp học. Hành vi này sẽ xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có một trong các hành vi sau:
- Không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu theo quy định trước khi mở khóa học, lớp học;
- Tổ chức một lớp học quá 70 học viên;
- Thực hiện không đúng việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng khóa học theo quy định.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi tổ chức một lớp học quá 70 học viên và không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu theo quy định trước khi mở khóa học, lớp học của Trung tâm Z sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.0000 đồng.
12. Trường hợp cửa hàng Z niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
+ Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng của cửa hàng Z sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
13. Ông Z tố cáo Văn phòng công chứng ABC đã thu phí công chứng cao hơn mức phí theo quy định nhà nước. Trường hợp này, Văn phòng công chứng ABC sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:
1. Phạt tiền đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người nộp phí, lệ phí để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền này vào ngân sách nhà nước”.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, tùy số tiền vi phạm thì hành vi vi phạm thu phí cao hơn mức phí quy định mà Văn phòng công chứng ABC sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động và buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho ông Z.
14. Trong quá trình thanh tra Công ty thẩm định giá XYZ, Đoàn thanh tra phát hiện Công ty đã thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá. Hành vi này của Công ty XYZ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi Thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá của Công ty XYZ sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
15. Ông L không còn hành nghề Thẩm định viên về giá. Ông đã cho công ty thẩm định giá XYZ thuê Thẻ thẩm định viên về giá. Hành vi này của ông L sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Giả mạo, cho thuê, cho mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
- Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
- Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi cho thuê Thẻ thẩm định viên về giá của ông L sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
16. Anh Z có nhờ doanh nghiệp thẩm định giá thẩm định bất động sản của mình để thực hiện mua bán nhưng anh nhận thấy doanh nghiệp thẩm định giá cố tình làm sai lệch kết quả so với giá trị tài sản của anh thấp hơn giá thị trường. Anh Z hỏi nếu anh có bằng chứng việc này thì doanh nghiệp thẩm định giá này bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định về hành vi cấm doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện: “Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá”
Khoản 14, 13 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:
“13. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá và áp dụng xử phạt bổ sung.
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này.
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá."
Căn cứ các quy định nêu trên, doanh nghiệp thẩm định giá thẩm có hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng, đồng thời đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định.
17. Người có hành vi thông đồng với doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu một trong hai bên giao dịch có hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
18. Doanh nghiệp thẩm định giá có được yêu cầu một khoản tiền khác ngoài mức giá trên hợp đồng định giá hay không? Nếu yêu cầu thì bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện: Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không được nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Điểm c khoản 8 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
19. Quy trình thẩm định giá tài sản gồm bao nhiêu bước? Doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá thì bị xử lý theo quy định pháp luật như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
a) Điều 30 Luật Giá năm 2012 quy định quy trình thẩm định giá tài sản gồm 06 bước, cụ thể:
1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
4. Phân tích thông tin.
5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
b) Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá tài sản thì sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
20. Thẩm định viên về giá có được thực hiện thẩm định giá cho đơn vị mà họ mua cổ phần không? Nếu không mà vi phạm thì Thẩm định viên về giá sẽ bị phạt bao nhiêu nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điểm c khoản 4 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định thẩm định viên về giá hành nghề không được thực hiện hành vi: Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
Điểm c Khoản 4, điểm c Khoản 5 và Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước có thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) đối với hành vi vi phạm tại Khoản 4 Điều này”.
Căn cứ các quy định nêu trên, thẩm định viên về giá không được thực hiện thẩm định giá cho đơn vị mà họ mua cổ phần. Nếu không mà vi phạm thì Thẩm định viên sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài bị xử lý hành chính, thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định cho đơn vị mà họ mua cổ phần còn bị tước thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá, đồng thời phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có).
III. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Du lịch
1. Doanh nghiệp hoạt động du lịch có hành vi tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. Hành vi của Doanh nghiệp này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;
c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch;
b) Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý;
c) Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch;
b) Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này..”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ của Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đối với tổ chức mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 9 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc trong hợp đồng lữ hành hoặc trên ấn phẩm quảng cáo hoặc trong giao dịch điện tử. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
b) Không cung cấp thông tin về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
c) Không công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc trong hợp đồng lữ hành hoặc trên ấn phẩm quảng cáo hoặc trong giao dịch điện tử.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định;
b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch;
c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định;
d) Không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;
b) Không sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch theo quy định;
c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.”
Khoản 15 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm d khoản 15 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có hành vi sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Khoản 10 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“10. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;
b) Sử dụng người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hướng dẫn cho khách du lịch.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
6. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có hành vi không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Khoản 11 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;
c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.”
Khoản 15 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 11 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 15 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng.
7. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành vẫn kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Khoản 14 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.”
Khoản 15, khoản 16 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm c khoản 15 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi.
8. Doanh nghiệp kinh doanh đại lý lữ hành không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Hành vi này của Doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 8 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi treo biển đại lý lữ hành ở vị trí khó nhận biết tại trụ sở đại lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc địa điểm kinh doanh hoặc thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành;
b) Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về số lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển đại lý lữ hành.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về số lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch;
b) Bán chương trình du lịch không đúng nội dung trong hợp đồng đại lý lữ hành.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định;
b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thực hiện chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhận bán chương trình du lịch của đại lý lữ hành cho bên giao đại lý không bảo đảm điều kiện theo quy định.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, các khoản 7, 8 và 9 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của doanh nghiệp kinh doanh đại lý lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều 8 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
9. Hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch có hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;
b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;
b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;
c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;
d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;
c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Hướng dẫn viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
10. Hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch. Hành vi này của người hướng dẫn viên có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;
b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;
b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;
c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;
d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;
c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
11. Bà Lê Thị Thu Trang sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn. Hành vi này của bà Lê Thị Thu Trang có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;
b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;
b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;
c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;
d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;
c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hình phạt bổ sung: Tịch thu tang vật. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi thực hiện hành vi vi phạm.
12. Hướng dẫn viên du lịch đang hành nghề có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia. Hành vi này của hướng dẫn viên có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;
b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;
b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;
c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;
d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;
c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
13. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không thực hiện niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định. Hành vi này của doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
14. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Hành vi này của doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
15. Nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch. Hành vi này của nhân viên có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
16. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh. Hành vi này của Doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
17. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch không nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành. Hành vi này của Doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 13 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa;
b) Không nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành;
c) Không có thực đơn theo quy định;
d) Không có nội quy, quy trình theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nơi đón tiếp hoặc nơi gửi đồ dùng cá nhân theo quy định;
b) Không có phòng tắm cho khách theo quy định;
c) Không có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn nhân viên theo quy định;
đ) Không bảo đảm khu vực phòng ăn hoặc dụng cụ phục vụ ăn uống theo quy định;
e) Không bảo đảm khu vực bếp theo quy định;
g) Không có nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên hoặc nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định;
h) Không bán đúng giá niêm yết.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định;
b) Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
7. Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, nhân viên chuyên môn trong cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
18. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có hành vi treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Hành vi này của Doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 13 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa;
b) Không nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành;
c) Không có thực đơn theo quy định;
d) Không có nội quy, quy trình theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nơi đón tiếp hoặc nơi gửi đồ dùng cá nhân theo quy định;
b) Không có phòng tắm cho khách theo quy định;
c) Không có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn nhân viên theo quy định;
đ) Không bảo đảm khu vực phòng ăn hoặc dụng cụ phục vụ ăn uống theo quy định;
e) Không bảo đảm khu vực bếp theo quy định;
g) Không có nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên hoặc nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định;
h) Không bán đúng giá niêm yết.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định;
b) Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
7. Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, nhân viên chuyên môn trong cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
19. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch không có phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định. Hành vi này của Doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 15 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo trước khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phổ biến các quy định về bảo vệ an toàn cho khách du lịch;
b) Không hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch;
b) Không bố trí, sử dụng huấn luyện viên hoặc kỹ thuật viên hoặc hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp theo quy định;
c) Không cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
20. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch không bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định. Hành vi này của Doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời (Mang tính tham khảo)
Điều 15 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo trước khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phổ biến các quy định về bảo vệ an toàn cho khách du lịch;
b) Không hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch;
b) Không bố trí, sử dụng huấn luyện viên hoặc kỹ thuật viên hoặc hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp theo quy định;
c) Không cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.”
Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng.
IV. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; giáo dục và xử lý vi phạm hành chính
1. Là chủ của một cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp cho công nhân, chị H đã chỉ đạo cho nhân viên sử dụng một số nguyên liệu được đóng trong các gói ni lông không dán nhãn mác và không có tên trên bao bì. Các nguyên liệu này không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù biết điều đó, nhưng chị M vẫn cố tình vi phạm. Với hành vi nêu trên theo quy định chị M sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1, khoản 7 Điều 4 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.”
- Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”.
Như vậy, với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ chị H sẽ bị xử lý theo các quy định nêu trên.
2. Chị K ở huyện QĐ qua tìm hiểu được biết hàn the là chất phụ gia đã bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở vẫn cho thêm chất này vào chế biến để bảo quản giò chả được lâu và ngon hơn. Chị hỏi, hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm như hàn the sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4, khoản 7 và khoản 8 Điều 5 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.”
Như vậy, với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm thì sẽ bị xem xét, xử lý theo các quy định viện dẫn nêu trên.
3. Bà H là chủ cơ sở kinh doanh nem chả tại phường ĐB, thành phố H, vì lợi nhuận bà đã sử dụng thịt heo chết do bị dịch bệnh để chế biến thực phẩm chả dò đông lạnh bán cho các quán trên địa bàn phường. Hành vi vi phạm nêu trên của bà H sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3, khoản 6 và 7 Điều 4 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.”
Như vậy, với hành vi vi phạm nêu trên bà H sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm.
4. Bà T là chủ một cơ sở sản xuất nem chua gia truyền ở thành phố H đã bí mật sử dụng một số hóa chất không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng để tẩy trắng bì lợn trong quá trình sản xuất nem chua. Với hành vi vi phạm nêu trên thì bà T sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 1, khoản 7 Điều 6 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.”
Như vậy, với hành vi vi phạm nêu trên bà T sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất vi phạm.
5. Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hằng năm, Thanh tra Sở Y tế tỉnh H đã tiến hành thanh tra cơ sở chế biến thực phẩm đồ ăn nhanh QN có địa chỉ tại phường A, thị xã B, qua thanh tra phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm quy định về sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm. Hành vi vi phạm nêu trên theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 8 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này.”
Như vậy, với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở QN sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm.
6. Chị M là chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có địa chỉ ở thôn Đ xã QT huyện PL, khi tham gia hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm chị được biết trong kinh doanh thực đã qua chế biến (bao gồm cả bao gói sẵn và không bao gói sẵn) nếu vi phạm quy định về quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Do đó, chị hỏi hành vi vi phạm nêu trên theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 14 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc, bụi bẩn hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm;
c) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ nếu vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn và bao gói sẵn thì sẽ bị xử lý theo các quy định nêu trên.
7. Ông Q là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống HT tại thị xã M, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ông đã hết thời hạn hơn 1 tháng nay. Do bận việc ông Q vẫn chưa đi đăng ký để cấp lại. Biết chuyện, em gái ông Q là chị B đã giục anh trai phải nhanh chóng đi đăng ký vì hết hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, ông Q hỏi theo quy định thì hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử lý theo các quy định viện dẫn nêu trên.
8. Anh Lê Văn G là đại diện của Công ty về kinh doanh thực phẩm K có trụ sở tại KCN PĐ, huyện PĐ đề nghị cho biết nếu công ty thuộc diện phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm đối với thực phẩm mà không thực hiện công bố sản phẩm thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4, khoản 5 và 6 Điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.”
Như vậy, với hành vi vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm công ty sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
9. Ông K là chủ một cơ sở sản xuất bánh gia truyền ở thị xã HT. Khi cơ quan có thẩm quyền về quản lý an toàn thực phẩm tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất tại cơ sở, ông K đã cố ý không hợp tác làm việc. Không những thế, ông còn không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 4 và 5 Điều 23 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) quy định:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi tài liệu, ấn phẩm đã phát hành đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.”
Như vậy, với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ông K sẽ bị xem xét, xử lý theo các quy định viện dẫn nêu trên.
10. Chị Nguyễn Thị H đã đăng ký thành lập một trường mầm non tư thục với độ tuổi các cháu từ 3 đến 6 tuổi. Tuy nhiên, để thuận tiện mặt bằng đỗ xe chị H đã tiến hành thay đổi địa điểm, trong khi đang chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa điểm của trường thì bị phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đột xuất và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký. Do đó, chị hỏi với hành vi này theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 7 Điều 6 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“2. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký hoặc công nhận theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký đối với cơ sở giáo dục mầm non sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký.
11. Chị Đặng Thị H ở huyện QĐ là giáo viên trường trung học cơ sơ X, qua tìm hiểu chị được biết hiện nay định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. Chị đề nghị cho biết đối với hành vi không dạy đủ số tiết theo quy định thì bị xử lý hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 11 Điều 8 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục của một học phần hoặc môn học theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 05 tiết;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 05 tiết đến dưới 10 tiết;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dạy đủ số tiết, khối lượng học tập hoặc bố trí dạy đủ số tiết, khối lượng học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc tổ chức bảo vệ luận văn, luận án đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc tổ chức bảo vệ lại luận văn, luận án đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
d) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này.”
Như vậy, với hành vi không dạy đủ số tiết thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dạy đủ số tiết theo các quy định viện dẫn nêu trên.
12. Theo quy định thì các trường Đại học, Cao đẳng đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường không thực hiện đúng quy định này. Những nội dung quan trọng của đề án như các điều kiện đảm bảo chất lượng, học phí chưa được công khai chi tiết. Đề nghị cho biết việc thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 8 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh;
b) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
b) Thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành hoặc chương trình giáo dục của nước ngoài khi chưa được phép thực hiện.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, với hành vi thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
13. Hiện nay, do nhu cầu cần thiết về đào tạo trình độ thạc sĩ nên một số trường Đại học đã khai sai số lượng giảng viên dẫn đến xác định chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ vượt năng lực đào tạo theo quy định. Với hành vi này theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4, khoản 5 Điều 10 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“4. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Như vậy, với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ thạc sĩ vượt số lượng theo quy định thì căn cứ vào tỷ lệ vượt sẽ bị xử lý theo các quy định nêu trên.
14. Anh Đặng Ngọc C được biết trong các năm qua có rất nhiều vụ gian lận điểm thi trung học phổ thông ở các tỉnh như Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình gây nên sự bất bình lớn trong xã hội. Vì vậy, anh đề nghị cho biết theo quy định hiện hành thì hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị sẽ bị xử lý thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3, khoản 5 Điều 14 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.’
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
Như vậy, đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh theo quy định.
15. Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt trong các thành tố của việc dạy học. Việc dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh chỉ thành công được khi việc kiểm tra đánh giá đúng năng lực. Tuy nhiên, trong kỳ thi cuối học kỳ 1 năm vừa qua, cô B là giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2 Trường Tiểu học M đã cố ý đánh giá kết quả học tập của học sinh không đúng quy định nhằm nâng tỷ lệ học sinh giỏi lên cao và để nâng cao thành tích thi đua của cô ấy. Đề nghị cho biết theo quy định hiện hành thì hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 15 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, với hành vi vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học theo quy định hiện hành thì cô B sẽ bị xem xét, xử lý theo các quy định viện dẫn nêu trên.
16. Những năm gần đây, học sinh của các trường trung học phổ thông đăng ký du học nước ngoài ngày càng tăng. Nhiều gia đình lựa chọn con đường du học cho con em mình sau khi tốt nghiệp. Lợi dụng điều này, một số doanh nghiệp đã làm dịch vụ tư vấn du học nhưng có dấu hiệu vi phạm quy định hoạt động tư vấn du học, trong đó có hành vi: không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với người học đã được tư vấn và đưa ra nước ngoài học tập. Theo quy định hiện hành thì hành vi vi phạm nêu trên bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tư vấn, đưa người đi du học đến các cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chưa được kiểm định hoặc công nhận chất lượng tại nước sở tại;
b) Tư vấn, đưa người đi du học đến các cơ sở giáo dục khi chưa ký hợp đồng với cơ sở giáo dục nước ngoài;
c) Không ký hợp đồng tư vấn du học với người có nhu cầu đi du học hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người có nhu cầu đi du học;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với người học đã được tư vấn và đưa ra nước ngoài học tập.”
Như vậy, với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với người học đã được tư vấn và đưa ra nước ngoài học tập sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
17. Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội. Do đó, việc sử dụng nhà giáo đáp dứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện là nội dung quan trọng. Chị H ở huyện PV đề nghị cho biết: Hành vi sử dụng nhà giáo không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm ở trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm ở cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo không đúng quy định về trình độ chuyên môn hoặc trình độ ngoại ngữ trong giảng dạy chương trình giáo dục, chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài hoặc giảng dạy chương trình tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; trong thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài.”
Như vậy, với hành vi sử dụng nhà giáo không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định sẽ bị xem xét, xử lý theo các quy định viện dẫn nêu trên.
18. Hiện nay, việc thực hiện liên kết đào tạo Đại học và sau Đại học giữa các trường đại học trong nước với nước ngoài ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn có các vi phạm liên quan đến liên kết đào tạo này, nhất là liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định hiện hành sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 19 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo một trong các điều kiện thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo;
b) Gian lận để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức giảng dạy chương trình liên kết giáo dục, liên kết đào tạo không đúng nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi liên kết giáo dục, liên kết đào tạo khi đã hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết nhưng không được gia hạn, điều chỉnh.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Liên kết giáo dục hoặc liên kết đào tạo khi chưa có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thực hiện tự chủ liên kết đào tạo khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động liên kết giáo dục, liên kết đào tạo từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lãi kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, với hành vi vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định hiện hành sẽ bị xử lý theo các quy định viện dẫn nêu trên.
19. Chị Nguyễn Hồng N công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K, qua công tác quản lý nhà nước nhận thấy có trường hợp gian lận khi đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền cấp lại văn bằng chứng chỉ. Do đó, chị đề nghị cho biết hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định hiện hành sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3, khoản 5 Điều 21 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ văn bản có nội dung trái pháp luật; hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ được cấp lại không đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung hoặc thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, với hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.
20. Chị Bùi Thanh N cho biết: Trong thời gian gần đây, trên một số diễn đàn xuất hiện thông tin về các vụ việc xúc phạm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, mà đối tượng là phụ huynh hay còn là những em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, chị hỏi: Hành vi vi phạm nêu trên theo quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 26 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.”
Như vậy, với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo sẽ bị xem xét, xử lý theo các quy định nêu trên.
21. Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hằng năm, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H đã tiến hành thanh tra Trường Trung học phổ thông N, qua thanh tra phát hiện trường đã có hành vi vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục. Thầy V, đề nghị cho biết với hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 32 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Vi phạm quy định về chi không đúng quy định đối với các khoản chi thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Chi không đúng quy định của cấp có thẩm quyền đối với các khoản chi không thuộc ngân sách nhà nước.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm mà có để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả trả lại số tiền đã thu.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Như vậy, với hành vi vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành sẽ bị xem xét, xử lý theo các quy định nêu trên.
22. Qua công tác kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, Ủy ban nhân dân phường A phát hiện lớp mẫu giáo độc lập do bà Ngô Thị M làm chủ hoạt động nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7.000.000 đồng. Do đó, bà M đề nghị cho biết việc xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có đúng thẩm quyền không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; trường trung cấp và trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên; cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây viết tắt là viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ);
b) Trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác; văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; phân hiệu của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; cơ sở giáo dục thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tổ chức là pháp nhân không phải cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành giáo viên; đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và tổ chức thực hiện dịch vụ gắn với hoạt động giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục);
d) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học.”
- Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn (cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
- Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng một phần hai thẩm quyền xử phạt tổ chức.”
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân phường A là đúng thẩm quyền.
23. Anh Trần Văn D cho biết: Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip về việc cô giáo bạo hành học sinh, do học sinh làm sai, không hiểu bài, cô giáo lại gọi các em lên véo tai, tát và chỉ tay vào mặt mắng chửi. Khi giảng bài, giáo viên cũng lớn tiếng quát nạt học sinh, tạo ra áp lực rất nặng nề trong lớp học. Do đó, anh đề nghị cho biết hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 28 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.”
Như vậy, theo quy định hiện hành, với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học thì sẽ bị xử lý theo các quy định viện dẫn nêu trên.
24. Chị Lê Thị N là cán bộ của Đội Quản lý thị trường số 3 Cục Quản lý thị trường tỉnh H cho biết, hiện nay việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thường rất nhiều. Để bảo đảm việc ban hành quyết định đúng quy định của pháp luật chị N hỏi: Khi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa.
Tuy nhiên, khi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt cần lưu ý: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Như vậy, khi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chị cần phải lưu ý những vấn đề như đã nêu trên.
25. Anh Trần Đình C là cán bộ Công an xã T huyện AL cho biết ở địa phương có nhiều đối tượng vi phạm pháp luật là người chưa thành niên để bảo dảm tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung cần thiết phải áp dụng hình thức phạt tiền. Do đó, anh C hỏi: Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bằng hình thức phạt tiền thì cần lưu ý những vấn đề gì để bảo đảm đúng quy định của pháp luật?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì:
Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bằng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Thứ hai, Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Thứ ba, Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Thứ tư, Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ.
Thứ năm, Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bằng hình thức phạt tiền theo đúng quy định của pháp luật thì anh cần lưu ý những vấn đề như đã phân tích nêu trên.
26. Chị Ngô Thị H đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã Z, huyện PĐ cho biết có nhiều trường hợp tại địa phương phải áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Do đó, chị hỏi trong trường hợp nào người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), những người có thẩm quyền cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật có thể giao quyền cho cấp phó.
Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Như vậy, theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó. Tuy nhiên, khi giao quyền phải đảm bảo điều kiện và đầy đủ các nội dung như đã nêu trên.
27. Giám đốc Sở Y tế tỉnh A là người có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho ông Nguyễn Văn D. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh A phát hiện ông D thực hiện hành vi vi phạm hành chính “cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề” quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nên đã ra quyết định xử phạt và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là “tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề”. Do đó, anh D hỏi: Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh A có được tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề hay không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3, khoản 4 và 5 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trường hợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạm giữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh A có thẩm quyền tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.
28. Anh Bùi Văn C là ở xã M, huyện AL đề nghị cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi nào cá nhân, tổ chức được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:
“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ chức được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính khi đảm bảo các điều kiện nêu trên.
29. Chị Nguyễn Thị M đề nghị cho biết trong trường hợp nào cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng không bị xử phạt?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng không bị xử phạt trong các trường hợp sau đây:
Một là, Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hai là, Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
30. Anh Bùi Thanh N cho biết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì thấy rằng có trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Do đó, chị hỏi: trong trường hợp như vậy thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“ 2. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm.
Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất;
c) Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất./.